Back to E-magazine
e magazine
10:12 | 25/02/2023
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ: Một Việt Nam tích cực với 'sứ mệnh' vì quyền con người

10:12 | 25/02/2023

Khóa họp 52 là khóa họp quan trọng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc trong năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp. Nhân dịp này, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã chia sẻ thông tin về Khóa họp và những nỗ lực đóng góp của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Khóa họp 52 là khóa họp quan trọng của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (HĐNQ) trong năm 2023. Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham dự Khóa họp. Nhân dịp này, Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, WTO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva đã chia sẻ thông tin về Khóa họp và những nỗ lực đóng góp của Việt Nam.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Xin Đại sứ chia sẻ thông tin về chương trình làm việc của Khóa họp thường kỳ lần thứ 52 của HĐNQ?

Khóa họp 52 của HĐNQ sẽ diễn ra trong gần 6 tuần từ ngày 27/2 - 4/4, chủ yếu theo hình thức trực tiếp. Đây là khóa họp dài nhất của HĐNQ trong nhiều năm qua, dự kiến gồm cả một số cuộc họp không nghỉ trưa, do số lượng các phiên thảo luận, đối thoại với các cơ chế nhân quyền của HĐNQ ngày càng tăng theo yêu cầu của các nước nêu tại các nghị quyết được HĐNQ đã thông qua.

Khóa họp 52 là khóa họp thường kỳ đầu năm và quan trọng nhất của HĐNQ trong năm 2023 do có Phiên họp cấp cao mở đầu năm công tác của HĐNQ, thu hút sự quan tâm và tham dự của Lãnh đạo cấp cao các nước, các quan chức cao cấp của Liên hợp quốc (LHQ) và các tổ chức quốc tế khác. Phiên họp cấp cao của HĐNQ năm nay diễn ra từ ngày 27/2-2/3, là hoạt động đa phương cấp cao đầu tiên trong khuôn khổ LHQ trong năm 2023, dự kiến có khoảng hơn 120 lãnh đạo cấp cao các nước và tổ chức quốc tế.

Tại Phiên họp cấp cao này, dự kiến các phát biểu sẽ đề cập quan tâm, ưu tiên trong lĩnh vực quyền con người, một trong ba trụ cột chính của LHQ, cùng với hòa bình an ninh và phát triển; các khía cạnh của quyền con người ở các cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, tăng cường hợp tác quốc tế nâng cao hiệu quả của HĐNQ nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người, nhất là trong bối cảnh năm nay kỷ niệm 75 năm Tuyên ngôn quốc tế về quyền con người năm 1948 và 30 năm Tuyên bố và Chương trình hành động Vienna năm 1993 về bảo vệ quyền con người - hai văn kiện quốc tế nền tảng quan trọng về quyền con người.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Ngoài Phiên họp cấp cao, chương trình đồ sộ của Khóa họp 52 còn có 9 Phiên thảo luận chuyên đề, bao gồm Phiên thảo luận chuyên đề về đánh giá 5 năm triển khai Chiến lược của LHQ về thanh niên và phương hướng cho thời gian tới; Phiên thảo luận chuyên đề về án tử hình; 2 Phiên thảo luận chuyên đề về kỷ niệm 35 năm Tuyên ngôn về quyền phát triển; Phiên thảo luận chuyên đề cấp cao về Quỹ tự nguyện nhằm triển khai các khuyến nghị theo cơ chế Rà soát định kỳ Phổ quát (UPR); 2 Phiên thảo luận chuyên đề về quyền trẻ em trong môi trường số; Phiên thảo luận chuyên đề về quyền của người khuyết tật; Phiên thảo luận chuyên đề kỷ niệm Ngày quốc tế chống phân biệt chủng tộc.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người
Khóa họp 51 HĐNQ LHQ tại Geneva tháng 9/2022.

Bên cạnh đó, Khóa họp 52 cũng thảo luận khoảng 80 báo cáo chuyên đề và thảo luận, đối thoại với khoảng 45 Thủ tục đặc biệt và các cơ chế nhân quyền của HĐNQ, thông qua quyết định của HĐNQ bổ nhiệm 10 nhân sự cho các Thủ tục đặc biệt (gồm Cơ chế chuyên gia hoặc Báo cáo viên đặc biệt, với tư cách độc lập, về một số chủ đề hoặc nước cụ thể); và thông qua khoảng 36 nghị quyết của HĐNQ về nhiều chủ đề.

Tiếp tục những năm trước, Khóa họp 52 sẽ có các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại các nước cụ thể, gồm: Afghanistan, Myanmar, Nicaragua, Nam Sudan, Sudan, Colombia, Guatemala, Honduras, CH Cyprus, Iran, CHDCND Triều Tiên, Ukraine, Syria, Ethiopia, Venezuela, Eritrea, các vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng, Congo, Mali, CH Trung Phi và Libya.

Ngoài ra, Khóa họp 52 sẽ hoàn thành thủ tục thông qua Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của một số nước, gồm: Bahrain, Ecuador, Tunisia, Morocco, Indonesia, Phần Lan, Anh, Ấn Độ, Algeria, Philippines, Brazil, Ba Lan, Hà Lan và Nam Phi.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Xin Đại sứ cho biết về ý nghĩa của việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Phiên họp cấp cao Khóa 52 HĐNQ lần này?

Việc Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang tham dự Phiên họp cấp cao của HĐNQ có ý nghĩa quan trọng. Đối với Việt Nam, hoạt động này của Phó Thủ tướng Chính phủ chính thức mở đầu sự tham gia của Việt Nam với tư cách là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, sau khi Việt Nam trúng cử trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng LHQ tháng 10/2022. Đồng thời, đây là hoạt động đa phương đầu tiên trong khuôn khổ LHQ năm 2023 có sự tham dự của Lãnh đạo Cấp cao.

Đây chính là hoạt động ngoại giao cấp cao của ta tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại đa phương, đề cao vai trò của LHQ trong quản trị toàn cầu, đồng thời đề cao chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước ta lấy con người là trung tâm, hướng đến phát triển bền vững, bảo đảm mọi người dân được thụ hưởng lợi ích mang lại từ phát triển.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Đặc biệt, việc Phó Thủ tướng Chính phủ tham dự Phiên họp Cấp cao Khóa 52 HĐNQ thể hiện rõ cam kết và nỗ lực, vai trò của Việt Nam là thành viên có trách nhiệm của HĐNQ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung, chủ động tham gia, đóng góp tích cực, thực chất vào các hoạt động của HĐNQ và cộng đồng quốc tế; góp phần nâng cao uy tín, vị thế, hình ảnh một nước Việt Nam năng động, đổi mới, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, luôn coi người dân là mục tiêu, chủ thể và động lực của tiến trình phát triển; tăng cường quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam với hệ thống các cơ quan LHQ, các tổ chức quốc tế và các nước, đồng thời tranh thủ thêm sự hỗ trợ quốc tế đối với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người
Việt Nam trúng cử trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng LHQ tháng 10/2022.

Nhân dịp tham dự Phiên họp lần này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang sẽ có các cuộc tiếp xúc với Lãnh đạo của các tổ chức quốc tế như Chủ tịch Đại hội đồng LHQ, Tổng giám đốc Văn phòng LHQ tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), Tổng giám đốc Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), Tổng thư ký Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) nhằm tăng cường quan hệ hợp tác giữa ta với các tổ chức quốc tế này.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cũng sẽ có hàng loạt cuộc gặp với lãnh đạo của các nước tham dự Phiên họp cấp cao Khóa 52 HĐNQ nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương giữa Việt Nam với các nước này.

Với tư cách là thành viên HĐNQ, Việt Nam có những sáng kiến, đóng góp như thế nào trong khuôn khổ Khóa họp 52, thưa Đại sứ?

Việt Nam đã tích cực cùng các nước tiến hành công tác chuẩn bị cho Khóa họp 52 HĐNQ và sẽ tích cực tham vấn, tham gia thảo luận, có các bài phát biểu, đồng thời tham dự các hoạt động trong suốt Khóa họp.

Sự tham gia của Việt Nam tại Khóa họp là sự tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, đề cao hợp tác đa phương và vai trò của LHQ trong quản trị toàn cầu, đề cao chiến lược, chính sách của Đảng và Nhà nước ta lấy con người là trung tâm, hướng đến phát triển bền vững, bảo đảm mọi người dân được thụ hưởng lợi ích mang lại từ phát triển. Theo đó, Việt Nam sẽ tiếp tục cùng cộng đồng quốc tế thúc đẩy các sáng kiến, hoạt động của HĐNQ, nâng cao hiệu quả của HĐNQ nhằm mục đích chung là thúc đẩy và bảo vệ quyền con người cho tất cả mọi người trên cơ sở Hiến chương LHQ và các văn kiện quốc tế có liên quan.

Nhằm mục đích chung nêu trên, Việt Nam đang tích cực trao đổi với các nước để thúc đẩy các sáng kiến tại HĐNQ, cụ thể hóa các ưu tiên của Việt Nam trong nhiệm kỳ 2023-2025.

Đặc biệt, với tư cách thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ cùng 46 nước thành viên khác của HĐNQ quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền của HĐNQ, bao gồm các vấn đề lớn của Khóa họp như bỏ phiếu các dự thảo nghị quyết trong đó có khuyến nghị đối với các quốc gia, cũng như việc lập hoặc bổ nhiệm cơ chế nhân quyền của HĐNQ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Đồng thời, Việt Nam tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với đại diện các nước, tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, dự thảo nghị quyết, đồng bảo trợ một số sáng kiến để HĐNQ thông qua tại cuối Khóa họp vào đầu tháng 4, trên tinh thần thúc đẩy đối thoại và hợp tác, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam và quan điểm, thành tựu chung của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, góp phần cùng các nước bảo đảm hoạt động của HĐNQ phù hợp với Hiến chương LHQ, các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người
Việt Nam luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động của HĐNQ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Nhìn lại cả một quá trình, Đại sứ có thể chia sẻ về những đóng góp của Việt Nam tại HĐNQ trong thời gian qua?

Việt Nam luôn tham gia tích cực và có trách nhiệm vào các hoạt động của HĐNQ từ khi cơ quan này được thành lập năm 2006, cũng như trong công tác của LHQ kể từ khi Việt Nam trở thành thành viên LHQ (1977). Điều này cũng thể hiện trong thành tựu của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ các quyền con người, nhất là xóa đói giảm nghèo, giáo dục, việc làm thỏa đáng, gắn với thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ trước đây và các Mục tiêu phát triển bền vững trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt, Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016 và hiện đang đảm nhiệm vai trò thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, góp phần vào thúc đẩy vai trò và hiệu quả của HĐNQ, đồng thời bảo vệ lợi ích quốc gia, nâng cao vị thế, uy tín của đất nước.

Trong quá trình tham gia công tác của HĐNQ, Việt Nam đã và đang thúc đẩy các sáng kiến thể hiện dấu ấn, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao như là thành viên của Nhóm Nòng cốt tại HĐNQ về “Biến đổi khí hậu và quyền con người”, trực tiếp là tác giả một số nghị quyết được HĐNQ thông qua bằng đồng thuận về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với các nhóm dễ bị tổn thương (người cao tuổi, phụ nữ, trẻ em…).

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Việt Nam cũng đã tham gia đồng bảo trợ hàng chục nghị quyết của HĐNQ, tập trung vào các lĩnh vực quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương, bình đẳng giới, chống phân biệt đối xử, xoá bỏ các biện pháp cấm vận đơn phương ảnh hưởng đến thụ hưởng quyền con người, quyền của nông dân, vấn đề dân chủ hoá đời sống quốc tế và tăng cường đoàn kết quốc tế.

Việt Nam có nhiều đóng góp, làm cầu nối thúc đẩy hợp tác và đối thoại giữa các nước, các nhóm nước nhằm thúc đẩy cách tiếp cận của HĐNQ một cách cân bằng, tiến bộ, hướng tới con người, trên những vấn đề còn khác biệt giữa các nước, ví dụ như về quyền sức khoẻ sinh sản, chống bạo hành với phụ nữ, xoá bỏ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục…

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người
Việt Nam nghiêm túc thực hiện Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR).

Việt Nam cũng tích cực thúc đẩy đối thoại trong khuôn khổ HĐNQ giữa các nước liên quan, các tổ chức khu vực và các cơ chế của LHQ về quyền con người nhằm giải quyết những quan tâm cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân quyền, nhân đạo; gắn với việc phối hợp với các nước đang phát triển đấu tranh để bảo đảm HĐNQ hoạt động đúng nguyên tắc, thủ tục, không chính trị hoá, không can thiệp công việc nội bộ các nước.

Trong thời gian đảm nhiệm vai trò thành viên HĐNQ nhiệm kỳ trước đây từ năm 2014 - 2016, Việt Nam được tín nhiệm bầu làm Điều phối viên ASEAN tại HĐNQ. Việt Nam cũng nghiêm túc thực hiện Cơ chế Rà soát định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR) – cơ chế quan trọng nhất của HĐNQ áp dụng đối với tất cả các thành viên LHQ; triển khai có hiệu quả Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam chấp thuận, làm cơ sở để Việt Nam xây dựng Báo cáo giữa kỳ tự nguyện để nộp HĐNQ.

Báo cáo này đã được công bố vào quý I/2022, cung cấp thông tin toàn diện và phản ánh chân thực những cam kết, nỗ lực và biện pháp cụ thể của Việt Nam để tiếp tục ổn định kinh tế - xã hội, bảo đảm quyền con người, nhất là những nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh đầy khó khăn do đại dịch Covid-19. Việt Nam đang tích cực chuẩn bị tốt Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ IV của mình trong thời gian tới.

Kế thừa những đóng góp tích cực thời gian qua, trong vai trò thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến, hoạt động của HĐNQ, trong đó có các ưu tiên, sáng kiến của Việt Nam, đóng góp tích cực vào công tác của HĐNQ trên cơ sở các cam kết và ưu tiên mà Việt Nam đã công bố khi ứng cử thành viên HĐNQ.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Trong bối cảnh các cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột, thiên tai và dịch bệnh phức tạp như hiện nay, HĐNQ có cách tiếp cận mới nào về vấn đề này, thưa Đại sứ?

Với vai trò là cơ quan quan trọng hàng đầu của LHQ, chịu trách nhiệm chính về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trên thế giới, một trong ba trụ cột của LHQ bên cạnh hai trụ cột hòa bình – an ninh và phát triển, HĐNQ triển khai nhiều cơ chế, hoạt động nhằm thúc đẩy và bảo vệ tốt hơn quyền con người, nhất là quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, trước thách thức, khó khăn to lớn của các cuộc khủng hoảng nhân đạo do xung đột, thiên tai và dịch bệnh phức tạp trong bối cảnh hiện nay.

Cụ thể, HĐNQ đã tiến hành thảo luận, thông qua một số nghị quyết mới với các khuyến nghị về ứng phó với các thách thức toàn cầu cấp bách để thúc đẩy và bảo vệ quyền con người như: Nghị quyết về quyền con người và biến đổi khí hậu do Việt Nam chủ trì soạn thảo và đề xuất cùng Bangladesh và Philippines, trong đó chú trọng vào bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong biến đối khí hậu; Nghị quyết về bảo đảm tiếp cận vaccine ngừa Covid-19 một cách công bằng, kịp thời, với chi phí hợp lý; các nghị quyết về lập một số thủ tục đặc biệt mới như bổ nhiệm Báo cáo viên đặc biệt về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu và Cơ chế chuyên gia về thúc đẩy quyền phát triển.

Bên cạnh đó, HĐNQ tổ chức các phiên thảo luận chuyên đề để thúc đẩy các khuyến nghị trên cơ sở các nghị quyết được thông qua, ví dụ như thảo luận chuyên đề về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong bối cảnh đại dịch Covid-19, trong đó kêu gọi thu hẹp chênh lệch trong tốc độ phục hồi sau đại dịch giữa các nước giàu và các nước kém phát triển hơn vì phát triển bền vững chung; giảm bất bình đẳng trong tiếp cận và phân phối vaccine và thuốc điều trị Covid-19; tăng cường bảo vệ quyền của các nhóm dễ bị tổn thương trong đại dịch Covid-19.

HĐNQ cũng có một số phiên thảo luận chuyên đề về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong bối cảnh biến đổi khí hậu, trên cơ sở nghị quyết của HĐNQ do Việt Nam là đồng tác giả đề xuất, trong đó kêu gọi tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong ứng phó với biến đối khí hậu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, nhất là các nhóm dễ tổn thương.

Hoạt động của HĐNQ hiện nay, trên cơ sở đề xuất của các nước, trong đó có Việt Nam, đang gia tăng thúc đẩy các nội dung cụ thể về quyền con người trên các lĩnh vực một cách cân bằng, không chỉ về chính trị và dân sự mà cả về kinh tế, văn hóa và xã hội trong ứng phó với các thách thức cấp bách ở các cấp độ toàn cầu, khu vực, quốc gia, ví dụ như tiếp cận vaccine và các công cụ ứng phó Covid-19, quyền con người trong ứng phó với tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu, bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái, quyền việc làm tử tế, quyền sức khỏe, quyền giáo dục, bảo vệ quyền phụ nữ và trẻ em gái trong và sau tình huống xung đột, thu hẹp khoảng cách trong thời đại công nghệ số… Nhiều vấn đề cụ thể này tuy cũng được thúc đẩy tại các cơ quan, tổ chức quốc tế chuyên môn khác nhưng thảo luận ở HĐNQ không chồng chéo với các cơ quan, tổ chức quốc tế khác, vì thảo luận tại HĐNQ xuất phát từ góc độ các giá trị phổ quát của quyền con người, thúc đẩy cách tiếp cận cân bằng.

Thực tế thảo luận tại HĐNQ những năm gần đây cho thấy nhu cầu và mong muốn của đông đảo cộng đồng quốc tế thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách cân bằng, vì tất cả mọi người, chú ý đến các nhóm dễ tổn thương, trong bối cảnh ứng phó với các thách thức cấp bách, phù hợp với thực tế quan hệ qua lại và gắn kết giữa quyền con người với hòa bình – an ninh và phát triển, ba trụ cột chính của LHQ, đặc biệt là gắn thúc đẩy và bảo vệ quyền con người với phát triển bền vững, theo Chương trình nghị sự 2030 của LHQ đã được Lãnh đạo cấp cao các nước thông qua năm 2015.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người
Việt Nam cử đoàn trực tiếp tham gia hợp tác quốc tế cứu trợ nhân đạo khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Thời gian qua, hoạt động “cứu trợ nhân đạo” của Việt Nam được dư luận đánh giá cao, đặc biệt là trong tham gia hỗ trợ giải quyết khủng hoảng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ. Cá nhân Đại sứ nhìn nhận những nỗ lực này như thế nào?

Tôi nhận thấy việc Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo trong các tình huống khẩn cấp, đặc biệt là hỗ trợ giải quyết khủng hoảng do động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, là hoạt động hết sức ý nghĩa, được quốc tế đánh giá cao.

Hỗ trợ nhân đạo góp phần bảo vệ quyền con người, trước hết là quyền được sống trong tình huống khẩn cấp, khủng hoảng do thiên tai, dịch bệnh, hoặc xung đột. Việt Nam tham gia hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo thể hiện truyền thống, đạo lý nhân đạo, tương thân, tương ái của dân tộc, tinh thần “lá lành đùm lá rách” sẵn sàng chia sẻ trong lúc khó khăn, mặc dù Việt Nam là nước đang phát triển vẫn còn gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và thiên tai hàng năm trong bối cảnh là một trong những nước bị ảnh hưởng tiêu cực nhất của biến đổi khí hậu.

Hoạt động hợp tác quốc tế này còn góp phần cụ thể hóa phương châm đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta, Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Thực tế, Việt Nam không chỉ tiếp nhận hỗ trợ nhân đạo của quốc tế mà đã và đang tham gia hợp tác quốc tế cứu trợ nhân đạo trong khuôn khổ ASEAN, LHQ, thông qua đóng góp tiền hoặc hiện vật hỗ trợ khắc phục hậu quả do thiên tai, xung đột, đại dịch Covid-19, và đã trực tiếp tham gia cứu trợ nhân đạo trong quá trình tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ.

Việc Việt Nam cử đoàn trực tiếp tham gia hợp tác quốc tế cứu trợ nhân đạo khắc phục hậu quả động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ là một bước phát triển mới của nước ta trong tham gia hợp tác quốc tế, tiếp tục khẳng định và củng cố vai trò Việt Nam là đối tác tin cậy và có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Việt Nam cũng được quốc tế hoan nghênh là nước đang phát triển có cơ chế và kinh nghiệm trong nước thành công trong triển khai hiệu quả hỗ trợ nhân đạo kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, bệnh dịch, kể cả hậu quả chiến tranh.

Tôi cho rằng với kinh nghiệm và truyền thống nhân đạo, trong khả năng và nguồn lực hiện có, kể cả sản phẩm thiết yếu Việt Nam sản xuất và xuất khẩu, sự triển khai bài bản của đơn vị chức năng và đóng góp của tổ chức kinh tế, xã hội trong nước, Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh hơn nữa tham gia hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo nhằm tiếp tục chủ trương thúc đẩy đoàn kết, hợp tác quốc tế, đóng góp cùng cộng đồng quốc tế hỗ trợ nhân đạo cho người dân trong tình huống khẩn cấp, khủng hoảng, qua đó nâng cao hơn nữa vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế.

Thực hiện: Phạm Hằng | Thiết kế: Anh Tuấn | Nguồn ảnh: Bộ Ngoại giao, TTXVN...

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang tham dự Khóa họp 52 HĐNQ:  Một Việt Nam tích cực với “sứ mệnh” vì quyền con người

Đọc thêm

Hai nhà khoa học nữ Việt Nam được trao Giải thưởng Kovalevskaia 2023

Hai nhà khoa học nữ Việt Nam được trao Giải thưởng Kovalevskaia 2023

Giải thưởng Kovalevskaia tôn vinh những tập thể, cá nhân nữ khoa học có thành tích xuất sắc trong nghiên cứu và ứng dụng khoa học vào thực tiễn cuộc sống. Giải thưởng năm nay được trao cho GS.TS Hoàng Thị Thái Hòa, Trưởng Khoa Nông học, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và PGS.TS Đào Việt Hà, Viện trưởng Viện Hải dương học, Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Thế giới năm 2023: Tình trạng khẩn cấp nhân đạo cao nhất trong thập niên qua

Thế giới năm 2023: Tình trạng khẩn cấp nhân đạo cao nhất trong thập niên qua

Trong năm 2023, Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) phát đi 43 tuyên bố tình hình khẩn cấp để tăng quy mô hỗ trợ nhân đạo tại 29 quốc gia, con số cao nhất trong 10 năm qua.
Ngày quốc tế về Người khuyết tật (3/12): Thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật

Ngày quốc tế về Người khuyết tật (3/12): Thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật

Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm đến công tác người khuyết tật. Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật, Thủ tướng Chính phủ và các bộ đã xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật về người khuyết tật khá toàn diện, đầy đủ nhằm thúc đẩy cơ hội bình đẳng cho người khuyết tật trong thực hiện các quyền về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Thắp sáng màu xanh vì quyền trẻ em ở Việt Nam

Thắp sáng màu xanh vì quyền trẻ em ở Việt Nam

Hôm nay, 20/11 là Ngày Trẻ em thế giới, như thông lệ, các địa danh nổi tiếng của Việt Nam thắp sáng màu xanh để kỷ tôn vinh quyền trẻ em.
Cuộc sống của cộng đồng dân tộc Ơ Đu ở ​​làng tái định cư

Cuộc sống của cộng đồng dân tộc Ơ Đu ở ​​làng tái định cư

Người dân tộc Ơ Đu trước đây sống ở các xã Xốp Pột, Kim Hòa, Kim Đa, tỉnh Nghệ An nhưng đến năm 2006 mới tái định cư tại thôn Văng Môn, xã Nga My, huyện Tương Dương để nhường đất xây dựng nhà máy thủy điện Bản Vẽ.
Thách thức khủng hoảng nợ tại các nước nghèo

Thách thức khủng hoảng nợ tại các nước nghèo

Các nước nghèo và đang phát triển đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nợ trầm trọng.