Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp xúc cử tri Hà Tĩnh

Ngày 23/6, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cùng các đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh tiếp xúc cử tri huyện Can Lộc (tại xã Yên Lộc) và TP. Hà Tĩnh sau kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170623232739 Phát động báo chí viết về nông thôn mới giai đoạn 2017-2020
tin nhap 20170623232739 Chấn chỉnh việc quản lý khoán thuế ở cơ sở

Cử tri tại các nơi tiếp xúc bày tỏ đánh giá cao kết quả hoạt động của Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 đã thông qua các văn bản pháp luật quan trọng như Luật Quản lý nợ công, Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, Nghị quyết về xử lý nợ xấu…; biểu dương quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ bảo đảm bằng mọi cách đạt được chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2017, không ngừng nâng cao chất lượng của tăng trưởng kinh tế.

tin nhap 20170623232739
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ thăm hỏi cử tri tại cuộc tiếp xúc.

Tuy nhiên cử tri Hà Tĩnh cũng nêu những bất cập, khó khăn của hệ thống chính quyền, các ngành trong chỉ đạo, thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM), đề nghị quan tâm hơn nữa tới đầu tư hạ tầng cơ sở ở những vùng biên giới, hải đảo; Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có chính sách phù hợp trong tổ chức biên chế đối với đội ngũ giáo viên để họ an tâm công tác.

Cử tri cũng lên tiếng về tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế đã ảnh hưởng tới ý nghĩa của chính sách và lợi ích người tham gia bảo hiểm và đề nghị Nhà nước cần phân bổ hiệu quả khả năng chi trả BHXH, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất y tế ở cấp xã nhằm chăm lo tốt sức khỏe ban đầu cho người dân; tiếp tục thực hiện tốt chính sách nhà ở cho người có công vốn còn nhiều bất cập trong thời gian qua.

Đặc biệt, nhiều ý kiến của cử tri bày tỏ lo lắng cho nền sản xuất nông nghiệp không ổn định, chi phí cao, giá bán thấp, người nông dân chịu nhiều thiệt thòi, liên kết “4 nhà” còn lỏng lẻo. Một cử tri nông dân ở Can Lộc cho biết: “Rau chỉ bán được 5.000 đồng/kg nhưng chi phí đầu vào như phân bón, nhân công lại cao. Các công ty nhập phân bón, bán tràn lan và dân lo không phân biệt được thật giả để sử dụng cho sản xuất. Chưa kể lượng phân bón sử dụng cho nông nghiệp dư thừa gây ô nhiễm môi trường” và đề nghị Nhà nước cần sớm khắc phục tình trạng này.

tin nhap 20170623232739
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ sẽ tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu cho các vùng khó khăn, biên giới về y tế, trường học, đường giao thông.

Ghi nhận các ý kiến và kiến nghị của cử tri, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ bày tỏ đây là những vấn đề mà Đảng, Nhà nước đang rất quan tâm chỉ đạo các cấp, ngành thực hiện. Vấn đề sản xuất nông nghiệp đã dành được sự quan tâm đặc biệt của Quốc hội tại Kỳ họp vừa qua.

Phó Thủ tướng nêu rõ hướng đi mới của ngành nông nghiệp phải kết hợp giữa tổ chức lại sản xuất thông qua quy hoạch, đổi mới phương thức sản xuất, hợp tác sản xuất và đồng thời tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất, chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao. Hiện nay năng lực sản xuất của Việt Nam khá tốt với 11 nông sản (lúa gạo, cá tra, cà phê, tôm…) có năng suất dẫn đầu thế giới nhưng khâu chế biến và tiêu thụ còn rất yếu. Nhằm từng bước khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã cho phép Bộ NN&PTNT thành lập Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản để tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất nông nghiệp.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cũng nêu rõ, vai trò quan trọng nhất để phát triển ngành nông nghiệp là doanh nghiệp (DN); khi không có DN hỗ trợ thì khó tạo ra chuỗi sản xuất trong nông nghiệp. “Hiện nay Chính phủ đang đi theo hướng thu hút mạnh mẽ DN đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”, Phó Thủ tướng nói. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ còn nhiều vấn đề chưa giải quyết thấu đáo như về đất đai, quy hoạch đất đai, tích tụ ruộng đất, cải cách thủ tục hành chính… để DN yên tâm đầu tư vốn.

Phó Thủ tướng cho biết không chỉ thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp mà đầu tư cả vào khu vực nông thôn với các ngành hàng cần nhiều lao động như da giày, may mặc, dịch vụ nông nghiệp…  “Sắp tới Chính phủ sẽ lấy ý kiến của 63 tỉnh, thành phố về việc sửa Nghị định 210 của Chính phủ về thu hút DN đầu tư vào nông nghiệp và sẽ có một bộ chính sách cho lĩnh vực này”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Trả lời kiến nghị cử tri liên quan tới đầu tư hạ tầng xây dựng NTM, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết Chính phủ sẽ tập trung đầu tư hạ tầng thiết yếu cho các vùng khó khăn, biên giới như y tế, trường học, đường giao thông. Ở những vùng này, NTM đã hình thành ở cả cấp thôn, bản. Theo Phó Thủ tướng, kinh phí trong xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020 là 6.000 tỷ đồng sẽ được Chính phủ tập trung thanh toán cho các địa phương và tập trung đầu tư cho các xã biên giới, bãi ngang ven biển…

Phó Thủ tướng cũng cho biết xây dựng NTM tiếp tục đạt được nhiều kết quả tích cực khi tới hết tháng 6/2017 cả nước đã hoàn thành chỉ tiêu cho cả năm 2017 với 30% tổng số xã đạt chuẩn. Bình quân một xã toàn quốc đạt 13,6 tiêu chí. Xã dưới 5 tiêu chí chỉ còn 194 xã, giảm hơn 50 xã. Cả nước có 34 huyện đạt chuẩn NTM và đang xây dựng NTM kiểu mẫu.

Coi trọng y tế cơ sở

Về phát triển y tế, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đang xây dựng để trình Trung ương 2 Đề án lớn là đổi mới toàn diện và sắp xếp lại đơn vị sự nghiệp công lập và Đề án chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, vấn đề dân số và phát triển bền vững. Mục tiêu của cả 2 Đề án đều rất coi trọng vai trò y tế cơ sở. “Dù có xã hội hóa dịch vụ y tế, tạo thuận lợi cho thông tuyến gì đi nữa thì chúng tôi kiên trì quan điểm hết sức coi trọng y tế cấp xã, nhất là vùng sâu, vùng xa nhằm bảo đảm tốt chức năng y tế dự phòng, khám chữa bệnh nan y không lây nhiễm và sức khỏe sinh sản”, Phó Thủ tướng bày tỏ.

Giải đáp lo lắng của cử tri về thông tin bỏ biên chế trong giáo dục, Phó Thủ tướng nêu rõ đây mới là đề xuất của phía Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã nói rõ sẽ thực hiện thí điểm, có lộ trình. “Chính phủ sẽ phải xem xét rất kỹ vấn đề này”, Phó Thủ tướng cho biết. Trong thời gian tới, để nâng cao tính tự chủ, chất lượng giáo dục, đào tạo và đời sống của nhà giáo, Chính phủ sẽ đổi mới phương thức xác định biên chế và giao, phê duyệt biên chế cho đơn vị sự nghiệp trong đó có giáo dục; gắn việc tuyển dụng và sử dụng biên chế, tăng quyền cho nhà trường đi liền với tự chủ về tài chính.

tin nhap 20170623232739
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tài trợ 5,2 tỷ đồng xây dựng trạm y tế xã Yên Lộc, huyện Can Lộc.

Về việc thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở, Phó Thủ tướng cho biết đây là chính sách rất quan trọng của Đảng, Nhà nước. Trung ương Đảng đã quyết định tại Hội nghị Trung ương 7 tới sẽ bàn và ra quyết sách về chính sách tiền lương, chính sách người có công và BHXH để giải quyết căn cơ việc này. Vừa qua, vốn đầu tư công trung hạn đã dành 7.000 tỷ đồng bổ sung vốn xây dựng nhà ở cho người có công và 2.000 tỷ hỗ trợ lãi suất cho nhà ở xã hội. Chính phủ sẽ căn cứ vào các khoản chi, tiết kiệm để tiếp tục bố trí vốn cho chính sách này theo Quyết định số 22 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại buổi tiếp xúc cử tri tại huyện Can Lộc, các vị đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh đã chứng kiến lễ công bố khoản tài trợ 5,2 tỷ đồng xây dựng trạm y tế xã Yên Lộc của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

tin nhap 20170623232739
Doanh nghiệp cần cơ chế, chính sách hơn hỗ trợ bằng tiền

Chiều 19/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã chủ trì Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định ...

tin nhap 20170623232739
Đưa HTX thực sự trở thành nòng cốt phát triển của nền kinh tế

Chiều 17/6 tại tỉnh Hà Nam, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 5 năm thực hiện Luật Hợp tác ...

tin nhap 20170623232739
Hội nhập kinh tế quốc tế là chủ trương nhất quán của Việt Nam

Sáng 16/6 tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ đã dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) giữa kỳ năm ...

PV

Đọc thêm

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Jaguar mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Jaguar của các dòng E-Pace, F-Pace, F-Type, XF, XE sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Ngắm cây cầu treo vắt ngang sông đẹp như tranh ở Điện Biên

Cầu treo Pa Phông là địa điểm check-in được nhiều du khách ghé thăm gần đây khi tới du lịch Điện Biên.
Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Những mong mỏi lớn nhất của Việt Nam về ASEAN

Với gần 30 năm là thành viên ASEAN, Việt Nam mong muốn ASEAN sẽ luôn đoàn kết và có thể ứng phó với những thay đổi.
Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Hà Nội: Vẫn giữ hệ không chuyên tại trường THPT Chu Văn An

Các trường THPT chuyên sẽ không còn lớp không chuyên, nhưng vẫn duy trì ở THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây.
Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Bộ phim đầu của nàng dâu nhà Beckham liên tục nhận chê bai

Giới phê bình điện ảnh Mỹ đánh giá bộ phim đầu tay của Nicola Peltz - nàng dâu nhà Beckham là 'dự án phù phiếm'.
Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024: Toyota Hilux đội sổ

Bảng xếp hạng top 10 xe ô tô bán chậm nhất quý I/2024 Toyota Hilux đội sổ với danh số bết bát không có chiếc nào được bán ra, xếp ...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động