Phó Tổng thư ký LHQ kiêm Thư ký Điều hành ESCAP thăm Việt Nam: Hợp tác toàn cầu vì ‘đích đến toàn cầu’

Hà Phương
Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) kiêm Thư ký Điều hành Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á-Thái Bình Dương (ESCAP) đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 3-6/7.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tiếp bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký kiêm Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp tiếp bà Armida Salsiah Alisjahbana, Phó Tổng thư ký kiêm Thư ký điều hành Ủy ban Kinh tế-xã hội khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Liên hợp quốc. (Nguồn: TTXVN)

Trong khuôn khổ chuyến thăm, bà Armida Salsiah Alisjahbana chào Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và tham gia một số hoạt động như nghe báo cáo về các hoạt động hướng tới mục tiêu Trường học xanh.

Chuyến thăm Việt Nam của bà Armida Salsiah Alisjahbana tiếp nối chuyến thăm của Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres tháng 10/2022, thể hiện sự đề cao và coi trọng của LHQ nói chung và ESCAP nói riêng đối với vai trò, vị thế và đóng góp của Việt Nam tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Về phía Việt Nam, việc Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Phó Tổng thư ký LHQ kiêm Thư ký điều hành ESCAP thăm Việt Nam cũng khẳng định ESCAP giữ vị trí quan trọng trong chính sách đối ngoại đa phương của Việt Nam, đánh giá cao vai trò và vị trí của ESCAP tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Đây cũng là lời cảm ơn sự hỗ trợ thiết thực của ESCAP trong nhiều năm qua và thể hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tăng cường hơn nữa hợp tác với ESCAP trong thời gian tới.

Cần cách tiếp cận mới

Một thực tế được cả LHQ và Việt Nam cùng nhìn nhận đó là mặc dù thế giới và khu vực đang ở giữa chặng đường thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững song lại đang gặp những thách thức không nhỏ. Khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đứng trước những bài toán nan giải về biến đổi khí hậu.

Bên cạnh đó là những tác động nặng nề và sâu sắc của đại dịch Covid-19 và các thách thức toàn cầu hiện nay như xung đột, mất an ninh lương thực và nguồn nước, thiên tai, suy thoái đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường… đến quá trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay.

Do vậy, hợp tác quốc tế, nâng cao vai trò của chủ nghĩa đa phương, “không để ai bị bỏ lại phía sau” tiếp tục là phương châm và chìa khóa được Việt Nam và LHQ nhấn mạnh trong những trao đổi dịp này.

Tiếp bà Armida Salsiah Alisjahbana, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh các vấn đề toàn cầu và ảnh hưởng đến toàn dân nên cần phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân; đặc biệt là phải bảo đảm công bằng, công lý. Việt Nam rất coi trọng vai trò của LHQ trong thúc đẩy hợp tác đa phương để giải quyết các vấn đề toàn cầu, cũng như những đóng góp quan trọng của ESCAP đối với phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Là đối tác trách nhiệm của cộng đồng quốc tế, trước những thử thách không của riêng ai, Việt Nam là một trong những nước đi đầu khu vực về các cam kết thúc đẩy phát triển bền vững, đặc biệt là cam kết mạnh mẽ về phát thải ròng bằng không “net-zero” vào năm 2050 và chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh và bền vững gần đây.

Việt Nam xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả. Trong quá trình đó, Việt Nam lấy con người là trung tâm, chủ thể, mục tiêu, động lực và nguồn lực của sự phát triển; không đánh đổi tiến bộ, công bằng xã hội, môi trường lấy tăng trưởng kinh tế đơn thuần; khẳng định Việt Nam hết sức coi trọng các nỗ lực nhằm thúc đẩy môi trường hòa bình, hợp tác và phát triển trên thế giới; quyết tâm phát triển con người, bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống.

Chứng kiến hành trình mang dấu ấn của Việt Nam, từ “lời nói đến hành động” trong các nỗ lực và cam kết về thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), ứng phó với biến đổi khí hậu, triển khai quan hệ Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP), chuyển đổi số, phát triển kinh tế - xã hội và phục hồi sau dịch Covid-19 theo hướng bền vững... thời gian qua, bà Armida Salsiah Alisjahbana tin tưởng Việt Nam sẽ hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của mình, trở thành hình mẫu có thể chia sẻ kinh nghiệm cho nhiều quốc gia khác.

Phó Tổng thư ký LHQ kiêm Thư ký Điều hành ESCAP thăm Việt Nam: Hợp tác toàn cầu vì ‘đích đến toàn cầu’
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP Armida Salsiah Alisjahbana, ngày 3/7. (Ảnh: Tuấn Anh)

Tranh thủ sự hỗ trợ thiết thực

ESCAP là tổ chức quốc tế lớn nhất và quan trọng nhất khu vực châu Á-Thái Bình Dương về thúc đẩy phát triển bền vững, đã và đang thực hiện nhiều sáng kiến quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển cho các nước trong khu vực. Việt Nam và các nước đang phát triển ở khu vực được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động tư vấn, phối hợp chính sách, các dự án của ESCAP… Đổi lại, Việt Nam luôn tham gia đóng góp tích cực và hiệu quả tại ESCAP. Cả hai bên đều khẳng định mong muốn tăng cường hợp tác với nhau.

Trong bối cảnh của tình hình Việt Nam hiện nay, những vấn đề ESCAP quan tâm ưu tiên cũng là những vấn đề lớn được Chính phủ Việt Nam quan tâm. Sự đồng nhất này là điều kiện thuận lợi cho các bộ, ngành tăng cường hợp tác và tranh thủ sự giúp đỡ của ESCAP.

Trong khuôn khổ chuyến thăm của Phó Tổng thư ký LHQ, hai bên đã trao đổi và đánh giá cao những bước phát triển tích cực trong quan hệ hợp tác thời gian qua và thảo luận những biện pháp tăng cường hợp tác hơn nữa trong thời gian tới.

Thời gian qua, Việt Nam đã triển khai nhiều hợp tác và tranh thủ được sự hỗ trợ thiết thực từ ESCAP, đặc biệt trên ba phương diện: Hoạch định chính sách và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; phương hướng và chính sách để tháo gỡ những khó khăn trên một lĩnh vực hay một vấn đề cụ thể; nâng cao năng lực cán bộ thông qua các khoá đào tạo, hội thảo chuyên đề về chính sách kinh tế vĩ mô, các vấn đề xã hội, phát triển nông nghiệp, giao thông vận tải, thông tin - truyền thông, thống kê, phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường…

Một số dự án gần đây có thể kể đến như: Nghiên cứu toàn cảnh về mô hình kinh doanh bao trùm tại Việt Nam; đánh giá tính sẵn sàng của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại phi giấy tờ xuyên biên giới; xây dựng hệ thống dữ liệu về thực hiện SDGs ở cấp quốc gia.

Thông qua các dự án hợp tác này, Việt Nam đã có cơ hội tiếp cận với kiến thức mới, trao đổi kinh nghiệm và mở rộng mạng lưới đối tác trong khu vực. Điều này đã góp phần nâng cao hiểu biết và năng lực của Việt Nam trong việc phát triển kinh tế - xã hội bền vững và bao trùm cũng như giúp cải thiện hiệu quả và tính bền vững của các chính sách, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam tiến xa hơn trong việc đạt được SDGs.

ESCAP là một trong năm Ủy ban kinh tế và xã hội khu vực, trực thuộc Hội đồng Kinh tế và xã hội của Liên hợp quốc (ECOSOC), được ECOSOC trao trọng trách như một “Trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Một Diễn đàn quốc gia về SDGs trong năm 2024

Có thể khẳng định, “đích đến” chung và quan trọng nhất lúc này của cả Việt Nam và ESCAP là thực hiện SDGs.

Trong nhiều diễn đàn đa phương, Việt Nam đã đưa ra lời đề nghị cộng đồng quốc tế tiếp tục hợp tác và hỗ trợ Việt Nam thực hiện SDGs, các cam kết tại Hội nghị COP26, triển khai Quan hệ đối tác về chuyển đổi năng lượng công bằng; đồng thời nhấn mạnh Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ESCAP và các đối tác quốc tế khác để thúc đẩy hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực và trên thế giới dựa trên phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Thông điệp đó tiếp tục được phía Việt Nam gửi gắm tới nữ Phó Tổng thư ký LHQ dịp này.

Đáp lại, bà Armida Salsiah Alisjahbana khẳng định sẵn sàng trao đổi với phía Việt Nam về khả năng tổ chức một Diễn đàn quốc gia về SDGs trong năm 2024; sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong đẩy nhanh việc thực hiện SDGs, chuẩn bị tham gia Hội nghị thượng đỉnh về SDGs do Tổng thư ký Liên hợp quốc tổ chức vào tháng 9/2023 tại New York, chuyển đổi năng lượng công bằng, thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số.

Hai bên cũng nhất trí tăng cường các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực thích ứng với biến đổi khí hậu, triển khai JETP, chuyển đổi sử dụng điện và năng lượng xanh đối với phương tiện giao thông vận tải, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông xanh, nâng cao năng lực thống kê, chuyển đổi số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển bền vững…

Như vậy, chuyến thăm của Phó Tổng thư ký LHQ tới Việt Nam vào thời điểm quan trọng đối với cả khu vực và thế giới, khi “đích đến” 2030 gặp nhiều cản lực, đã mang lại kết quả thiết thực cho cả Việt Nam và ESCAP, mở ra một giai đoạn mới trong hợp tác thực chất, hiệu quả giữa hai bên, góp phần thúc đẩy thực hiện SDGs tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Armida Salsiah Alisjahbana

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đón, hội đàm với Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Armida Salsiah Alisjahbana

Sáng ngày 3/7, tại Nhà khách Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón, hội đàm với Phó Tổng thư ký Liên ...

Việt Nam coi trọng vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy hợp tác đa phương để giải quyết các vấn đề toàn cầu

Việt Nam coi trọng vai trò của Liên hợp quốc trong thúc đẩy hợp tác đa phương để giải quyết các vấn đề toàn cầu

Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc Armida Salsiah Alisjahbana khẳng định, ESCAP và các tổ chức Liên hợp quốc sẵn sàng hỗ trợ Việt ...

Liên hợp quốc và ESCAP đồng hành với Việt Nam trong phát triển bền vững

Liên hợp quốc và ESCAP đồng hành với Việt Nam trong phát triển bền vững

Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc kiêm Thư ký Điều hành ESCAP khẳng định, sẵn sàng trao đổi với phía Việt Nam về khả ...

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế để bảo đảm quyền con người trước thách thức toàn cầu

Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm, thúc đẩy đối thoại và hợp tác quốc tế để bảo đảm quyền con người trước thách thức toàn cầu

Trợ lý Bộ trưởng Nguyễn Minh Vũ nhấn mạnh, quyền an sinh xã hội và nguyên tắc không phân biệt đối xử đã được khẳng ...

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 79 của ESCAP

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt tham dự Khóa họp thường niên lần thứ 79 của ESCAP

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với ESCAP và các đối tác quốc tế khác ...

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động