Phối hợp hành động và các biện pháp xây dựng lòng tin châu Á

Ngày 28/4/2016, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đã diễn ra cuộc họp các Bộ trưởng Ngoại giao lần thứ năm của Hội nghị về Phối hợp hành động và Các Biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) với sự tham dự của10 Bộ trưởng, 10 Quốc Vụ khanh và Thứ trưởng, cùng đại diện của các nước thành viên và các nước, tổ chức quan sát.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Đình Quý dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam tham gia cuộc họp.

Với chủ đề “Thúc đẩy an ninh thông qua đối thoại”, cuộc họptập trung thảo luận các thách thức về an ninh truyền thống và phi truyền thống hiện nay ở châu Á. Các nước cho rằng khủng bố quốc tế, chủ nghĩa cực đoan bạo lực là mối đe doạ chung và cộng đồng quốc tế cần cùng nhau hợp tác nhằm ngăn ngừa và loại bỏ hiểm hoạ này. Để giải quyết các điểm nóng, tranh chấp và xung đột khu vực, các nướccho rằng cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và CICA. Cuộc họp nhấn mạnh quan hệ tương hỗ giữa an ninh và phát triển, đồng thời khẳng định phát triển là mục tiêu chung và an ninh là trách nhiệm chung của tất cả các nước. Các đại biểu cho rằng CICA cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc xây dựng và củng cố lòng tin, thông qua đối thoại và các hành động cụ thể nhằm góp phần bảo đảm hoà bình, an ninh, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của khu vực và thế giới.

phoi hop hanh dong va cac bien phap xay dung long tin chau a
Ngoại trưởng các nước CICA thảo luận tại hội nghị. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phát biểu tại cuộc họp, Thứ trưởng Đặng Đình Quý nhấn mạnh các nước cần cùng nỗ lực thúc đẩy đối thoại chân thành, xây dựng và có các biện pháp cụ thể, thiết thực hơn để xây dựng lòng tin. Thứ trưởng cho rằng CICA cần tập trung thúc đẩy giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế. Thứ trưởng Đặng Đình Quý nêu bật tác động ngày càng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu đối với an ninh nguồn nước và kêu gọi các nước tăng cường hợp tác quản lý bền vững các nguồn nước xuyên biên giới; đánh giá cao việc Trung Quốc và Lào thời gian qua đã giúp tăng lưu lượng nước xuống hạ nguồn sông Mê Công, góp phần giảm thiểu tác động của hạn hán và xâm ngập mặn tại đồng bằng sông Cửu Long; đề nghị các nước tiếp tục hợp tác trên tinh thần đó. Đề cao ý nghĩa của an ninh biển đối với sự phát triển của khu vực CICA, Thứ trưởng nhấn mạnh các nước cần cùng tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, giải quyết mọi tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình phù hợp với Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Kết thúc cuộc họp, các nước đã đồng thuận thông qua Tuyên bố Bộ trưởng khẳng định cam kết giữ vững và bảo vệ các nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, trong đó có không sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết hoà bình các tranh chấp bằng các biện pháp hoà bình quy định tại Hiến chương Liên hợp quốc; nhấn mạnh các nước cần kiềm chế, tránh có các hành động có thể làm trầm trọng thêm tình hình. Tuyên bố cũng hoan nghênh việc thành lập Cộng đồng ASEAN, vai trò và nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy hợp tác, tăng cường lòng tin, củng cố hoà bình, an ninh và ổn định khu vực; hoan nghênh việc thông qua và bày tỏ quyết tâm thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự Phát triển Bền vững và Thoả thuận Pa-ri về Biến đổi khí hậu.

Hội nghị về Phối hợp hành động và Các Biện pháp xây dựng lòng tin ở châu Á (CICA) được thành lập theo sáng kiến của Tổng thống Kazakhstan Nazarbayev đưa ra từ năm 1992 và chính thức họp cấp Bộ trưởng lần đầu tiên năm 1999. Mục tiêu của CICA gồm thúc đẩy hợp tác đa phương vì hoà bình, an ninh và ổn định ở châu Á; hợp tác chống khủng bố, ma tuý và vũ khí huỷ diệt hàng loạt, thúc đẩy thương mại và bảo vệ môi trường; chống phổ biến vũ khí huỷ diệt; tăng cường hiểu biết lẫn nhau và xây dựng lòng tin. Đến nay CICA gồm 26 quốc gia thành viên, với 8 nước và 4 tổ chức quốc tế làm quan sát viên. Việt Nam là thành viên chính thức của CICA từ năm 2010.
PV.

Đọc thêm

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á

Chương trình Giao lưu hữu nghị chúc mừng Tết cổ truyền một số nước châu Á vừa được tổ chức tại Hà Nội trong không khí nồng ấm.
Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Cách tặng gói cước cho thuê bao khác qua ZaloPay với vài bước đơn giản

Ngoài việc đăng ký data cho bản thân thì bạn còn có thể tặng gói cước 4G cho thuê bao khác qua ZaloPay. Nếu bạn chưa biết cách làm thế ...
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam: Gam màu tươi sáng

Với chính sách nhất quán về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, Việt Nam coi trọng cơ chế UPR và luôn nghiêm túc xây dựng các Báo cáo ...
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa ...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Xác định 2 cặp bán kết vòng chung kết U23 châu Á 2024

Xác định 2 cặp bán kết vòng chung kết U23 châu Á 2024

U23 Indonesia tiếp tục hành trình giải U23 châu Á khi thi đấu với U23 Uzbekistan ở bán kết, nếu thắng đội bóng xứ vạn đảo sẽ có vé Olympic ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động