TIN LIÊN QUAN | |
Chuối Việt lọt "mắt xanh" nhà đầu tư Nhật Bản | |
Xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản: Thông về thuế, tắc phi thuế |
Sau 45 năm chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Nhật Bản luôn phát triển mạnh mẽ. Cùng đó, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam và ngược lại Việt Nam cũng đã trở thành đối tác quan trọng của Nhật Bản ở Đông Nam Á.
53% doanh nghiệp Nhật Bản muốn đầu tư tại Việt Nam
Theo Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), Nhật Bản hiện là đối tác kinh tế, thương mại lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau Hoa Kỳ. Bên cạnh việc trao đổi thương mại hàng hóa, các doanh nghiệp Nhật Bản cũng rất quan tâm tới thị trường Việt Nam và quy mô đầu tư ngày một lớn.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. (Nguồn: AFP) |
Tại cuộc khảo sát mới đây, có tới 53% doanh nghiệp Nhật Bản đã nêu tên Việt Nam trong kế hoạch đầu tư của mình, tăng 5% so với năm trước đó. Điều này cho thấy sự lạc quan về quan hệ giữa hai nước và khẳng định mục tiêu kim ngạch thương mại Việt Nam- Nhật Bản sẽ cán đích 60 tỷ USD vào năm 2020. Thống kê của Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương (Bộ Công Thương) cho thấy, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Nhật Bản 10 năm trở lại đây luôn đạt mức tăng trưởng trung bình 13,9%/ năm. Nếu như năm 2006, kim ngạch thương mại hai chiều đạt 9,93 tỷ USD thì đến nay con số đó đã đạt xấp xỉ 30 tỷ USD.
Trong số này, hàng dệt may là nhóm hàng chủ lực, đạt kim ngạch lớn nhất xuất khẩu sang Nhật, tiếp sau là nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng; máy móc, thiết bị; gỗ và sản phẩm gỗ. Đáng lưu ý, kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang Nhật Bản hiện đều có xu hướng tăng.
Cũng theo Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, riêng 4 tháng đầu năm 2017, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Nhật Bản đạt 10,1 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 5,061 tỷ USD, tăng 16,9%. Ngược lại, kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam từ Nhật Bản đạt 5,062 tỷ USD, tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước.
Các chuyên gia thương mại cho rằng, quan hệ song phương Việt Nam - Nhật Bản đã có sự cải thiện nhanh chóng và phát triển mạnh mẽ không chỉ về kinh tế, thương mại mà còn ở nhiều lĩnh vực khác. Đặc biệt, khi một loạt các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã và đang được ký kết sẽ là lực đẩy tạo ra dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và các đối tượng tham gia, trong đó có Việt Nam và Nhật Bản.
Hiện Việt Nam đang có hai hiệp định thương mại (FTA) lớn với Nhật Bản gồm Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản (AJCEP) và Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA). Theo nội dung VJEPA, thuế suất bình quân đối với hàng Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản sẽ giảm dần xuống 2,8% vào năm 2018. Khi Hiệp định có hiệu lực, ít nhất 86% hàng nông - lâm - thủy sản và 97% hàng công nghiệp Việt Nam xuất sang Nhật Bản được hưởng ưu đãi thuế. Đổi lại, thuế suất bình quân đối với hàng nhập khẩu từ Nhật Bản vào Việt Nam sẽ giảm dần, xuống còn 7% vào năm 2018. Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất.
Trong vòng 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một cơ chế thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,6% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Do vậy, các doanh nghiệp cần đầu tư phù hợp để cải thiện năng lực kinh doanh, giám sát tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa xuất khẩu. Cùng với đó, cần tích cực thực hiện công tác xúc tiến thương mại để khai thác tốt hơn tiềm năng từ thị trường Nhật Bản và tận dụng triệt để những thuận lợi các hiệp định mang lại.
Thận trọng từ chi tiết nhỏ nhất
Chia sẻ kinh nghiệm với các doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho hay, khi doanh nghiệp muốn bán sản phẩm ở Nhật Bản, trước tiên phải nắm rõ xuất xứ và chất lượng sản phẩm đó. Chẳng hạn như chào bán chiếc túi da nhưng khi được hỏi là da để làm túi được thuộc bằng chrome hay tannin mà người bán hàng không biết, chỉ khẳng định túi của mình làm bằng da thật, da tốt thì nhiều khả năng doanh nghiệp đó đã mất một bạn hàng.
Xoài Việt Nam bán tại thị trường Nhật Bản. (Nguồn: VTV) |
Thực tế giá cả và thời gian sử dụng sản phẩm da phụ thuộc rất nhiều vào việc loại da đó được thuộc bằng chrome hay tannin và người Nhật cần câu trả lời cụ thể này. Do vậy, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến cáo doanh nghiệp chỉ nên đến Nhật Bản chào bán các sản phẩm khi đã nắm chắc về sản phẩm đó, từ chi tiết nhỏ nhất.
Riêng với mặt hàng nông sản, nhất là đối với mặt hàng gạo, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cũng lưu ý các doanh nghiệp Việt Nam cần nâng cao chất lượng gạo bằng giống gạo ngon, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao hoặc có thể xuất khẩu chế phẩm từ gạo như tinh bột hay bánh quy bột.
Ngoài ra, các doanh nghiệp nên cập nhật thông tin để tận dụng ưu đãi từ các FTA mang lại để đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Bởi trong số 29,3 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2016 tới Nhật Bản, Việt Nam đã cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi cho lượng hàng hóa trị giá 5,1 tỷ USD. Tuy nhiên, tỉ lệ tận dụng ưu đãi của AJCEP và VJEPA mới đạt 35%.
Lý giải về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, một trong những nguyên nhân chính khiến tỉ lệ tận dụng ưu đãi này chưa cao là do quy tắc xuất xứ AJCEP và VJEPA có nhiều quy định khắt khe. Đây cũng là FTA áp dụng quy tắc “từ vải trở đi” với ngành dệt may Việt Nam. Việc Indonesia không thông qua AJCEP khiến cho nguyên liệu nhập khẩu từ nước này không được cộng gộp trong việc tính xuất xứ cho hàng Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
Tuy nhiên, một số mặt hàng được cho là tận dụng rất tốt ưu đãi mà các FTA mang lại có thể kể đến như rau quả, thủy sản, nhựa và sản phẩm từ nhựa, giày dép...
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, mặc dù lợi ích của doanh nghiệp Việt Nam thu được từ các FTA chưa cao, nhưng Nhật Bản vẫn là thị trường thuận lợi nhất về mặt xác minh xuất xứ hàng hóa từ Việt Nam được chấp nhận cho hưởng ưu đãi thuế quan tại nước này.
Kỳ vọng về làn sóng đầu tư mới Với lịch trình hoạt động dày đặc, chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (4-8/6) được kỳ vọng ... |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Nhật Bản Nhận lời mời của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân sẽ thăm chính thức Nhật ... |