📞

Phụ nữ hôm nay và vấn đề bình đẳng giới

16:59 | 24/11/2015
Phụ nữ thời kỳ kinh tế hội nhập, không chỉcần phải có đủ Công–Dung–Ngôn-Hạnh mà còn phải khéo léo,nhạy bén trong sự nghiệp cũng như công tác xã hội. Điều đó không những gây áp lực mà còn tạo rất nhiều khó khăn, thử thách cản trợ sự phát triển năng lực vai trò của phụ nữ đối với xã hội.

Bình đẳng và bất bình đẳng giới

Từ lâu, khái niệm bình đẳng giới vốn được hiểu là sự đối xử công bằng về mặt luật pháp, cũng như vị thế xã hội giữa nam và nữ giới. Nhưng ngày nay,trong thời kỳ kinh tế quốc tế phát triển đa màu sắc thì bình đẳng giới không chỉ thể hiện bằng việc tuyên truyền loại trừ các vấn nạn nghiêm trọng mà phụ nữ hiện vẫn phải đối mặt mà còn được mở rộng ra hầu như gần hết khía cạnh của cuộc sống xã hội.

Mục tiêu cao hơn của bình đẳng giới là cơ bản nâng cao vai trò của phụ nữ, cũng như tăng quyền cho phụ nữ, đặc biệt là trong bầu cử, lãnh đạo chủ chốt và đảm bảo trả lương công bằng.Bình đẳng giới còn nằm trong chuỗi mục tiêu phát triển bền vững thiên nhiên kỷ giai đoạn 2015-2020 của Việt Nam và Liên hợp quốc (LHQ).

Bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa đối với mỗi xã hội và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Các gia đình vẫn tiếp tục thiên vị và đầu tư nhiều hơn cho nam giới trong gia đình. Tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh hiện nay là 111,9 trẻ em trai/100 trẻ em gái,thể hiện rõ rệt sự gia tăng mất cân đối tỷ số giới tính khi sinh.Với hiện trạng này, Việt Nam sẽ bị đẩy lên top đầu thế giới về mất cân bằng giới.

Bạo lực trên cơ sở giới cũng là một trong những vấn đề nghiêm trọng hiện nay.Hiện tượng này xảy ra ở mọi nơi,nông thôn cũng như thành thị và trong tất cả các nhóm xã hội.Theo một nghiên cứu về bạo lực gia đình do GSO thực hiện năm 2010,cứ 3 phụ nữ đã lập gia đình (32%) thì có 1 người cho biết, họ đã từng bị chồng bạo lực về thể xác hoặc tình dục vào một thời điểm nào đó trong đời.

Trong vấn đề việc làm, phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, chiếm 48,4% lực lượng lao động.Tuy nhiên, phụ nữ thường tham gia vào các công việc không chính thức hoặc dễ bị tổn thương.Theo điều tra về nhà ở và mức sống hộ gia đình năm 2008, chỉ có 24,22% phụ nữ làm các công việc phi nông nghiệp trong khi tỷ lệ này ở nam giới là 35,5%. Nhiều người trong số các chị em phụ nữ phải tự kiếmviệc làm hoặc làm việc trong gia đình mà không được trả công. Trách nhiệm song song của người phụ nữ là vừa chăm sóc con cái,bếp núc nội trợ,vừa phải tạo rat hu nhập. Điều này cản trở người phụ nữ tham gia vào các công việc được trả cô ng, đặc biệt các công việc trong khu vực chính thức.

Các chiến dịch thúc đẩy bình đẳng giới

Ngày 20/10 vừa qua, Cơ quan KHQ về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ(UN Women),Trung ương hội liên hiệp thanh niên Việt Nam và Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã tổ chức thành công chương trình “Thúc đẩy bình đẳng giới tại Việt Nam” với chủ đề “Tiến lên phía trước: Nam giới cam kết vì bình đẳng giới”.

Sự kiện có sự tham dự của đại diện các Bộ, ban, ngành liên quan và hơn 1.000 thanh niên. Sự kiện nhằm nêu cao tầm quan trọng của bình đẳng giới cho sự phát triển bền vững của tất cả các cá nhân trong xã hội và sự cần thiết của việc nam giới trở thành những người tiên phong xóa bỏ mọi phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái.

Chương trình là một hoạt động nằm trong phong trào “HE FOR SHE” - vì những người phụ nữ ở quanh ta. Đây là một phong trào đoàn kết toàn cầu vì bình đẳng giới với mục đích liên kết các chính phủ, doanh nghiệp, các trường đại học và người dân với tư cách là tác nhân thay đổi trong cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Phong trào được phát động tại Việt Nam vào tháng 3/2015 và đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của lãnh đạo các Bộ, ban, ngành, các nghệ sỹ nổi tiếng và khoảng hơn 750.000 người Việt Nam. Đặc biệt, phong trào nhận được sự cộng tác sôi nổi của các bạn sinh viên đầy sáng tạo, nhiệt huyết với nhiều dự án liên quan.

Mới đây, cũng nằm trong chuỗi hoạt động của chiến dịch “HE FOR SHE”,Cơ quan Phụ nữ LHQ tại Việt Nam (UN Women Vietnam) đã phối hợp với Trung tâm Tình nguyện Quốc gia đã tổ chức buổi giao lưu với chủ đề: “Bà chủ Facebook và đạo diễn Lê Hoàng: Ai hơn Ai?” với sự tham gia của 2 diễn giả là nhà báo Mi Ly, báo Thể thao & Văn hóa, nhà sáng lập dự án Xương rồng trên cát và TS. Phan Thị Thùy Trâm, Chủ tịch Mạng lưới Doanh nghiệp xã hội Việt Nam.

Buổi giao lưu còn có sự tham gia của các chuyên gia đến từ Trung tâm Tình nguyện Quốc gia (VVC), UN Volunteer-tổ chức Tình nguyện viên LHQ, cùng các bạn sinh viên trẻ đang sinh sống và học tập trên địa bàn Hà Nội. Buổi giao lưu xoay quanh các vấn đề của phụ nữ trong sự nghiệp cũng như đời sống gia đình, xã hội nhưng có một điểm nhấn về vai trò lãnh đạo của phụ nữ, hay chính xác hơn đó chính là vấn đề nữ quyền. Buổi giao lưu cũng đã tạo ra sự tương tác, chia sẻ giữa khán giả với diễn giả,với những câu hỏi tình huống thực tế, những phản biện,tranh luận thú vị nhằm đưa ra tác động của bình đẳng giới đối với phụ nữ nói chung, cũng như chị em phụ nữ Việt Nam nói riêng.

Bình đẳng giới không phải mục tiêu có thể thúc đẩy nhanh chóng mà cần có chiến lược cụ thể lâu dài, nhằm nâng cao vị thế của chị em phụ nữ trong thời kỳ hội nhập đa phương vì những mục tiêu phát triển bền vững của LHQ và chính Việt Nam.

Tú Anh