Trong năm qua, hơn 11.000 biện pháp trừng phạt đã được áp đặt lên Nga. (Nguồn: Export.org.uk) |
Theo bài viết mới đây trên Russia Briefing, một báo cáo gần đây của Ngân hàng Tái thiết và phát triển châu Âu (EBRD) cho thấy, các nền kinh tế của Trung Á sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm tới so với bất kỳ khu vực nào khác mà EBRD hiện diện. Đặt trụ sở chính tại London, EDRB có chi nhánh ở hầu khắp khu vực Đông Âu.
Ngân hàng trên lưu ý rằng, trong năm 2023 và 2024, các nền kinh tế Trung Á được dự đoán tăng trưởng trung bình 4,9% và 5,4%. Đồng thời, tốc độ tăng trưởng ở các nền kinh tế này có liên quan đến dòng đầu tư vào cơ sở hạ tầng, giá năng lượng cao và việc di dời của doanh nghiệp Nga.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế là việc giá dầu và khí đốt cao đối với các nhà xuất khẩu hàng hóa; lực lượng lao động, vốn và dòng kiều hối đổ vào nền kinh tế cũng như thương mại thông qua trung gian tăng.
Theo các nhà phân tích của ngân hàng, năm nay, tăng trưởng GDP thực tế tại các quốc gia Trung Á sẽ ở các mức: Tajikistan (8%), Kyrgyzstan và Mông Cổ (7% mỗi nước), Turkmenistan và Uzbekistan (6,5% mỗi nước), Kazakhstan đạt 3,5%.
Cũng theo EDRB, ở Kyrgyzstan, Kazakhstan, Uzbekistan và Transcaucasia, khoảng thời gian từ tháng 9-10/2022 ghi nhận mức tăng lương thực tế so với các quốc gia khác - nơi ngân hàng có hiện diện và thống kê. Điều này được củng cố bởi xuất nhập khẩu ngày càng tăng, dòng vốn đầu tư và sự xuất hiện của những người di cư có học thức từ Nga, cũng như giá năng lượng cao.
Xuất khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh và Mỹ sang Trung Á và khu vực Kavkaz đã tăng lên đáng kể, được thể hiện bằng sự phát triển của thương mại trung gian, tức là hàng hóa được xuất khẩu sang các nước Trung Á và sau đó bán lại cho Nga.
Theo EBRD, ở Armenia và Kyrgyzstan, dòng thương mại trung gian chiếm tới 4-6% GDP tương ứng của các nước. Thực tế này dẫn đến sự phát triển của ngành hậu cần trong nước, từ đó hỗ trợ tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ so với đồng USD.
Cùng xem xét ví dụ về dịch chuyển thương mại giữa Nga và Kazakhstan - một nước Trung Á trong năm qua.
Thương mại song phương tăng
Trải qua những thay đổi chưa từng có trong năm 2022, các xu hướng mới nhất trong thương mại Nga-Kazakhstan đã dẫn đến những thay đổi trong hành vi thương mại mà phần lớn phương Tây không đánh giá cao. Đặc biệt là ở EU, việc đánh giá nền kinh tế Nga chỉ được đo lường dựa trên tác động từ các nước châu Âu và bỏ qua khía cạnh châu Á.
Trong năm qua, hơn 11.000 biện pháp trừng phạt đã được áp đặt lên Nga. Tuy nhiên, hiệu quả của các lệnh trừng phạt này chưa được như mong muốn của phương Tây.
Trong Thông điệp liên bang 2023 vừa qua, Tổng thống Nga Putin tuyên bố: “Phương Tây cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ giảm 20-25% và thậm chí sụp đổ hoàn toàn, nhưng trên thực tế, thiệt hại chỉ giới hạn ở mức giảm GDP 2,2% vào năm 2022”.
Do những hạn chế đối với đất nước, nhu cầu đối với hàng hóa từ Kazakhstan đã tăng lên ở Nga. Cả hai quốc gia đều là thành viên của Liên minh Kinh tế Á-Âu (EAEU) vốn khuyến khích thương mại tự do giữa các thành viên. Do đó, việc phát triển thương mại giữa hai nước tương đối dễ hiểu.
Ví dụ, Nga bắt đầu mua thêm máy tính, màn hình và máy chiếu. Kazakhstan xuất khẩu quặng sắt và tinh quặng sắt, phế liệu và phế liệu sắt, kẽm thô, hợp kim sắt và than, sản lượng trong nước cũng được duy trì.
Mặc dù nhập khẩu của Kazakhstan từ Moscow giảm 1,4%, nhưng đây là một tỷ lệ tương đối nhỏ, phần lớn ảnh hưởng đến các giao dịch tài chính bị cắt giảm do các ngân hàng Nga bị loại khỏi hệ thống tin nhắn giao dịch toàn cầu SWIFT. Tuy nhiên, điều này được thúc đẩy bởi thương mại liên ngân hàng, với việc Kazakhstan mua của Nga các sản phẩm như dầu và các sản phẩm từ dầu, lúa mì và bột mì, quặng và tinh quặng kim loại quý, sắt và vàng.
Nhìn chung, trong năm 2022, thương mại song phương đạt 26,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021. Kết quả này cho thấy, các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga, trong khi tác động lớn đến thương mại của châu Âu với nước này thì lại có tác động tích cực đến thương mại của châu Âu với các nước phía Đông.
Chuyển dịch dòng vốn và nhân lực
Trong khoảng thời gian từ ngày 1/2/2022 đến 1/2/2023, 578.000 tài khoản phụ mới đã được mở tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Trung ương Kazakhstan, trong đó có 4.005 tài khoản phụ đứng tên cá nhân không cư trú.
Đặc biệt, 2.413 tài khoản trong số hơn 4.000 tài khoản trên đứng tên công dân và công ty Nga. Trong khi đó, trong cả năm 2021, chỉ có 56 tài khoản được mở tại Kazakhstan bởi các công dân Nga.
Năm 2022, trong khi số tài khoản phụ của công dân và công ty Nga mở ở Trung tâm Lưu ký chứng khoán Trung ương Kazakhstan tăng đột biến, tới 44 lần thì con số này đối với công dân Ukraine chỉ là 9 (năm 2021 là 0) và với Belarus là 25 (năm 2021 chỉ có 2).
Năm 2022, thương mại song phương Nga-Kazakhstan đạt 26,1 tỷ USD, tăng 6% so với năm 2021. (Photo: Kazakhstan government website) |
Phó Chủ tịch Ngân hàng quốc gia Kazakhstan Aliya Moldabekova cho biết, bất kỳ việc mở tài khoản nào với Trung tâm Lưu ký chứng khoán hoặc ở các ngân hàng hạng hai phải kèm theo thủ tục KYC (định danh khách hàng) rất nghiêm ngặt.
Quan chức này nhấn mạnh: “Nếu một số người bị trừng phạt hoặc người có liên quan đến người bị trừng phạt mở tài khoản ở quốc gia của chúng tôi, thì chúng tôi có nguy cơ bị trừng phạt thứ cấp”.
Cần lưu ý rằng các tài khoản phụ trong Kho lưu ký chứng khoán trung tâm của Kazakhstan chỉ có thể được mở thông qua các nhà môi giới hoặc ngân hàng, điều này cho thấy những người Nga chuyển đến nước này là những cá nhân và doanh nghiệp hợp pháp và không bị trừng phạt.
Theo các phương tiện truyền thông địa phương, trong năm 2022, có 5.800 người Nga đã chuyển đến Kazakhstan. Hầu hết những người này di cư đến Almaty (1.193), Kostanay (743), vùng Bắc Kazakhstan (593) và vùng Pavlodar (552), tất cả đều là những trung tâm thương mại lớn.
Ngoài ra, 445 người đã chuyển đến thủ đô Astana và 414 người đến vùng Karaganda.
Tóm lại, những dữ liệu trên phần nào phản ánh sự khác biệt thực tế ngày càng tăng giữa các số liệu thống kê của EU về tác động của các biện pháp trừng phạt đối với thương mại Nga. Các nhà phân tích của EU chủ yếu tập trung vào báo cáo về tác động của các biện pháp trừng phạt của khối này và phương Tây đối với thương mại của Nga với chính lục địa này và phương Tây, nhưng lại bỏ qua đối trọng, đó là thương mại của Moscow với các khu vực ở phía Đông.
Do biên giới của Nga với châu Á dài gấp 4,5 lần so với biên giới của nước này với EU, nên việc hiểu được tác động và vai trò của các biện pháp trừng phạt - đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc hơn về thương mại của Nga ở phía Đông.
Mức tăng trưởng 6% trong thương mại song phương với Kazakhstan đạt được vào năm ngoái trong điều kiện có thể được mô tả là khó khăn chưa từng có là một nền tảng tốt cho tăng trưởng kim ngạch giữa hai nước trong thời gian tới. Điều này phù hợp với chủ trương đầu tư Nga vào phần còn lại của Trung Á, hướng tới mục tiêu hợp tác cùng phát triển trong thập niên này.
| Ảnh ấn tượng tuần (20-26/2): Nga nói buộc phải 'đẩy mối đe dọa khỏi biên giới', ông Biden và chuyến thăm quan trọng nhất lịch sử quan hệ Ukraine-Mỹ Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Mỹ Biden bất ngờ tới Kiev, ông Putin đọc thông điệp liên bang, tố phương Tây từ chối đề xuất, ... |
| Giá tiêu hôm nay 27/2/2023: Tín hiệu phục hồi, người dân găm hàng, hỗ trợ phí bảo hiểm cho cây hồ tiêu Đắk Nông Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.500 – 67.000 đồng/kg. |
| Giá vàng hôm nay 28/2/2023: Giá vàng nối dài đà đổ đèo, đặc biệt nhạy cảm với lạm phát Mỹ, vàng SJC ‘theo chân’ thế giới Giá vàng hôm nay 28/2/2023, giá vàng giảm tiếp, nhu cầu đối với kim loại quý có thể bị ảnh hưởng, giá sẽ còn xuống ... |
| Bất động sản mới nhất: Dứt ‘cơn sốt’, đột ngột xuất hiện làn sóng cắt lỗ đất nền ven Hà Nội; chung cư giảm sâu vẫn ế ẩm, vì sao? Giá đất nền vùng ven Hà Nội đột ngột giảm mạnh, thanh khoản kém; chung cư cũng giảm giá, nhiều ưu đãi nhưng khách vẫn ... |
| Giá tiêu hôm nay 28/2/2023: Thị trường ở thế ‘giằng co’ chờ đợi, không khí mùa thu hoạch ảm đạm Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 64.500 – 67.000 đồng/kg. |