📞

Phương Tây ồ ạt tấn công kinh tế, Nga bơm tiền mặt dồi dào vào thị trường nội địa, doanh nghiệp nỗ lực 'sống sót'

Linh Chi 15:46 | 09/02/2023
Bất chấp muôn trùng trừng phạt từ phương Tây, xuất khẩu hàng hóa rầm rộ đã chuyển vốn vào kho bạc của chính phủ Nga. Bên cạnh đó, các công ty lớn và nhỏ đã chi tiền để thay thế thiết bị của doanh nghiệp nước ngoài hoặc chuyển tiền vào việc xây dựng chuỗi cung ứng mới.
Kinh tế Nga bị ảnh hưởng bởi lệnh trừng phạt từ phương Tây. (Nguồn: RIA Novosti)

Các chuyên gia dự báo, Nga có thể giảm tới 20% chi tiêu vốn trong năm 2022. Nhưng nhờ xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa, năm ngoái, chi tiêu vốn của quốc gia này đã tăng 6%. Song, giống như việc phương Tây hạn chế xuất khẩu chặt chẽ hơn làm giảm doanh thu cho Điện Kremlin, hoạt động đầu tư cũng bị ảnh hưởng.

Ngân hàng trung ương Nga và Bộ Kinh tế nước này dự đoán, đầu tư tài sản cố định năm 2023 sẽ ổn định hoặc chỉ suy giảm nhẹ. Nhưng Bloomberg Economics cho rằng, đầu tư vào tài sản cố định sẽ giảm 5% vào năm 2023 - một lực cản lớn đối với nền kinh tế.

Theo nhà kinh tế Olga Belenkaya tại Công ty dịch vụ tài chính Finam ở Moscow, thu nhập của các công ty giảm. Áp lực từ các lệnh trừng phạt sẽ kìm hãm động lực tăng trưởng và sẽ tạo ra sự không chắc chắn cho nền kinh tế. Điều này có khả năng dẫn đến tình trạng sụt giảm chi tiêu, dù quy mô nhỏ hơn so với dự báo năm 2022.

Nhà kinh tế Olga Belenkaya nói: "Có vẻ như đầu tư của chính phủ và các tập đoàn nhà nước hỗ trợ có thể tăng nhưng đầu tư của khu vực tư nhân sẽ giảm".

Xu hướng đầu tư vào tài sản cố định sẽ còn kéo dài trong vài năm nữa".

Năm nay, Severstal đang phát triển công nghệ sử dụng trong khai thác kim loại và các ngành liên quan.

Cần phải tiến lên phía trước

Rất có thể Nga sẽ phải chấp nhận mua các sản phẩm đắt đỏ hơn và chất lượng kém hơn.

chỉ 25% dự định tăng chi tiêu vốn. Đối với các công ty lớn, tỷ lệ này là 30%.

kinh doanh nhiều lĩnh vực từ khai mỏ đến bất động sản

(theo Bloomberg)