Phương Tây siết trừng phạt Nga, phi USD hóa, sự trưởng thành của BRICS, bản đồ địa chính trị toàn cầu đang được vẽ lại? (Kỳ I)

Hải An
Trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc và căng thẳng quốc tế gia tăng, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga và vũ khí hóa đồng USD đã đẩy BRICS vào đấu trường địa chính trị.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 tại Nam Phi, 22/8. (Nguồn: AFP)
Hội nghị thượng đỉnh BRICS 2023 tại Nam Phi, ngày 22/8. (Nguồn: AFP)

Trong bài viết mới đây trên african.business, Tiến sĩ Hippolyte Fofack nhận định, khi các quốc gia BRICS tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 tại Johannesburg (Nam Phi) (22-24/8), việc mở rộng khối là ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự. Liệu chúng ta có thấy bản đồ địa chính trị được vẽ lại?

Năm 2001, Jim O’Neill, khi đó là nhà kinh tế học tại tổ chức xếp hạng tín nhiệm Goldman Sachs, đặt ra từ viết tắt “BRIC” để chỉ Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc. Theo ông, những quốc gia này là những thị trường mới nổi đông dân, đang phát triển nhanh và có khả năng định hình tương lai của nền kinh tế toàn cầu.

Tin liên quan
Mỹ tăng Mỹ tăng 'đánh bắt gần bờ' và giảm thiểu rủi ro, kinh tế Trung Quốc đối mặt 'con đường đầy gập ghềnh'?

Bốn quốc gia lập nhóm vào năm 2010 và vào đêm Giáng sinh cùng năm, Nam Phi được mời tham gia. Nhà kinh tế học O'Neil đã từng cho rằng, đất nước này là một nền kinh tế quá nhỏ để đứng bên cạnh 4 quốc gia trên.

Tuy nhiên, ý nghĩa địa chính trị của việc mở rộng phạm vi nhóm sang châu Phi đang phác thảo cấu trúc của một trật tự kinh tế thế giới mới. Việc Nam Phi gia nhập đã thêm một chữ cái khác vào từ viết tắt, thiết lập nhóm mà ngày nay thế giới thường gọi là BRICS (Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới).

BRICS đã trưởng thành trong những năm qua, nổi lên như đối thủ kinh tế hàng đầu của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) với tiềm năng đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một thế giới đa cực.

Tăng trưởng kinh tế

Theo tác giả bài viết, vượt qua G7 về đóng góp vào GDP toàn cầu, các quốc gia BRICS hiện chiếm gần một phần ba hoạt động kinh tế thế giới. Vị trí này đang tăng lên và theo ước tính gần đây nhất của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Trung Quốc và Ấn Độ cùng nhau sẽ tạo ra khoảng một nửa tăng trưởng toàn cầu vào năm 2023.

Với quy mô kinh tế có ảnh hưởng trong thương mại quốc tế, Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất BRICS, đã vượt Mỹ vào năm 2013 để trở thành quốc gia thương mại lớn nhất thế giới. Quốc gia Đông Bắc Á trở thành đối tác thương mại hàng đầu của hơn 120 nước trên khắp thế giới, một vị trí mà Mỹ từng mong muốn trước đây trong nhiều thập niên. Trong số 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới, Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của 8 nền kinh tế và là đối tác thương mại lớn nhất của Liên minh châu Âu (EU).

Có một mối tương quan tích cực rõ ràng giữa tăng trưởng kinh tế và thương mại, đặc biệt là trong kỷ nguyên của các chuỗi giá trị toàn cầu được định hướng hiệu quả và kịp thời, do đó, sự trỗi dậy của BRICS đồng nghĩa với việc G7 đang phát triển chậm hơn.

Các quốc gia G7 vẫn chiếm tỷ trọng đáng kể trong thương mại toàn cầu - nhờ sức mua ổn định - nhưng con số này đang có chiều hướng đi xuống, ở mức khoảng 30% vào năm 2022 từ hơn 45% vào năm 1992. Trong cùng thời kỳ, thị phần của BRICS đã tăng từ khoảng 16% lên gần 32%, với bước nhảy vọt lớn nhất diễn ra trong giai đoạn 2002-2012.

Những thay đổi này được ghi nhận trên các lĩnh vực thương mại và kinh tế, nhưng tầm quan trọng của sự trưởng thành của BRICS còn rộng lớn hơn nhiều. Trong thời đại cạnh tranh giữa các cường quốc và căng thẳng quốc tế gia tăng, việc sử dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế và vũ khí hóa đồng USD đã đẩy BRICS vào đấu trường địa chính trị.

Nếu thương mại giữa Nga và G7 đã giảm hơn 36% kể từ năm 2014 và dưới sức nặng của các biện pháp trừng phạt, thương mại giữa nước này và các quốc gia BRICS khác đã tăng vọt, đạt hơn 121% so với cùng kỳ. Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành những nhà nhập khẩu dầu lớn nhất của Nga sau lệnh cấm do EU áp đặt.

Thương mại của Trung Quốc với Nga đạt kỷ lục 188,5 tỷ USD vào năm 2022, tăng 97% so với năm 2014 và cao hơn khoảng 30% so với năm 2021. Sự gia tăng này diễn ra khi Moscow tăng hơn gấp đôi xuất khẩu khí hóa lỏng nhằm đa dạng thị trường xuất khẩu.

Theo dự báo gần đây nhất của IMF, bất chấp các lệnh trừng phạt, khả năng phục hồi của tăng trưởng xuất khẩu đang duy trì đà mở rộng của kinh tế Nga, với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) dự kiến tăng 1,5% vào năm 2023.

Tìm cách lách các lệnh trừng phạt kinh tế và tài chính do phương Tây áp đặt cùng với sự thống nhất của BRICS là một liều thuốc xoa dịu cho Nga. Khối này đã đưa ra các biện pháp chuyển hướng thương mại cho một trong những thành viên sáng lập của mình, đồng thời làm suy yếu hiệu quả của các biện pháp trừng phạt như một công cụ để thúc đẩy các lợi ích kinh tế và địa chính trị.

Thỏi nam châm đa cực

Được củng cố bởi thành công trên các mặt trận kinh tế và địa chính trị, nhóm BRICS ngày càng được nhiều quốc gia ở Nam bán cầu coi là tác nhân hấp dẫn của chủ nghĩa đa phương.

Nga-Trung Quốc. (Nguồn: RIA)
Thương mại của Trung Quốc với Nga đạt kỷ lục 188,5 tỷ USD vào năm 2022, tăng 97% so với năm 2014 và cao hơn khoảng 30% so với năm 2021. (Nguồn: RIA)

Thành công và triển vọng kinh tế mạnh mẽ của BRICS, được củng cố bởi tầng lớp trung lưu đang gia tăng ở các nước thành viên, thu hút sự ủng hộ từ các quốc gia khác. Khi sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi ích của quá trình hội nhập ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, việc mở rộng khối hiện đã có động lực đáng kể.

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15 tại Johannesburg, Nam Phi, hơn 40 quốc gia, bao gồm Algeria, Ai Cập, Thái Lan và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), cũng như các thành viên chủ chốt của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20) như Argentina, Indonesia, Mexico hay Saudi Arabia, đã chính thức bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập khối.

Trong môi trường thương mại toàn cầu có tổng bằng 0, việc mở rộng của khối cũng đẩy nhanh quá trình đa dạng hóa nhu cầu ra khỏi các nước G7 và giảm mức độ rủi ro địa chính trị trong tương lai của các thành viên. Càng có nhiều thành viên thì hiệu ứng mạng lưới của việc mở rộng BRICS càng lớn.

Các cuộc đàm phán tại Hội nghị thượng đỉnh có khả năng định hình quỹ đạo và nâng cao vai trò của khối trong việc giải quyết các thách thức mới nổi, đồng thời đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang một thế giới đa cực.

Phát biểu vào đầu tháng 8 về Thượng đỉnh, ông Anil Sooklal, Đại sứ của Nam Phi tại BRICS, nhấn mạnh tiềm năng chuyển đổi của khối: “BRICS là chất xúc tác cho sự thay đổi mang tính kiến tạo mà bạn sẽ thấy trong cấu trúc địa chính trị toàn cầu bắt đầu từ Hội nghị thượng đỉnh”.

Mọi con mắt đang đổ dồn về Nam Phi khi các nhà lãnh đạo khối BRICS cân nhắc về một loạt vấn đề vượt xa nhiệm vụ ban đầu của nhóm, đó là khuyến khích hợp tác thương mại, chính trị và kinh tế giữa các thành viên. Trọng tâm là kết nạp các thành viên mới, cũng như tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư trong môi trường toàn cầu đầy thách thức, nơi sự leo thang của căng thẳng thương mại và công nghệ - cùng với việc “kết nối bạn bè” của chuỗi cung ứng - đã làm tăng nguy cơ giảm tốc độ tăng trưởng toàn cầu và khả năng nền kinh tế hạ cánh cứng ở Trung Quốc.

Các nguyên nhân chính gây bất đồng với G7 cũng được thảo luận, bao gồm phát triển bền vững trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu, cải cách quản trị toàn cầu (đặc biệt là liên quan đến IMF) và quá trình phi USD hóa có trật tự. Hiện ngày càng có nhiều nền kinh tế mới nổi đang tìm cách tiến hành giao dịch bằng các loại tiền tệ không phải đồng bạc xanh sau khi phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga.

Ngày càng nhiều chuyên gia, bao gồm cả các quan chức cấp cao của chính phủ Mỹ, thừa nhận rằng, việc sử dụng mạnh mẽ các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính để thúc đẩy chính sách đối ngoại của Washington có thể đe dọa quyền bá chủ của USD.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây đã nhấn mạnh điểm này: “Có nguy cơ khi chúng ta sử dụng các biện pháp trừng phạt tài chính có liên quan đến vai trò của đồng USD. Theo thời gian, nó có thể làm suy yếu sức mạnh thống trị của đồng tiền này”.

(còn nữa)

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/8): Một mặt hàng của Nga đắt như tôm tươi, Latvia sắp nhập cuộc xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, Mỹ lạc quan

Kinh tế thế giới nổi bật (11-17/8): Một mặt hàng của Nga đắt như tôm tươi, Latvia sắp nhập cuộc xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, Mỹ lạc quan

Dự đoán nhu cầu dầu mỏ toàn cầu 2023, GDP Nga tăng, một quốc gia EU có thể xuất khẩu ngũ cốc Ukraine, Trung Quốc ...

Giá tiêu hôm nay 22/8/2023, lý do khiến lực bán mạnh, hơn 31% tiêu Việt xuất khẩu ‘cập bến’ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay 22/8/2023, lý do khiến lực bán mạnh, hơn 31% tiêu Việt xuất khẩu ‘cập bến’ Trung Quốc

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 69.000 – 71.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 23/8/2023, nghịch lý xuất khẩu tăng về lượng, giảm về giá trị; dự báo năng suất vụ mùa 2024

Giá tiêu hôm nay 23/8/2023, nghịch lý xuất khẩu tăng về lượng, giảm về giá trị; dự báo năng suất vụ mùa 2024

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 69.000 – 71.500 đồng/kg.

Giá vàng hôm nay 22/8/2023: Giá vàng tăng nhẹ, quý kim vẫn được săn đón, công ty Nga bán tài sản do lệnh trừng phạt, giá vàng SJC ngược chiều

Giá vàng hôm nay 22/8/2023: Giá vàng tăng nhẹ, quý kim vẫn được săn đón, công ty Nga bán tài sản do lệnh trừng phạt, giá vàng SJC ngược chiều

Giá vàng hôm nay 22/8/2023, giá vàng nhích nhẹ. Thị trường vẫn lo ngại về triển vọng lãi suất của Fed. Quỹ giao dịch tăng ...

Bất động sản mới nhất: Dự đoán thời điểm thị trường phục hồi, giá nhà Hà Nội và TP.HCM cao ngất ngưởng, thiếu căn hộ vừa túi tiền

Bất động sản mới nhất: Dự đoán thời điểm thị trường phục hồi, giá nhà Hà Nội và TP.HCM cao ngất ngưởng, thiếu căn hộ vừa túi tiền

Thị trường còn nhiều khó khăn, chính sách cần độ trễ, sẽ khởi sắc vào nửa cuối 2024; giá nhà Hà Nội và TP.HCM quá ...

(theo african.business)

Đọc thêm

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

Vietlott 28/4, kết quả xổ số Vietlott Mega Chủ nhật 28/4/2024. xổ số Mega 645 hôm nay

​​​​​​​Vietlott 28/4 - Vietlott Mega 6/45 28/4. Trực tiếp nhanh nhất kết quả xổ số Vietlott Mega hôm nay 28/4/2024. XS Vietlott 655 hom nay.
XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay 28/4/2024 - KQXSDL chủ nhật

XSDL 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Đà Lạt hôm nay - XSDL 28/4/2024. Ket qua xo so Da Lat. KQXSDL Chủ nhật. kết quả xổ số Đà ...
XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4, trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay 28/4/2024. KQXSKG chủ nhật

XSKG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Kiên Giang hôm nay - XSKG 28/4/2024. ket qua xo so Kien Giang. kết quả xổ số Kiên Giang ngày 28 ...
XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4, Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay 28/4/2024 - KQXSTG chủ nhật

XSTG 28/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Tiền Giang hôm nay - XSTG 28/4/2024. ket qua xo so Tien Giang. kết quả xổ số Tiền Giang ngày 28 ...
Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, Giá vàng SJC lại nhảy vọt, bỏ xa thế giới, quý kim phản ứng với ‘sự bình yên trước cơn bão’

Giá vàng hôm nay 28/4/2024, giá vàng SJC lại tăng vọt. Thế giới giao dịch trong biên độ hẹp. Quan điểm trái chiều giữa các nhà phân tích.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024, bật tăng nhẹ, người trồng không ồ ạt bán ra, dự báo một năm khó khăn

Giá tiêu hôm nay 28/4/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.000 – 97.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất

Giá cà phê hôm nay 27/4/2024: Giá cà phê bất ngờ giảm mạnh, 'giải mã cơn sốt' giá giữa vụ mùa; Fed có thể chưa giảm lãi suất trong mùa Hè này...
Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4: Tăng nhẹ do hỗ trợ bởi căng thẳng Trung Đông

Giá xăng dầu hôm nay 27/4, kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần (ngày 26/4), giá dầu tăng nhẹ, được sự hỗ trợ bởi căng thẳng ở Trung Đông.
WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

WB: Kinh tế Việt Nam đang phục hồi

Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam tháng Tư của WB ghi nhận, tình hình kinh tế đang có những tín hiệu phục hồi khác nhau...
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Giá heo hơi hôm nay 27/4: Tăng giảm rải rác; phòng tránh mầm bệnh vật nuôi phát triển trong thời tiết nắng nóng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm rải rác 1.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 64.000 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024, tiếp tục giảm, doanh nghiệp xuất khẩu không mấy mặn mà bán khống, thị trường đã chịu nghe nhà vườn

Giá tiêu hôm nay 27/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 96.00 – 97.000 đồng/kg.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4: 'Giải mã' lý do đồng USD khởi sắc, Yen Nhật trầm lắng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/4 ghi nhận đồng USD không biến động đáng kể, vẫn giữ nguyên mốc 106,12.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4: USD được hỗ trợ, thị trường tự do tiếp tục lập đỉnh mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/4 ghi nhận đồng USD duy trì ở mức cao và tâm lý thị trường hiện đang hỗ trợ đồng tiền này.
Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Năm 2024, tổng tài sản MB dự kiến vượt mốc 1 triệu tỷ đồng

Đây là nội dung được lãnh đạo Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đề cập tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024, bên cạnh những mục tiêu kinh doanh trước thềm kỷ niệm ...
Phiên bản di động