Phương Tây trừng phạt Nga, đồng USD mất quyền thống trị, ai sẽ ném ‘phao cứu sinh’ cho Moscow?

Hải An
Nếu không tính toán cẩn thận, các lệnh trừng phạt không những gây thương tổn cho Moscow, mà còn ảnh hưởng lớn tới các nước phương Tây, là cơ hội để Trung Quốc và Nga cân bằng địa vị thống trị của đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Vũ khí hạt nhân tài chính’ đẩy nhanh tiến trình phi USD hóa?
Phương Tây trừng phạt Nga, đồng USD mất quyền thống trị, ai sẽ ném ‘phao cứu sinh’ cho Moscow? (Nguồn: Reuters)

Theo báo SCMP, để trừng phạt việc Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Anh và Canada tuyên bố loại một số ngân hàng của Nga ra khỏi Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT).

Có người hình dung đây là một "quả bom hạt nhân tài chính", chẳng khác nào loại Nga ra khỏi hệ thống kinh tế và tài chính phương Tây, thậm chí quốc tế. Hậu quả có thể xảy ra là gì? Ví dụ được đề cập nhiều nhất chính là Iran.

Năm 2012, sau khi Ngân hàng trung ương Iran và các tổ chức tài chính của nước này bị loại khỏi hệ thống SWIFT, đã gây thiệt hại gần một nửa nguồn thu xuất khẩu dầu mỏ và 30% nguồn thu từ ngoại thương.

Tuy nhiên, cũng có người cho rằng quy mô nền kinh tế Nga lớn hơn nhiều so với Iran, nên ảnh hưởng cũng sẽ khác.

Nga có dễ “bị thương”?

Nga sản xuất 10% dầu mỏ toàn cầu, cung cấp 40% khí đốt tự nhiên cho châu Âu, đồng thời là nước xuất khẩu ngũ cốc và phân bón hóa học lớn nhất thế giới, sản xuất palladium và niken nhiều nhất, đứng thứ ba về xuất khẩu than đá và thép, cũng như thứ năm về xuất khẩu gỗ.

Việc loại Nga - nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới, và cũng là 1 trong 6 nhà cung ứng hàng hóa chiến lược, ra khỏi hệ thống thương mại là điều chưa từng có tiền lệ trong thời đại toàn cầu hóa. Đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế phương Tây đang đối diện với thách thức lạm phát leo thang, giá năng lượng cao.

Do đó, nếu không tính toán cẩn thận, thì “quả bom hạt nhân tài chính” này không những gây thương tổn cho Nga, mà cũng gây tổn hại cho các nước phương Tây.

Bên cạnh đó, Nga còn có một điều kiện mà Iran không có, đó là Trung Quốc, với quan hệ chuẩn đồng minh "không có giới hạn", hợp tác chiến lược "không có vùng cấm".

Tin liên quan
Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây có thể nhấn chìm đồng Ruble của Nga? Các lệnh trừng phạt từ Mỹ và phương Tây có thể nhấn chìm đồng Ruble của Nga?

Dưới sự bao vây của phương Tây, những năm gần đây, Nga và Trung Quốc ngày càng xích lại gần nhau, thường xuyên lên tiếng ủng hộ lẫn nhau trên vũ đài quốc tế, khi cần thiết Bắc Kinh có thể dựa vào sức mạnh ngoại giao và kinh tế để ném "phao cứu sinh" cho Moscow.

Vì vậy, có bình luận cho rằng, hiện nay, Nga đang kiểm tra sức ép của “bom hạt nhân tài chính”, trong khi Trung Quốc đứng bên cạnh quan sát, nắm chắc cơ hội. Cơ hội này chính là xây dựng một hệ thống thay thế SWIFT.

Trên thực tế, cả Bắc Kinh và Moscow đều muốn cân bằng địa vị thống trị của Mỹ và đồng USD trong hệ thống tài chính toàn cầu.

Những hệ thống cạnh tranh với SWIFT

SWIFT ra đời vào năm 1973, trụ sở chính đặt ở thủ đô Brussels của Bỉ, chức năng chủ yếu là chuyển thông tin thanh toán giữa hệ thống ngân hàng toàn cầu. Hiện nay, hơn 11.000 tổ chức ngân hàng, chứng khoán, cơ sở hạ tầng thị trường và khách hàng doanh nghiệp của hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu đều thông qua hệ thống này để chuyển báo cáo tài chính.

Mặc dù hệ thống SWIFT không thay mặt khách hàng giữ tiền hoặc quản lý tài khoản, nhưng với tư cách là cơ sở hạ tầng viễn thông tài chính kết nối ngành ngân hàng toàn cầu, nên hoạt động thanh toán quốc tế hầu như đều không thể tách rời SWIFT.

Do USD là đồng tiền chính trong hệ thống thanh toán quốc tế (40,51%), và quyết toán cuối cùng của hơn 95% USD trên phạm vi toàn cầu đều phải thực hiện thông qua hệ thống thanh toán bù trừ liên ngân hàng tại Mỹ (CHIPS), nên ở mức độ rất lớn, Mỹ đã kiểm soát sự vận hành của SWIFT.

Thậm chí, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã sử dụng SWIFT như một công cụ để thực hiện trừng phạt khi xảy ra xung đột địa chính trị.

Từ năm 2005, Mỹ bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Iran, 3 năm sau cắt đứt CHIPS, năm 2012 cắt đứt SWIFT.

Trung Quốc, Nga và thậm chí EU đều đã nghiên cứu phát triển phương án thay thế SWIFT.

Một là, năm 2014, sau khi bị trừng phạt kinh tế do sáp nhập Crimea, Nga đã thành lập hệ thống thông tin tài chính ngân hàng (SPFS), đẩy nhanh tiến trình phi USD hóa.

Về cơ bản, SPFS mô phỏng hệ thống SWIFT. Tính đến ngày 10/11/2021, SPFS có 400 khách hàng sử dụng, nhưng chủ yếu là các tổ chức trong nước của Nga nên khó thay thế SWIFT.

Hai là, hệ thống thanh toán xuyên biên giới bằng đồng Nhân dân tệ (CIPS) do Trung Quốc xây dựng vào tháng 10/2015. Tính đến cuối tháng 1/2022, CIPS tổng cộng có 1.280 khách hàng tham gia, bao gồm hàng chục tổ chức của Nga.

Quý I/2021, giá trị giao dịch của CIPS đạt 17.460 tỷ Nhân dân tệ (NDT), bằng khoảng 10-20% SWIFT.

CIPS cung cấp dịch vụ thông tin, thanh toán và kế toán, có tiềm năng vận hành độc lập, đồng thời có tuyến viễn thông trực tiếp riêng giữa các tổ chức tài chính. Tuy nhiên, nếu liên quan đến các ngân hàng không trực tiếp tham gia CIPS, thì hoạt động giao dịch thông qua CIPS có thể vẫn phải dựa vào SWIFT để chuyển tải báo cáo tài chính xuyên biên giới.

Trong một bản báo cáo năm 2020, BOCI (công ty con thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung Quốc - Bank of China) đã nhấn mạnh, đối với các ngân hàng và doanh nghiệp Trung Quốc, CIPS có thể hoạt động đầy đủ như một hệ thống nhắn tin mà không có rủi ro tiết lộ thông tin giao dịch cho Mỹ.

‘Vũ khí hạt nhân tài chính’ đẩy nhanh tiến trình phi USD hóa?
Trung Quốc, Nga và thậm chí EU đều đã nghiên cứu phát triển phương án thay thế SWIFT. (Nguồn: financetnt.com)

Ba là, cơ chế hỗ trợ trao đổi thương mại (INSTEX) do châu Âu và Iran phối hợp xây dựng nhằm thực hiện giao dịch thương mại không sử dụng đồng USD với Iran. Tuy nhiên, do sự ngăn cản của Mỹ nên dường như không thể sử dụng thực chất.

Rõ ràng, mặc dù quy mô vẫn khá hạn chế, nhưng hiện nay xem ra CIPS do Trung Quốc xây dựng có tính bao trùm và phù hợp hơn, có khả năng cạnh tranh với hệ thống SWIFT.

Quyền thống trị của USD lung lay

Do đó, mặc dù diễn biến thị trường tổng thể suy yếu, nhưng khái niệm CIPS của Trung Quốc lại bùng nổ, các cổ phiếu liên quan lần lượt tăng, thậm chí đạt mức trần. Điều này đã dẫn đến một số phân tích bình luận phấn khích, cho rằng "không nên lãng phí một cuộc khủng hoảng", loại Nga khỏi SWIFT chính là khởi đầu cho sự sụp đổ quyền thống trị của đồng USD.

Trưởng bộ phận nghiên cứu trái phiếu của Công ty chứng khoán CITIC (Trung Quốc) Minh Minh cũng cho rằng, chú trọng phát triển CIPS và đồng NDT kỹ thuật số có tính tất yếu và cấp bách nhất định trong việc đẩy mạnh tiến trình quốc tế hóa đồng NDT.

Hệ thống CIPS có thể thúc đẩy phát triển quốc tế hóa đồng NDT, đồng thời ở mức động nhất định cũng có thể giảm bớt sự phụ thuộc của Trung Quốc vào hệ thống SWIFT.

Các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga chắc chắn sẽ đẩy nhanh tiến trình tham gia CIPS của Nga. Trong nửa đầu năm 2021, thanh toán bằng đồng NDT đã chiếm 28% xuất khẩu của Nga đối với Trung Quốc, trong khi năm 2013, tỷ lệ này chỉ là 2%.

Nguyên nhân là hai nước này đều đang tăng cường giảm mạnh sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng thời phát triển hệ thống thanh toán xuyên biên giới của nhau.

Mặc dù có ý kiến cho rằng việc loại Nga ra khỏi SWIFT là sự kiện bước ngoặt thúc đẩy tiến trình phi USD hóa, xét về dài hạn điều này rất có lợi đối với toàn cầu hóa đồng NDT.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến nhấn mạnh, nếu điều này khiến SWIFT cắt đứt các dịch vụ đối với nhiều quốc gia duy trì giao dịch và trao đổi vốn với Nga, thì sẽ thúc đẩy thế giới chia rẽ nghiêm trọng và hình thành hai phe đối lập gay gắt, gây nên mối đe dọa lớn hơn đối với phát triển toàn cầu hóa kinh tế, hòa bình và ổn định của thế giới.

Kinh tế thế giới nổi bật (25/2-3/3): Phương Tây bắt tay ‘quay lưng’ với khí đốt Nga, EU dồn đòn trừng phạt, Moscow tung ‘chiêu đặc biệt’ chống đỡ

Kinh tế thế giới nổi bật (25/2-3/3): Phương Tây bắt tay ‘quay lưng’ với khí đốt Nga, EU dồn đòn trừng phạt, Moscow tung ‘chiêu đặc biệt’ chống đỡ

Xung đột Nga-Ukraine ảnh hưởng tới nguồn cung năng lượng và ngũ cốc toàn cầu, phương Tây áp lệnh trừng phạt Moscow, Tổng thống Putin ...

Giá vàng hôm nay 3/3, Giá vàng bất ngờ đảo chiều, nhà đầu tư lo sợ khi Nga có thể bán tháo, SJC tăng vượt dự đoán

Giá vàng hôm nay 3/3, Giá vàng bất ngờ đảo chiều, nhà đầu tư lo sợ khi Nga có thể bán tháo, SJC tăng vượt dự đoán

Giá vàng hôm nay 3/3 giảm nhẹ. Khi nói đến tài sản để sở hữu trong thời kỳ địa chính trị cực kỳ bất ổn, ...

(theo SCMP)

Đọc thêm

Đại sứ Nguyễn Văn Trung trình Thư ủy nhiệm lên Đại diện Nhà vua Anh Charles III tại Quần đảo Cook

Đại sứ Nguyễn Văn Trung trình Thư ủy nhiệm lên Đại diện Nhà vua Anh Charles III tại Quần đảo Cook

Đại sứ Nguyễn Văn Trung nhấn mạnh mong muốn phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Quần đảo Cook.
Thi lớp 10 tại Hà Nội: Điểm danh những trường công lập có tỉ lệ chọi thấp nhất

Thi lớp 10 tại Hà Nội: Điểm danh những trường công lập có tỉ lệ chọi thấp nhất

Hà Nội vừa công bố số học sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 của các trường THPT công lập không chuyên năm nay.
Người đẹp gốc Việt được chọn làm Hoa hậu Hoàn vũ Mỹ 2023

Người đẹp gốc Việt được chọn làm Hoa hậu Hoàn vũ Mỹ 2023

Savannah Gankiewicz, mỹ nhân có bà nội là người Việt Nam, vừa được chọn làm Hoa hậu Hoàn vũ Mỹ 2023 sau khi Hoa hậu Noelia Voigt bỏ danh hiệu.
XSMB 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. dự đoán XSMB 11/5/2024

XSMB 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 7 ngày 11/5/2024. dự đoán XSMB 11/5/2024

XSMB 11/5 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc 11/5/2024. xổ số hôm nay 11/5. dự đoán xổ số miền Bắc thứ 7. kết quả xổ số ngày ...
XSMT 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 11/5/2024. SXMT 11/5/2024

XSMT 11/5, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Bảy ngày 11/5/2024. SXMT 11/5/2024

XSMT 11/5 - Kết quả xổ số ngày 11 tháng 5. SXMT 11/5. trực tiếp kết quả xổ số miền Trung 11/5/2024. xổ số hôm nay 11/5. xổ số miền ...
Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này

Một quốc gia Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho đối tượng này

Một nền kinh tế Đông Nam Á dính ‘bẫy khó khăn’, chính phủ lập tức tung chính sách bù đắp cho lực lượng lao động...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới

Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá giải pháp, sản phẩm dịch vụ ngân hàng Việt Nam không thua kém các nước trên thế giới tại sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm ...
Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?

Giá cà phê hôm nay 10/5/2024: Giá cà phê tăng trở lại, mọi biến động đã được dự báo, thị trường đang về giá trị thực?
10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

10 chủ đề chính trong Kế hoạch tuyên truyền về các hiệp định thương mại tự do năm 2024

Hiện nay, Việt Nam đã tham gia 19 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương, trong đó, có 16 FTA đã ký kết với hơn 60 đối tác.
PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

PCI 2023: Quảng Ninh duy trì vị trí quán quân, Long An bất ngờ bứt phá

Quảng Ninh, Long An, Hải Phòng, Bắc Giang và Đồng Tháp là 5 địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2023.
Khắc phục ‘thẻ vàng’ thủy sản: Trà Vinh thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Khắc phục ‘thẻ vàng’ thủy sản: Trà Vinh thực hiện biện pháp mạnh chống khai thác IUU

Nhờ các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, trong năm 2023 cho đến nay, tỉnh Trà Vinh không có tàu cá vi phạm khai thác hải sản trên biển trái phép.
Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 10/5: Tiếp tục tăng nhẹ

Giá xăng dầu hôm nay 10/5, kết thúc phiên giao dịch ngày 9/5, giá dầu tiếp tục tăng nhẹ lên mức cao nhất trong một tuần.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5: Bảng Anh nhích nhẹ; có tín hiệu mới từ Mỹ, USD 'lung lay'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/5 ghi nhận đồng USD suy yếu so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5: Bảng Anh 'mắc kẹt', Yen Nhật vẫn là tâm điểm chú ý

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/5 tăng khi các nhà đầu tư đặt cược vào nền kinh tế Mỹ vượt trội so với các nền kinh tế khác.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Phiên bản di động