Quản trị trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm thực tiễn từ khu vực và thế giới

Xuân Sơn-Đỗ Ngân
Ngày 25/6, Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Geneva về Quản trị an ninh khu vực (DCAF), Thụy Sỹ tổ chức tọa đàm với chủ đề “Quản trị trí tuệ nhân tạo tại Đông Nam Á”.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Học viện Ngoại giao

Tọa đàm có sự tham gia của hơn 40 diễn giả và đại biểu từ các bộ ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp và kênh truyền thông trong nước, cùng khoảng 15 đại biểu từ DCAF và các đối tác. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phát biểu khai mạc, TS. Nguyễn Việt Lâm, chuyên viên cao cấp, Văn phòng Bộ Ngoại giao cho rằng, thế giới đang đứng trước ngưỡng cửa của thời kỳ trí tuệ nhân tạo (AI) phát triển mạnh mẽ và công nghệ này có nhiều tiềm năng trong cách mạng hóa một số ngành công nghiệp, tăng cường tính hiệu quả, giải quyết một số vấn đề khu vực và toàn cầu. Bên cạnh các cơ hội lớn, AI cũng mang lại nhiều thách thức liên quan đến địa chính trị, xã hội, kinh tế và đạo đức.

Cho rằng đây không phải vấn đề riêng của từng quốc gia, mà cần sự nỗ lực chung của các giới, các chính trị gia, nhà quản lý và doanh nghiệp, ông Nguyễn Việt Lâm kỳ vọng tọa đàm sẽ đề xuất phương hướng giải quyết những vấn đề nêu trên.

Tọa đàm cũng hướng tới mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu một số bài học thành công và xác định những thông lệ tốt nhất để sử dụng AI trong bối cảnh đặc thù của khu vực Đông Nam Á.

Học viện Ngoại giao
TS. Nguyễn Việt Lâm phát biểu khai mạc tọa đàm. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phiên thứ nhất về “Thực trạng phát triển và quản trị AI trên toàn cầu, bài học kinh nghiệm của châu Âu”, đồng chủ trì là TS. Nguyễn Việt Lâm và ông Kevin, đại diện DCAF. Tại phiên này, theo TS. Dawn Lui thuộc DCAF, AI là hệ thống máy đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu lớn, khi có nhiều kết quả đầu vào thì sẽ có kết quả đầu ra khác nhau. Ở đây không chỉ đề cập chính phủ nói riêng, mà về quản trị nói chung, về cơ cấu, cơ chế, tổ chức và cả những quy định, khuôn khổ pháp lý liên quan tới AI.

Trong khi đó, bà Sarah Wiedemar thuộc Viện Kỹ thuật liên bang Zurich (ETH Zurich) của Thụy Sỹ cung cấp 2 mô hình quản trị AI điển hình tại châu Âu là Đạo luật AI của Liên minh châu Âu (EU) và khung quản lý quy định AI của Vương quốc Anh.

Đạo luật AI của EU là khung quản lý ở cấp siêu quốc gia, nhằm đảm bảo hệ thống AI an toàn và minh bạch, cũng như nâng cao đầu tư vào lĩnh vực quản trị AI. Khác với EU, Anh có cách tiếp cận nhẹ nhàng hơn, khuyến khích đổi mới trong phát triển AI, đồng thời sử dụng khung luật pháp có sẵn để áp dụng tùy từng bối cảnh.

Học viện Ngoại giao
TS. Dawn Lui thuộc Trung tâm Geneva về Quản trị An ninh Khu vực (DCAF) trình bày tại tọa đàm. (Ảnh: Xuân Sơn)

Phiên thứ hai về “Thực trạng, cơ hội và thách thức trong quản trị AI tại Việt Nam và Đông Nam Á", chủ trì là TS. Nguyễn Việt Lâm. Ông Benjamin Chua, đại diện Bộ phát triển thông tin truyền thông (IMDA) Singapore, đã chia sẻ, đánh giá toàn diện về tài liệu Hướng dẫn của ASEAN về quản trị AI và đạo đức. Đại biểu này nhấn mạnh còn nhiều điều phía trước để ASEAN hợp tác và tiến tới xây dựng khung tiêu chuẩn của ASEAN về quản trị AI; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm, sáng kiến của Singapore đối với quản trị AI, trong đó gồm đề xuất xây dựng bộ chỉ số đánh giá về quản trị AI cho các nước ASEAN.

Bên cạnh đó, TS. Nguyễn Đức Thủy, Viện Công nghiệp phần mềm & nội dung số, Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về quản lý sản phẩm AI tại châu Âu, ASEAN và Hàn Quốc, đồng thời khẳng định AI là xu thế phát triển tất yếu, có tác động to lớn, toàn diện về cả mặt tích cực lẫn tiêu cực với đời sống xã hội.

Trên khía cạnh quản trị AI, Việt Nam chưa có những hướng dẫn, quy định của cơ quan chức năng nhà nước về lĩnh vực sử dụng dữ liệu trong các hệ thống, sản phẩm, dịch vụ AI trong nước; chưa có những công bố mang tính chuyên môn về kỹ thuật; chưa lường trước các rủi ro của AI trong những ứng dụng cụ thể.

Quản trị trí tuệ nhân tạo: Kinh nghiệm thực tiễn từ khu vực và thế giới
Đại diện ImDA Singapore chia sẻ tại Phiên thứ hai về “Thực trạng, cơ hội và thách thức trong quản trị AI tại Việt Nam và Đông Nam Á". (Ảnh: Xuân Sơn)

Do đó, TS. Nguyễn Đức Thủy cho rằng, quản lý AI phải giải quyết hài hòa giữa thúc đẩy phát triển, ứng dụng AI để phát huy mặt tích cực, đồng thời hạn chế rủi ro, tận dụng lợi thế nhân lực trong nước.

Theo ông Hà Trung Hiếu, Công ty Cổ phần Nghiên cứu và Ứng dụng Trí tuệ nhân tạo VinAI, dù xuất phát từ nước đang phát triển, VinAI vẫn có thể lọt top 20 công ty có phòng thí nghiệm phát triển AI lớn nhất thế giới. VinAI thành lập năm 2019, trước khi có ChatGPT và các sản phẩm AI phổ biến ra đời và để đạt được tầm nhìn của mình, VinAI cần có nhân lực tương ứng. Do đó công ty đã tuyển sinh viên tiềm năng từ các trường đại học Việt Nam, cho phép họ tham gia chương trình nghiên cứu AI.

Học viện Ngoại giao
TS. Nguyễn Đức Thủy trả lời phỏng vấn Báo TG&VN về triển vọng quản trị AI tại Việt Nam và Đông Nam Á. (Ảnh: Xuân Sơn)

Về công nghệ AI tạo sinh, đại diện VinAI nhấn mạnh các thách thức hiện nay như việc sử dụng sai AI mục đích đi kèm với lòng tin AI, chi phí và hiệu quả đầu tư phát triển AI. Về đề xuất chính sách, ông Hiếu nhấn mạnh 5 kiến nghị gồm: cần có chính sách đặc biệt phát triển VinAI, nuôi dưỡng và phát triển nhân tài, đầu tư phát triển cộng đồng AI, ưu tiên sử dụng sản phẩm AI Made in Vietnam và xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

Trả lời phỏng vấn phóng viên Báo TG&VN, TS. Nguyễn Đức Thủy cho hay, Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế số ASEAN lần thứ 4 đã họp tại Singapore (tháng 2/2024) và thông qua quyết định ban hành khung quản trị AI mang tính đạo đức và tin cậy, đây là cơ sở pháp lý để thực hiện chung trong khu vực và các nước có thể ban hành quy định cụ thể để thực hiện theo khuôn khổ này.

Với Việt Nam, các cơ quan chức năng đang có những chủ trương xây dựng khung quản trị AI và tiêu chuẩn AI trong thời gian tới, cũng như xem xét để ban hành thành văn bản quy phạm pháp luật.

Phát biểu bế mạc, Chủ trì Tọa đàm cảm ơn sự quan tâm, ủng hộ và tham gia tích cực của các đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến. Ban tổ chức hy vọng các ý kiến trao đổi thẳng thắn và các đề xuất mang tính thực tiễn cao tại tọa đàm sẽ góp phần nâng cao nhận thức về AI trong cộng đồng học thuật, hoạch định chính sách tại Việt Nam và quốc tế.

Điểm tin thế giới sáng 5/6: Hy Lạp ứng dụng AI trong du lịch, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS, Ngoại trưởng Australia tới quần đảo Solomon

Điểm tin thế giới sáng 5/6: Hy Lạp ứng dụng AI trong du lịch, Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập BRICS, Ngoại trưởng Australia tới quần đảo Solomon

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 5/6.

Điểm tin thế giới sáng 6/6: Israel mua 25 máy bay F-35 từ Mỹ, UAV Trung Quốc bay qua biển Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden thăm Pháp

Điểm tin thế giới sáng 6/6: Israel mua 25 máy bay F-35 từ Mỹ, UAV Trung Quốc bay qua biển Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden thăm Pháp

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 6/6.

Hoa hậu H'hen Niê đồng hành nâng cao nhận thức về tội phạm mua bán người

Hoa hậu H'hen Niê đồng hành nâng cao nhận thức về tội phạm mua bán người

Ngày 18/6, Đại sứ quán Anh tại Hà Nội phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang đồng tổ ...

Điểm tin thế giới sáng 24/6: Quan hệ Ấn Độ-Bangladesh 'thăng hoa', Ba Lan cân nhắc đóng cửa khẩu với Belarus, Mỹ tiêu diệt USV của Houthi

Điểm tin thế giới sáng 24/6: Quan hệ Ấn Độ-Bangladesh 'thăng hoa', Ba Lan cân nhắc đóng cửa khẩu với Belarus, Mỹ tiêu diệt USV của Houthi

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 24/6.

Điểm tin thế giới sáng 25/6: Nga bắn pháo hạm ở Biển Nhật Bản, Pháp lo ngại bất ổn an ninh, Tổng thống Peru thăm Trung Quốc

Điểm tin thế giới sáng 25/6: Nga bắn pháo hạm ở Biển Nhật Bản, Pháp lo ngại bất ổn an ninh, Tổng thống Peru thăm Trung Quốc

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 25/6.

Đọc thêm

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Đây sẽ là quốc gia đầu tiên được Campuchia cho phép tàu thăm viếng cảng Ream sau cải tạo

Nhật Bản sẽ nước đầu tiên có tàu được phép cập cảng căn cứ hải quân Ream của Campuchia sau khi quá trình cải tạo hoàn tất.
Hoa hậu Nông Thúy Hằng trình diễn áo dài cưới lấy cảm hứng rồng, phượng

Hoa hậu Nông Thúy Hằng trình diễn áo dài cưới lấy cảm hứng rồng, phượng

Hoa hậu Nông Thúy Hằng sóng đôi quán quân The Face Mạc Trung Kiên trình diễn áo dài cưới.
Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 24/12: Sắc xanh bao trùm

Giá xăng dầu hôm nay 24/12, giá dầu bắt đầu phiên giao dịch trong sắc xanh với cả dầu Brent và WTI đều tăng nhẹ.
Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Đại sứ Nga: Đức lâm 'ngõ cụt' trong chính sách ủng hộ Ukraine, sẽ chẳng có vũ khí kỳ diệu nào cả

Nga cho rằng, quan niệm về việc giáng một 'thất bại chiến lược' vào Moscow đang nhanh chóng mất đi sức hút ở Đức.
Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Quan điểm phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đã được đề cập trong Hiến pháp 2013 tại khoản 2, Điều 63: “Nhà nước khuyến khích mọi hoạt ...
SUV điện Lynk & Co 02 ra mắt tại Trung Quốc, giá từ 484 triệu đồng

SUV điện Lynk & Co 02 ra mắt tại Trung Quốc, giá từ 484 triệu đồng

Hãng xe Trung Quốc vừa ra mắt mẫu SUV điện Lynk & Co 02 tại thị trường quê nhà với mức giá khởi điểm từ 138.900 Nhân dân tệ (tương ...
Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản nhanh chóng hỗ trợ công dân bị nợ lương

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản xuống địa phương hỗ trợ, đồng hành giải quyết vụ việc một công ty Nhật Bản nợ lương người lao động Việt Nam.
Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Singapore đã bắt giữ và xét xử kẻ sát hại công dân người Việt

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cập nhật một số thông tin liên quan đến vụ việc công dân người Việt bị sát hại tại Singapore.
Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ bảo hộ công dân tại Syria trong trường hợp khẩn cấp

Đại sứ quán Việt Nam tại Iran kiêm nhiệm Syria sáng 8/12 cảnh báo công dân Việt Nam không nên đến Syria vào thời điểm này.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Tự hào là nhân chứng một giai đoạn phát triển của Báo

Nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Tùng Lâm nhớ lại những kỷ niệm một thời hoạt động sôi nổi khi tờ báo mới đổi tên.
Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Báo Thế giới và Việt Nam với tôi như một người bạn thân tình!

Những tình cảm mà bà Phan Thu Hằng, Giám đốc Trung tâm UNESCO bảo tồn và giao lưu văn hóa quốc tế, Chủ tịch ICEP - Hanoi Classy, chia sẻ về Báo TG&VN.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ II): Ý chí trong thương đau nuôi lớn các anh hùng

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không bao giờ quên những đêm hành quân trong khói lửa mịt mùng.
Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Những trận đánh lịch sử trong ký ức Tướng Quân đội nhân dân Việt Nam (kỳ I): Từ các câu 'thần chú' khớp lệnh đến lời dặn cầm quân khắc cốt ghi tâm

Tướng của Quân đội nhân dân Việt Nam - Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu nhớ như in những trận đánh lịch sử đã từng tham gia.
Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024: Dấu ấn Việt Nam từ góc nhìn của Đại sứ nước ngoài

Triển lãm Quốc phòng quốc tế 2024 gây ấn tượng mạnh với các nhà ngoại giao quốc tế đang làm việc tại Việt Nam.
Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao ủy Thương mại Martin Kent: Xây dựng liên kết mạnh mẽ hơn trong hợp tác quốc phòng Việt Nam-Anh

Cao uỷ Thương mại Anh tại châu Á-Thái Bình Dương Martin Kent trả lời phỏng vấn Báo Thế giới và Việt Nam bên lề Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.
Phiên bản di động