Bộ trưởng An ninh quốc gia Israel Itamar Ben Gvir (ngoài cùng bên trái) đến Đền Al-Aqsa ngày 13/8. (Nguồn: Times of Israel) |
Khu đền Al-Aqsa nằm ở Đông Jerusalem, vùng lãnh thổ bị Israel chiếm đóng trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967 và sáp nhập trái phép sau đó. Theo quy ước lâu nay, người Do Thái được phép thăm khu đền nhưng không được cầu nguyện tại đó.
Tin liên quan |
Làm gì lúc này ở Trung Đông? |
Việc ông Ben Gvir đến khu vực này được cho có thể châm ngòi cho các xuộc xung đột mới, trong bối cảnh cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hamas của người Palestine ở Dải Gaza vẫn chưa kết thúc.
Hãng tin AFP cho hay, sau động thái của Bộ trưởng Ben Gvir, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã cáo buộc quan chức theo đường lối cực hữu trong chính phủ Israel này gây hại cho những nỗ lực đàm phán hướng tới lệnh ngừng bắn ở Dải Gaza.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Vedant Patel nêu rõ: “Mỹ kiên định lập trường ủng hộ việc bảo vệ nguyên trạng lịch sử liên quan những địa điểm linh thiêng của Jerusalem và mọi hành động đơn phương… gây nguy hiểm cho nguyên trạng như vậy là không thể chấp nhận được".
Thậm chí, Mỹ cho rằng, hành động này làm giảm đi vai trò thúc đẩy của Washington tại "thời điểm sống còn" đối với các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt xung đột ở Dải Gaza.
Sau ông Patel, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cũng đưa ra tuyên bố với những lời lẽ gay gắt khi cho rằng, ông Ben Gvir đã thể hiện “thái độ coi thường trắng trợn” đối với hiện trạng tại Nhà thờ Al-Aqsa.
Báo Times of Israel đưa tin, Ngoại trưởng Blinken đã hối thúc Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngăn chặn xảy ra thêm “các hành động khiêu khích” sau sự kiện trên, nói rõ: “Chúng tôi sẽ trông cậy vào chính phủ Israel để ngăn chặn những sự cố tương tự trong tương lai”.
Đồng quan điểm với Mỹ, Liên hợp quốc (LHQ) cũng lên án hành động của ông Ben Gvir, đánh giá động thái này mang tính “khiêu khích thái quá”.
Phó phát ngôn viên LHQ Farhan Haq bày tỏ: “Chúng tôi phản đối mọi nỗ lực hòng thay đổi nguyên trạng bên trong các địa điểm linh thiêng. Tương tự những điểm linh thiêng khác ở Jerusalem, Đền Al-Aqsa… nên được quản lý bởi những tổ chức tôn giáo phụ trách các địa điểm đó".
Từ Paris, Bộ Ngoại giao Pháp chỉ trích buổi cầu nguyện của Bộ trưởng Ben Gvir là “hành vi khiêu khích” không thể chấp nhận được, đồng thời hối thúc Israel tôn trọng hiện trạng tại địa điểm linh thiêng thứ 3 của các tín đồ Hồi giáo.
Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar và Ai Cập cùng ngày cũng đã kịch liệt lên án chuyến đi của ông Ben Gvir, coi đây là hành vi khiêu khích và vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.
Ba nước cảnh báo, những hành vi vi phạm như vậy có thể ảnh hưởng đến những nỗ lực đang diễn ra nhằm đạt được thỏa thuận ngừng bắn ở Dải Gaza.
| Tin thế giới 13/8: Biên giới Nga 'nóng ran', Iran khuyên 3 nước châu Âu đứng lên 'một lần và mãi mãi', Israel đột kích Dải Gaza Tình hình căng thẳng ở vùng biên giới Nga do cuộc tấn công của Ukraine vào tỉnh Kursk, căng thẳng Iran-Israel với những nguy cơ ... |
| Chảo lửa Trung Đông: HĐBA họp khẩn cấp, Iran muốn điều kiện gì để từ bỏ kế hoạch trả đũa Isarel? Chiều 13/8, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã nhóm họp phiên khẩn cấp theo đề xuất của Algeria để nghe báo ... |
| Tấn công tên lửa nhằm vào căn cứ Mỹ tại Syria Sáng 14/8, truyền thông nhà nước Syria đưa tin, một vụ tấn công bằng tên lửa đã nhằm vào căn cứ không quân của Mỹ ... |
| Tình hình tỉnh Kursk: Ukraine tuyên bố về chiến dịch, Nga xác nhận mất quyền kiểm soát 28 điểm, Tổng thống Putin phát cảnh báo 'nóng' Ngày 12/8, Ukraine đã xác nhận đang tiến hành một chiến dịch tại khu vực tỉnh Kursk ở miền Tây nước Nga, trong khi Moscow ... |
| Tỉnh Kursk bị tấn công: Nga nói Ukraine sẽ phải 'hối hận sâu sắc', Mỹ bị Kiev qua mặt, Tổng thống Biden gọi 'tình thế tiến thoái lưỡng nan' Vụ tấn công bất ngờ của quân đội Ukraine vào tỉnh Kursk ở miền Tây nước Nga từ hôm 6/8 đã khiến xung đột Moscow-Kiev ... |