TIN LIÊN QUAN | |
Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc đem lại rủi ro gì cho thế giới? | |
Cuộc chiến 5G: Thế giới sẽ chọn Mỹ hay Trung Quốc? |
Tổng thống Trump sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro để đối phó Trung Quốc? (Ảnh minh họa. Nguồn: QZ) |
Trong bài phát biểu quan trọng ở Viện Brookings về "sự ảnh hưởng khu vực ngày càng tăng và chiến lược của Trung Quốc", bà Curtis đã liệt kê một số nước giáp giới hay gần Trung Quốc, trong đó có Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và Bhutan, mà Mỹ đang tăng cường quan hệ kinh tế và quân sự.
Bà nêu rõ: "Mỹ sẵn sàng chấp nhận thêm rủi ro trong quan hệ Mỹ-Trung. Tôi cho rằng, mỗi bên đều sẽ phải quen với các chỉ thị mới vốn sẽ định hướng chính sách của Mỹ trong khu vực mà chúng tôi hướng tới".
Tập trung vào Nam Trung Á, bà cho hay, mối quan hệ Mỹ-Ấn Độ đang được củng cố, đồng thời đảm bảo các nước khác ở Nam và Trung Á có thể bảo vệ chủ quyền của chính họ.
Bà Curtis đề cập thỏa thuận vũ khí trị giá 3 tỷ USD giữa Mỹ và Ấn Độ liên quan việc bán 24 trực thăng Romeo Seahawk MH-60 và 6 trực thăng tấn công Apache AH-64E cùng một thỏa thuận tăng cường tham vấn bốn bên với Australia và Nhật Bản như một nền tảng trong chiến lược khu vực của Tổng thống Trump.
Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của chính quyền Tổng thống Trump - một nền tảng trong chính sách châu Á của Washington - đã mở rộng khu vực châu Á-Thái Bình Dương từ Nam Á đến vùng bờ biển Thái Bình Dương của Mỹ, bị Bắc Kinh xem là nỗ lực hòng tập hợp các cường quốc khu vực như Ấn Độ và Nhật Bản để đối trọng với sự trỗi dậy của Trung Quốc trong khu vực.
Cáo buộc Bắc Kinh "bán các vũ khí rẻ tiền và xây dựng một căn cứ cho các tàu ngầm từ thập niên 1970 mà Trung Quốc từng bán cho Hải quân Bangladesh vào năm 2016", bà Curtis đã bày tỏ kiên định về mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Washington với Dhaka.
Tuy nhiên, bà Curtis lại không mấy lạc quan về việc Kazakhstan, Kyrgyzstan và các nước cộng hòa khác ở Trung Á trong việc chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc, khi nhấn mạnh, những hậu quả kinh tế mà các nước trong khu vực có thể phải đối mặt trong trường hợp có quan căng thẳng với Bắc Kinh thông qua việc phản đối cách Trung Quốc đối xử với các tộc người Hồi giáo thiểu số ở cùng Tây Bắc xa xôi của gã khổng lồ châu Á.
Bà nói: "Liên quan đến các nước Trung Á, tôi cho rằng, họ lo ngại tầm ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc ở nước họ".
| Tin thế giới ngày 30/7: Mỹ sẵn sàng 'chơi lớn' để đối phó Trung Quốc, Belarus nghi Nga can thiệp bầu cử, Bất ngờ Triều Tiên bắn tên lửa TGVN. Căng thẳng Mỹ-Trung, quan hệ Belarus-Nga, Bán đảo Triều Tiên, Biển Hoa Đông và đại dịch Covid-19 là những sự kiện quốc tế nổi bật ... |
| Soán ngôi Nga, Trung Quốc trở thành đối thủ số một của Mỹ TGVN. Mỹ bắt đầu coi Trung Quốc là mối đe dọa chính, dù Nga đã thách thức phương Tây khi sáp nhập bán đảo Crimea. ... |
| Tin thế giới ngày 27/7: Mỹ-Trung Quốc đóng cửa Lãnh sự quán của nhau, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Giá vàng cùng Covid-19 'rủ nhau leo Top' châu Á TGVN. Mỹ-Trung Quốc đóng cửa Tổng lãnh sự quán của nhau, lệnh ngừng bắn ở Đông Ukraine, tình hình Syria, giá vàng tăng cao và ... |