Năm nay, lần đầu tiên quân đội Ấn Độ tổ chức một cuộc tập trận chung với sự tham gia của quân đội 40 quốc gia châu Phi. (Nguồn: BW) |
Ấn Độ dự kiến tổ chức sự kiện quân sự lớn này song hành với thời điểm diễn ra cuộc họp Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và mới nổi (G20). Trên cương vị Chủ tịch G20, Ấn Độ đã lên lịch cho khoảng 200 cuộc họp của nhóm ở 50 thành phố trong suốt cả năm.
Cuộc tập trận kéo dài 10 ngày này sẽ diễn ra vào cuối tháng Ba ở Pune, kéo dài đến tuần đầu tiên của tháng Tư. Các bên tham gia cũng sẽ thông báo nhau về các hoạt động quân sự theo Hiến chương Liên hợp quốc, bao gồm việc thành lập phái bộ mới của Liên hợp quốc để duy trì hòa bình, phát triển trụ sở, chuẩn bị đài quan sát quân sự, sự sẵn sàng cho các cuộc chiến bất ngờ và các giải pháp cứu trợ nhân đạo.
Tư lệnh Lục quân Ấn Độ, Tướng Manoj Pande cho biết thêm, chỉ huy quân đội của các quốc gia tham gia sẽ tổ chức một cuộc họp kín bên lề cuộc tập trận.
Cuộc tập trận theo mô hình này diễn ra lần đầu tiên vào năm 2019, với sự tham gia của 17 quốc gia. Sau đó, cuộc tập trận không thể tổ chức do đại dịch Covid-19.
Trang tin ABP dẫn nguồn từ các quan chức quốc phòng cho hay, cuộc tập trận quân sự quy mô lớn lần này là kết quả của Đối thoại quốc phòng Ấn Độ-châu Phi (IADD) được tổ chức tại Gandhinagar, bang Gujarat trong khuôn khổ Triển lãm quốc phòng (DefExpo) 2022 diễn ra từ 18-22/10.
Vào thời điểm đó, Bộ trưởng Quốc phòng Rajnath Singh đã nhấn mạnh: “Ấn Độ vẫn đoàn kết với các nước châu Phi trong công cuộc tìm kiếm hòa bình, an ninh, ổn định, tăng trưởng và thịnh vượng. Quan hệ đối tác của chúng tôi với châu Phi tập trung vào 10 nguyên tắc chỉ đạo mà Thủ tướng Narendra Modi nêu rõ trong bài phát biểu trước Quốc hội Uganda vào năm 2018”.
Người đứng đầu Bộ Quốc phòng Ấn Độ cũng khẳng định, châu Phi sẽ nằm ở “ưu tiên hàng đầu của chúng tôi”.
New Delhi “sẽ tiếp tục tăng cường và làm sâu sắc thêm các cam kết với châu Phi. Ngoài các mục tiêu về quan hệ đối tác phát triển, thương mại và công nghệ mà Ấn Độ muốn củng cố với các quốc gia châu Phi, tuyên bố còn đề cập sự hợp tác trong việc tăng cường khả năng chống khủng bố và chủ nghĩa cực đoan, hỗ trợ các sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và hoạt động vì các đại dương tự do và rộng mở”.
Một số lĩnh vực trọng tâm chính của cả hai bên là cam kết quốc phòng, trong đó có xây dựng năng lực, đào tạo, an ninh mạng, an ninh hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương và chống khủng bố.
Theo Business World, trong những năm gần đây, Ấn Độ đã tập trung vào việc tăng cường quan hệ chiến lược và quốc phòng với lục địa châu Phi để đối phó với nỗ lực gia tăng của Trung Quốc trong việc mở rộng ảnh hưởng đối với các nước này.
Goa Chronicle nhận định, cuộc tập trận lớn với quân đội các nước châu Phi là một bước chuẩn bị của quân đội Ấn Độ để đối phó với cạm bẫy ngoại giao ngày càng lớn của Trung Quốc đối với lục địa.
| Chiến hạm lớn nhất của Ấn Độ được bàn giao cho hải quân Ngày 2/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi chính thức phiên chế tàu sân bay nội địa đầu tiên mang tên INS Vikrant cho lực ... |
| Mỹ-Hàn Quốc lần đầu tập trận không quân quy mô lớn sau 5 năm Sau gần 5 năm, Mỹ và Hàn Quốc tiến hành cuộc tập trận không quân chung quy mô lớn bắt đầu từ ngày 31/10, nhằm ... |
| Nhóm Bộ tứ tập trận Malabar, Ấn Độ và Pháp hợp tác làm điều này tại Ấn Độ Dương Ngày 8/11, cuộc tập trận hải quân chung Malabar của nhóm Bộ tứ (Quad) đã bắt đầu ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản, trong ... |
| Ấn Độ thử tên lửa BrahMos cải tiến, tập trận chung với Mỹ gần biên giới Trung Quốc Ngày 29/11, quân đội Ấn Độ đã phóng thử tên lửa đất đối đất BrahMos cải tiến về tầm bắn từ quần đảo Andaman và ... |
| Israel bán cảng lớn nhất cho tập đoàn Ấn Độ, nhất trí tăng cường quan hệ với New Delhi Ngày 11/1, Tập đoàn Adani của Ấn Độ đã hoàn tất thương vụ mua cảng Haifa của Israel với trị giá lên đến 4 tỷ ... |