Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Campuchia - Mỹ tiếp tục sóng gió

Hồi đầu tuần, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, sẽ cắt viện trợ phát triển dành cho Campuchia về mức bằng không từ năm 2018.
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170429152936 Khẳng định giá trị của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam-Campuchia, Việt Nam-Lào
tin nhap 20170429152936 Những mối tình luôn được trân trọng, gìn giữ

Đây là thông báo mới nhất của Bộ Ngoại giao Mỹ được nhật báo Phnom Penh Post dẫn lại. Cũng theo báo này, các nhà phân tích cho rằng việc Mỹ cắt viện trợ phát triển dành cho Campuchia là thể hiện sự bớt chú ý đối với quốc gia Đông Nam Á này, đồng thời là dấu hiệu cho phép Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng tại Campuchia.

Sok Chomroen, Giám đốc điều hành tổ chức KHANNA phụ trách về phòng chống lây nhiễm AIDS, cho biết hồi đầu tháng 2 vừa qua, tổ chức này đã được USAID thông báo sẽ cắt mọi viện trợ về tài chính kể từ năm 2018. Trong khi đó, năm 2016, viện trợ của Mỹ dành cho Campuchia là 34,4 triệu USD.

tin nhap 20170429152936
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin (phải) trong một cuộc họp về ngân sách liên bang tại Nhà Trắng hồi tháng Hai vừa qua. (Nguồn: AFP)

Đáng chú ý, động thái trên diễn ra cùng thời điểm với việc Bộ Ngoại giao Campuchia thông báo với Mỹ về việc nước này sẽ ngừng tiếp nhận các tội phạm Mỹ gốc Campuchia và mong muốn sửa đổi hiệp định song phương về trục xuất tội phạm đã áp dụng suốt 15 năm qua. Thông tin này đã được phía Campuchia chuyển tới ông W. Patrick Murphy, Phó Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương hiện đang có chuyến thăm và làm việc tại đất nước chùa tháp.

Ngày 27/4, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã kêu gọi Mỹ đàm phán lại thỏa thuận trên, trong đó có điều khoản quy định công dân Campuchia định cư lâu dài tại Mỹ sẽ bị Washington trục xuất nếu mang trọng tội. Thủ tướng Campuchia khẳng định Phnom Penh không muốn bãi bỏ thỏa thuận này mà chỉ muốn đề xuất sửa đổi vì "những lý do nhân đạo và nhân quyền", đồng thời bày tỏ hy vọng Chính quyền của Tổng thống Donald Trump sẽ chấp thuận đề nghị này.

Kể từ khi thỏa thuận trên có hiệu lực hồi năm 2002, khoảng 550 tội phạm Campuchia đã bị trục xuất khỏi Mỹ, song nhiều người trong số đó thậm chí không thể nói tiếng Campuchia. Thỏa thuận này thời gian qua cũng đã vấp phải sự chỉ trích của cả người dân Campuchia và cộng đồng người Campuchia tại Mỹ. Trước đó, Thủ tướng Hun Sen đã nhiều lần kêu gọi Mỹ xem xét xóa các khoản nợ của nước này từ thời chế độ Lon Nol song chưa được phía Mỹ chấp thuận.

Các động thái trên diễn ra trong bối cảnh Campuchia đang tiến gần đến cuộc bầu cử Hội đồng xã phường khóa IV, dự kiến tổ chức vào tháng 6 tới và bầu cử Quốc hội khóa VI, dự kiến tổ chức vào giữa năm 2018. Tình hình chính trường Campuchia đang tiếp tục có nhiều diễn biến căng thẳng khi Bộ Nội vụ nước này chưa công nhận 3 phó Chủ tịch mới được bầu của đảng Cứu nguy dân tộc (CNRP), đảng đối lập lớn nhất tại Campuchia có khả năng đe dọa vị trí cầm quyền của đảng Nhân dân (CPP) trong các cuộc bầu cử sắp tới; đồng thời ra lệnh cấm 2 nghị sĩ của CNRP là bà Mu Sochua (Phó Chủ tịch đảng) và ông Long Ry rời Campuchia, do bị Tòa án triệu tập liên quan vụ ông Chun Chanboth, Phó Ban tiếng Khmer Đài Á châu Tự do (RFA), giả danh làm trợ lý của 2 nghị sĩ trên để cùng họ vào nhà tù Prey Sar phỏng vấn các phạm nhân của đảng đối lập đang bị giam giữ tại đây. 

tin nhap 20170429152936
Tuyên bố chung Việt Nam - Campuchia

Hôm nay, 25/4, tại Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Campuchia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai bên đã ra Tuyên ...

tin nhap 20170429152936
Thủ tướng đến chào Đại Tăng thống, tiếp Hội hữu nghị Campuchia - Việt Nam

Tiếp tục chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, chiều 25/4, tại Thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến chào và ...

tin nhap 20170429152936
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội đàm với Thủ tướng Campuchia

Sáng 25/4, ngay sau lễ đón chính thức tại Cung Hòa bình, thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội ...

(theo TTXVN)