Quan hệ đang 'dần nồng ấm', Tổng thống Nga chính thức thăm Pháp

TGVN. Ngày 19/8, Tổng thống Nga Vladimir Putin lên đường thăm chính thức Pháp nhằm thảo luận thực trạng song phương và nhiều vấn đề thời sự quốc tế quan trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
quan he dang dan nong am tong thong nga chinh thuc tham phap Ông Putin lên tiếng sau đòn trừng phạt “hội đồng” của phương Tây
quan he dang dan nong am tong thong nga chinh thuc tham phap ​Phái đoàn 12 chính trị gia Pháp thăm Crimea nhân kỷ niệm 5 năm sáp nhập vào Nga
quan he dang dan nong am tong thong nga chinh thuc tham phap
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Pháp bên lề Hội nghị G20 tại Osaka, Nhật Bản vào tháng 6/2019. (Nguồn: AFP)

Phát biểu với báo giới, trợ lý Tổng thống Nga Yuri Ushakov cho biết, trong chuyến thăm một ngày tới Pháp, Tổng thống Putin sẽ thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà Emmanuel Macron về các giải pháp cải thiện quan hệ song phương, vốn có chiều hướng phát triển tích cực trong thời gian gần đây.

Dự kiến, Tổng thống Macron sẽ cố gắng thuyết phục người đồng cấp Nga chấp nhận các yêu cầu đối thoại của Ukraine.

Bên cạnh đó, lãnh đạo hai nước cũng sẽ trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề quốc tế quan trọng, trong đó có việc bảo đảm an ninh tại châu Âu và hợp tác giữa Nga và Liên minh châu Âu (EU), Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA), cuộc khủng hoảng tại Syria, Lybia… cũng như chống khủng bố và an ninh mạng.

Nhà nghiên cứu hàng đầu tại Viện Châu Âu thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, bà Ekaterina Narochnitskaya cho rằng, Tổng thống Macron cần một cuộc gặp với người đồng cấp Nga để củng cố vị thế của mình, cả trong nước và quốc tế.

Bà Narochnitskaya nói: "Ông Macron cần cuộc gặp này, ông ta cần nó diễn ra ổn thỏa, nhưng đồng thời, cũng có thể có nguy hiểm nếu kết quả cuộc họp này quá thành công, vì ngay từ đầu, ông ấy được hỗ trợ bởi những lực lượng không định hướng quan hệ hợp tác với Nga, cũng như bình thường hóa quan hệ với Moscow, mà là ngược lại".

Bà nhắc lại rằng, nhà lãnh đạo Pháp đã trải qua một năm khó khăn, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng gây ra bởi phong trào phản kháng của phe "Áo vàng".

Bà Narochnitskaya phân tích: "Ông Macron đã vất vả giải quyết những thách thức nội bộ, cuộc khủng hoảng đa khía cạnh trong nhiệm kỳ của ông đã qua, vì vậy điều quan trọng đối với ông giờ đây là củng cố vị trí của mình. Ngay lúc này, nhiệm vụ của ông là thu hút thêm người ủng hộ trong cuộc bầu cử và làm suy yếu phe đối lập".

Ngoài ra, bà Narochnitskaya nhấn mạnh, Tổng thống Pháp cũng hiểu rằng, khi thảo luận về các vấn đề quốc tế, không thể bỏ qua lập trường của Nga.

Giới phân tích cũng cho rằng, quan hệ giữa Moscow và Paris đang dần nồng ấm trở lại khi các cuộc tiếp xúc giữa hai bên, đặc biệt ở cấp cao ngày càng trở nên thường xuyên hơn.

Hôm 28/6, hai tổng thống đã gặp nhau Hội nghị thượng đỉnh Các Nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại Osaka Nhật Bản. Lãnh đạo Nga và Pháp còn thường xuyên điện đàm để thảo luận nhiều vấn đề trong quan hệ song phương và quốc tế.

Đây là chuyến thăm chính thức nước Pháp đầu tiên của ông Putin kể từ khi Tổng thống Macron đắc cử. Trong năm nay, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cũng đã đến thành phố Le Havre, vùng Normandie, miền Tây Bắc nước Pháp, để hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà Edouard Philippe.

Nhờ có các cuộc tiếp xúc cấp cao nên nhiều cơ chế hợp tác quan trọng giữa hai nước, vốn bị đóng băng sau năm 2014, đã được khôi phục hoạt động, trong đó đáng chú ý là Ủy ban hợp tác an ninh với sự tham gia của Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao, tức là cơ chế “2+2” và Ủy ban hợp tác kinh tế, tài chính, công nghiệp và thương mại.

Lĩnh vực kinh tế thương mại cũng ghi nhận chiều hướng đi lên. Kết thúc năm 2018, kim ngạch thương mại hai chiều tăng 11%, đạt 17,2 tỷ USD so với năm trước đó, khối lượng vốn của Pháp đầu tư vào nền kinh tế Nga đạt hơn 18 tỷ USD. Hơn 600 doanh nghiệp Pháp hoặc liên doanh đang hoạt động tích cực trên thị trường Nga.

Ông Ushakov cũng nhấn mạnh rằng, Moscow luôn sẵn sàng khôi phục đối thoại chính trị với EU, do đó Tổng thống Putin sẽ nêu vấn đề triển vọng hợp tác giữa Nga và EU với người đồng cấp Pháp, quốc gia đóng vai trò quan trọng tại châu Âu.

Hiện giới phân tích cho rằng, không nên đặt nhiều kỳ vọng vào những thỏa thuận đột phá giữa Moscow và Paris, song, chuyến thăm Pháp lần này của Tổng thống Putin có ý nghĩa quan trọng không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương phát triển, mà còn tạo ra xung lực mới giúp tái khởi động quan hệ Nga - EU.

quan he dang dan nong am tong thong nga chinh thuc tham phap

Tình báo Pháp: Không có dấu hiệu cho thấy Nga liên quan tới biểu tình "Áo vàng"

Truyền thông địa phương ngày 16/12 dẫn một nguồn tin tình báo cho biết, các cơ quan tình báo Pháp không tìm thấy bất kỳ ...

quan he dang dan nong am tong thong nga chinh thuc tham phap

Các nước châu Âu muốn khôi phục hợp tác song phương với Nga

Ngày 15/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Nga và Pháp đang dần khôi phục các cơ chế hợp tác đã được thiết lập ...

quan he dang dan nong am tong thong nga chinh thuc tham phap

Tổng thống Putin vẫn thực hiện kế hoạch thăm Pháp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn tiếp tục kế hoạch thăm Pháp cuối tháng này, bất chấp việc Tổng thống Pháp Francois Hollande nói rằng ...

PV. (theo Sputnik)

Đọc thêm

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Căng thẳng gia tăng, sinh viên Mỹ gần như 'sạch bóng' tại Trung Quốc

Nhiều thanh niên Mỹ không còn mặn mà với việc theo học tại Trung Quốc do mối quan hệ căng thẳng giữa hai bên, kéo theo những cơ hội kinh ...
Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Bài tarot hôm nay 17/4/2024: Đối với bạn, tình cảm hay tiền bạc quan trọng hơn?

Hãy chọn một lá bài tarot dưới đây để khám phá với bạn chuyện tình cảm hay vấn đề tiền bạc mới là điều quan trọng nhé!
Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 mất bao nhiêu tiền?

Tôi muốn hỏi khi làm thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024 thì sẽ mất bao nhiêu tiền? – Độc giả Huyền Trân
NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

NTK Thoa Trần góp phần tôn vinh lịch sử - văn hóa Hùng Vương qua ngôn ngữ thời trang

Nằm trong khuôn khổ Lễ hội Giỗ Tổ Hùng Vương 2024, NTK Thoa Trần đã góp phần quảng bá di sản văn hóa - lịch sử đất Tổ thông qua ...
Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Phát hiện nơi ở của thổ dân thời kỷ băng hà cuối cùng trên hoang đảo

Hơn 4.000 hiện vật bằng đá vừa được phát hiện tại một hoang đảo ngoài khơi Australia cho thấy đây từng là nơi sinh sống của thổ dân trong kỷ ...
Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe Suzuki Raider R150 mới nhất tháng 4/2024 tại các đại lý trên cả nước sẽ được cập nhật chi tiết trong bài viết dưới đây.
Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản thăm Mỹ: Chuyến đi 'một công nhiều việc'

Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước tại Mỹ, với nhiều mục đích, mục tiêu, cả trong quan hệ song phương và đa phương...
Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Hướng đi chiến lược mới của Bình Nhưỡng

Bình Nhưỡng đang tìm 'lối ra' cho bế tắc trên bán đảo Triều Tiên thông qua hợp tác chặt chẽ hơn với Nga.
Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Vụ tấn công Đại sứ quán Iran ở Syria: Giọt nước có tràn ly?

Sự việc ngày 1/4 dường như là lần đầu tiên một cơ quan đại diện ngoại giao lớn là mục tiêu tấn công.
Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Chặng đường mới của Tổng thống Ai Cập

Đương kim Tổng thống Abdel Fattah El-Sissi đã chính thức tuyên thệ nhậm chức vào ngày 2/4, trở thành người đứng đầu Ai Cập ba nhiệm kỳ liên tiếp.
Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Mồi lửa mới đốt 'chảo lửa' Trung Đông

Vụ tấn công bất ngờ vào tòa nhà lãnh sự Iran tại Syria sẽ khiến bầu không khí căng thẳng tại khu vực Trung Đông thêm 'nóng rẫy'.
Tương lai nào cho Dải Gaza?

Tương lai nào cho Dải Gaza?

Gần sáu tháng kể từ khi xung đột Israel-Hamas bùng phát, tương lai cho lệnh ngừng bắn lâu dài để tiến tới hòa bình tại Dải Gaza vẫn rất mong manh.
'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

'Vén màn bí mật' về kho tên lửa của Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran

Theo trang mạng quân sự Nga, Iran hiện đang sở hữu kho tên lửa lớn nhất và đa dạng nhất ở Trung Đông.
Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Schengen và ‘giấc mơ có thật’ của hai nước Đông Âu

Sau khi Bulgaria và Romania gia nhập, Schengen mở rộng thành khu vực đi lại tự do của 29 thành viên.
Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Các sáng kiến toàn cầu mới của Trung Quốc

Sau một thập kỷ triển khai đại sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), Trung Quốc tiếp tục mở rộng ảnh hưởng toàn cầu bằng các sáng kiến mới.
Sự tàn khốc chưa hồi kết

Sự tàn khốc chưa hồi kết

Cuộc xung đột Nga-Ukraine bước vào năm thứ ba và đang ngày càng trở nên khốc liệt.
Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Phong tục thú vị trong ngày lễ Phục sinh trên thế giới

Là ngày lễ quan trọng nhất của Kitô giáo, lễ Phục sinh được tổ chức ở nhiều nước châu Âu với những phong tục độc đáo, thú vị.
Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Vì tương lai dòng Mekong-Lan Thương

Cơ chế hợp tác Mekong-Lan Thương (MLC) ra đời tháng 3/2016, quy tụ sáu quốc gia ven sông là Trung Quốc, Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar và Thái Lan.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động