📞

Quan hệ liên Triều: Tự đi vào ngõ cụt

11:58 | 12/12/2008
Đường dây điện thoại giữa hai cơ quan Chữ thập đỏ của hai miền Triều Tiên bị cắt. Bình Nhưỡng cho ngừng hoạt động của tuyến đường sắt xuyên biên giới, hạn chế việc đi lại tới Khu công nghiệp Kaesong và tới khu du lịch núi Kim Cương, vốn được coi là những biểu tượng của sự xích lại giữa hai miền. Để đáp trả, Hàn Quốc tuyên bố tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát khu vực dọc biên giới trên bộ với CHDCND Triều Tiên đối phó với “những hành động bất ngờ”. Bán đảo Triều Tiên lại bước vào một chu kỳ căng thẳng mới.
Việc Bình Nhưỡng hạn chế việc đi lại tới Khu công nghiệp Kaesong đã làm mờ biểu tượng về sự xích lại giữa hai miền Triều Tiên.
Đường dây điện thoại giữa hai cơ quan Chữ thập đỏ của hai miền Triều Tiên bị cắt. Bình Nhưỡng cho ngừng hoạt động của tuyến đường sắt xuyên biên giới, hạn chế việc đi lại tới Khu công nghiệp Kaesong và tới khu du lịch núi Kim Cương, vốn được coi là những biểu tượng của sự xích lại giữa hai miền. Để đáp trả, Hàn Quốc tuyên bố tăng cường các hoạt động giám sát và kiểm soát khu vực dọc biên giới trên bộ với CHDCND Triều Tiên đối phó với “những hành động bất ngờ”. Bán đảo Triều Tiên lại bước vào một chu kỳ căng thẳng mới.  

Mặc dù khẳng định không thay đổi chính sách đối với Triều Tiên, nhưng kể từ khi Tổng thống Lee Myung-bak lên cầm quyền vào tháng 2/2008, Seoul luôn tìm cách đi ngược lại chính sách hòa hợp với Bình Nhưỡng mà những người tiền nhiệm của ông Lee theo đuổi. Viện trợ nhân đạo dành cho CHDCND Triều Tiên nay được gắn với các điều kiện về giải giáp vũ khí hạt nhân. Thậm chí, Hàn Quốc còn ngừng các chương trình viện trợ phân bón và ngũ cốc đã cam kết. Bộ Thống nhất Hàn Quốc thì quan tâm đến giả thiết về sự sụp đổ của chế độ miền Bắc nhiều hơn là đến những kịch bản xích lại gần nhau giữa hai miền. Đỉnh điểm là ngày 21/11, Seoul ra mặt ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc về việc bày tỏ sự lo ngại sâu sắc đối với “tình trạng thiếu tôn trọng nhân quyền” ở CHDCND Triều Tiên.

 

Bình Nhưỡng, tất nhiên là lớn tiếng chê trách thái độ của Seoul, và sau đó là tiến hành một loạt hành động trả đũa. Trước hết, họ yêu cầu Seoul tôn trọng các cam kết kinh tế được đưa ra tại cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều lần thứ 2 vào tháng 10/2007. Triền Tiên cũng yêu cầu Hàn Quốc phải có biện pháp ngăn chặn các chiến dịch rải truyền đơn dọc biên giới của các nhà hoạt động về nhân quyền Hàn Quốc và những người tị nạn Triều Tiên. Những người này đã dùng các khinh khí cầu để rải 100.000 tờ truyền đơn ở vùng biên giới. Bất chấp những cam kết được thỏa thuận giữa hai miền Triều Tiên từ năm 2004 về việc chấm dứt các cuộc “chiến tranh tâm lý”, những chiến dịch rải truyền đơn nói trên vẫn tiếp diễn và điều đó khiến Bình Nhưỡng vô cùng tức giận.

 

Ngày 10/12, tại Bắc Kinh, sau khi kết thúc ngày thứ 3 của cuộc đàm phán 6 bên, trưởng đoàn đám phán Mỹ Christopher Hill cho biết các nhà đám phán của 6 nước đã không đạt được tiến triển nào đối với đề nghị của Trung Quốc đưa ra hôm 9/12 về vấn đề kiểm chứng hoạt động hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Ngày 10/12, tại Bắc Kinh, sau khi kết thúc ngày thứ 3 của cuộc đàm phán 6 bên, trưởng đoàn đám phán Mỹ Christopher Hill cho biết các nhà đám phán của 6 nước đã không đạt được tiến triển nào đối với đề nghị của Trung Quốc đưa ra hôm 9/12 về vấn đề kiểm chứng hoạt động hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.

Tuyên bố đóng cửa biên giới, chấm dứt hoạt động của tuyến đường sắt, hạn chế việc đi lại tới khu công nghiệp Keasong và khu du lịch núi Kim Cương dường như là sự thể hiện thái độ kiên quyết của Bình Nhưỡng đối với Seoul. Trên thực tế, tuyến đường sắt từ lâu đã hoạt động cầm chừng và có rất ít hàng hóa được vận chuyển bằng con đường này bởi chi phí cho việc vận chuyển bằng xe tải rẻ hơn nhiều. Khu công nghiệp Keasong mang lại việc làm cho hơn 33.000 lao động Triều Tiên và mỗi năm thu về cho Triều Tiên khoảng 35 triệu USD. Nguồn lợi từ hoạt động của khu du lịch núi Kim Cương cũng không nhỏ. Có vẻ như với thái độ cứng rắn nói trên, Bình Nhưỡng là người chịu thiệt nhiều hơn. Thế nhưng, nếu xét trên khía cạnh chính trị, tuyến đường sắt và hai địa danh này là những biểu tượng của sự xích lại giữa hai miền Triều Tiên, là bằng chứng thành công của chính sách “Ánh dương” thì Seoul mới chính là kẻ thua cuộc.