Cơ sở hạt nhân Bushehr của Iran nhìn từ trên cao |
Chính ông Obama, tại lễ Nowruz năm ngoái, trong một thông điệp video tương tự, từng nói rằng chính quyền ông sẽ theo đuổi "cam kết về một sự khởi đầu mới" trong quan hệ với Tehran. Khoảng trống giữa hai thông điệp này là các bước đi nửa vời thể hiện sự lưỡng lự của Washington trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân Iran một cách hòa bình. Tiêu diệt 10.000 mục tiêuGiữa tháng 3, cả thế giới giật mình khi xuất hiện thông tin Mỹ vận chuyển hàng trăm quả bom phá boongke từ California tới đảo Diego Garcia của Anh trên Ấn Độ Dương, chuẩn bị tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào Iran và các máy bay ném bom của Mỹ đã sẵn sàng để tiêu diệt 10.000 mục tiêu ở Iran trong vòng vài giờ. Theo tin này, hồi tháng 1/2010, Chính phủ Mỹ đã ký hợp đồng vận chuyển 10 container đạn dược tới đảo này. Bản kê hàng hoá bao gồm 195 quả bom "dẫn đường thông minh" loại Blu-110, 192 quả bom hạng nặng loại Blu-117 dùng để phá huỷ những cơ cấu bọc thép hoặc ngầm dưới lòng đất. Là một phần của quần đảo Chagos, đảo Diego Garcia nằm cách bờ biển Nam Ấn Độ và Xri Lanka khoảng 1.500 km, được xem như một vị trí thuận lợi để tấn công Iran. Căn cứ này từng được sử dụng để tiến hành những cuộc đột kích chống Irắc trong suốt các cuộc chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và 2003.
Trước đó một tuần, kênh truyền hình vệ tinh Press TV đưa tin Iran đã bắt đầu sản xuất tên lửa đất đối không tầm trung mới. Loại tên lửa thông minh này có tầm bắn trên 40km và bay với tốc độ siêu thanh trước khi tiêu diệt mục tiêu và áp dụng công nghệ tiên tiến có thể được sử dụng trong chiến tranh điện tử. Về tính năng tác chiến, tên lửa nói trên khi tiếp cận gần máy bay đối phương sẽ nổ thành từng mảnh nhỏ để tiêu diệt mục tiêu. Phải chăng Iran đã lường trước được ý đồ của Mỹ?
Kịch bản về một cuộc tấn công trên quy mô lớn của Mỹ vào Iran cũng đã được dựng lên. Và thật đáng ngạc nhiên là theo nhận định của các chuyên gia, Mỹ sẽ phải chịu thiệt hại lớn nếu khai hỏa. Hạm đội 5 có tổng hành dinh tại Baranh, một quốc gia nhỏ bé nằm đối diện với Iran tại vịnh Ba Tư, hoàn toàn nằm trong tầm bắn của tên lửa không đối biển của Iran. Giới tình báo Tây Âu khẳng định Iran đã bố trí xong lực lượng tên lửa hành trình đủ mạnh để tiêu diệt phần lớn hoặc toàn bộ Hạm đội 5 của Mỹ nằm trong tầm phóng. Căn cứ của Hạm đội 5 chỉ cách bờ biển Iran 150 hải lý và chính vì vậy nó dễ dàng bị các tên lửa thế hệ mới của Iran tấn công. Vả lại, bất kỳ tàu chiến nào của hải quân Mỹ hoạt động trong khu vực tiếp giáp vùng vịnh Ba Tư đều gặp khó khăn khi tác chiến và nằm trong khoảng cách gần các bờ biển lô nhô đá hình răng cưa của Iran, dọc theo vịnh Ba Tư đến tận biển Arập. Sự lựa chọn bắt buộc Nhìn chung, trong bức tranh chính trị ở Trung Đông hiện nay, Mỹ đã không thể tìm được bất cứ nhân tố nào có thể giúp kiềm chế Iran.
Đối trọng lịch sử với Iran là Irắc thì đang suy yếu và chia rẽ, do cuộc xâm lăng năm 2003 của Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein. Sự trở lại của Nga ở Trung Á và Kavkaz trên thực tế đã ngăn chặn mọi khả năng tận dụng con đường gây bất ổn Iran từ khu vực này. Arab Saudi, mặc dù có vũ khí tinh vi và hiện đại nhưng khả năng quân sự hạn chế không thể hoạt động quân sự bên ngoài đường biên giới của nước này.
Thổ Nhĩ Kỳ, một nước mạnh trong khu vực, về lý thuyết có thể hỗ trợ mạnh cho Mỹ nhưng lại đang tập trung vào chương trình chính sách đối ngoại khác và không thể giúp Mỹ vào thời điểm này. Afghanistan không thể tự cứu được mình và chưa bao giờ tồn tại như một quốc gia cố kết, còn Pakistan đang phải chiến đấu với quân nổi dậy Hồi giáo trong nước. Hy vọng của Mỹ về một cuộc cách mạng ở Iran thông qua Phong trào xanh không thể thành hiện thực.
Tổng thống Obama ngày 17/3 đã khẳng định việc ngăn chặn chương trình hạt nhân của Iran là một trong những "ưu tiên cao nhất" của Washington, đồng thời cảnh báo về một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm ở Trung Đông nếu Tehran sở hữu bom nguyên tử. Trước đó, ngày 4/3, Mỹ đã phổ biến dự thảo nghị quyết mới của hội đồng bảo an (HĐBA) tại liên hợp quốc, theo đó sẽ áp dụng các biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn với Iran, đặc biệt trong các lĩnh vực ngân hàng, vận tải biển và bảo hiểm. Dự thảo nghị quyết này sẽ mở rộng quy mô và thắt chặt thêm các biện pháp trừng phạt, đã được HĐBA đưa ra trong ba nghị quyết trước, nhằm ép Iran phải đình chỉ chương trình làm giàu hạt nhân và bàn thảo với cộng đồng quốc tế về tương lai chương trình phát triển hạt nhân này. Tuy nhiên, đây lại được cho là kết quả thất bại của nhiều tháng vận động các thành viên nhóm P5+1, chủ yếu là Trung Quốc và Nga. Mỹ đã chấp nhận những biện pháp trừng phạt Iran ít cứng rắn hơn không nhằm vào việc nhập khẩu xăng dầu của nước này mà thay vào đó nhằm vào các lĩnh vực vận tải biển, ngân hàng và bảo hiểm của Iran sau khi Nga và Trung Quốc không ủng hộ bản dự thảo đầu tiên của Mỹ với các biện pháp cứng rắn. Hạn cuối cùng do Mỹ đặt ra để thông qua dự thảo trừng phạt mới là tháng 5 mặc dù với tiến độ hiện nay, thời hạn này có thể còn kéo dài.Như vậy, Mỹ đã tự ràng buộc mình và không tìm được sự lựa chọn nào tốt hơn và nhiệm vụ khó khăn vẫn là thuyết phục Nga và Trung Quốc nhất trí cách thức thuyết phục Iran từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân. Mà hai cường quốc này thì rõ ràng không muốn Mỹ được thảnh thơi trong không gian quan hệ quốc tế đa cực hiện nay.Nga muốn Mỹ tiếp tục sa vào vũng lầy này bởi lẽ mỗi ngày sa lầy của Mỹ ở Trung Đông là mỗi ngày Nga nổi lên ở không gian Liên Xô trước đây mà Mỹ chỉ còn ảnh hưởng ở mức thấp nhất. Trung Quốc, phụ thuộc vào Iran về dầu lửa cho nền kinh tế đang mở rộng, cũng muốn kéo dài cuộc thương lượng về các biện pháp trừng phạt Iran càng lâu càng tốt. Vậy nên, khả năng thương lượng để giải quyết cuộc khủng hoảng hạt nhân Iran vẫn là cao nhất. Mỹ sẽ phải nhượng bộ nếu muốn đạt được mục tiêu vì trước khi ngồi bàn đàm phán, Mỹ đã không còn một lựa chọn nào tốt hơn. Theo KH&ĐS