Nhỏ Bình thường Lớn

Quan hệ Mỹ - Nhật: Đối phó với Trung Quốc, ông Trump có dùng "bài học Nhật bản" ?

TGVN. Những biện pháp mà Mỹ từng đối phó với Nhật Bản nhằm kìm hãm sức mạnh kinh tế của quốc gia này phải chăng sẽ là giải pháp để Washington đối phó với Bắc Kinh trong bối cảnh cuộc chiến tranh thương mại đang ngày một leo thang?    
TIN LIÊN QUAN
quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung là “trò chơi” không hồi kết
quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Bắc Kinh có đầy đủ tự tin đối đầu với Mỹ bằng công nghệ
quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban
Liệu ông Trump sẽ vận dụng bài học với Nhật để đối phó với ông Tập?. (Nguồn: CNN)

Hôm 25/5, quan hệ Mỹ - Nhật chứng kiến sự kiện quan trọng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu chuyến công du 4 ngày tới Nhật Bản trong bối cảnh cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đang căng thẳng. Trong chuyến đi này, chức hẳn ông Trump cũng thoáng nghĩ về những xung đột kinh tế với Nhật Bản trước đây. Những năm 1980, Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới với tốc độ phát triển bùng nổ. Sự lớn mạnh của Nhật Bản từng khiến Mỹ lo sợ.

Những bài báo xuất bản thời điểm đó với những tiêu đề như “Mỹ đang bị Nhật Bản hóa” hay “Nền kinh tế Trân Châu Cảng” xuất hiện khá phổ biến, phản ánh làn sóng rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản mua lại các công ty của Mỹ lúc bấy giờ. Nhiều chuyên gia kinh tế, các nhà lập pháp thời đó đã cảnh báo về tình trạng thâm hụt thương mại ngày càng tăng giữa hai cường quốc, việc các công ty Nhật Bản đánh cắp tài sản trí tuệ của Mỹ và lợi dụng các thỏa thuận thương mại không công bằng.

Bình luận quốc tế:

quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Nhiều khói, ít lửa. Thực chất của xung khắc Mỹ - Trung hiện tại.

TGVN. Xung khắc thương mại Mỹ - Trung hay cuộc thập tự chinh của Mỹ nhằm vào Huawei chỉ là phần nhô lên của tảng ...

Trong một cuộc phỏng vấn với “Morton Downey Jr. Show” vào năm 1989, chính ông Trump từng ví von rằng Nhật Bản đang “hút máu một cách có hệ thống nền kinh tế Mỹ”. “Đó là vấn đề lớn và vấn đề này đang ngày càng trở nên tồi tệ”, Trump ám chỉ cán cân thương mại Mỹ - Nhật Bản. “Và họ (Nhật) đang cười nhạo chúng ta”.

Ở thời điểm hiện tại, cục diện đã khác xa khá nhiều. Từ chỗ từng là mối đe dọa tiềm tàng đối với nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản giờ đã bị bỏ lại rất xa.

Bài học từ Nhật Bản

Sau khi Tổng thống Ronald Reagan nhậm chức năm 1982, Mỹ bắt đầu gây sức ép với Nhật Bản để mở cửa thị trường cho các công ty Mỹ nhằm giảm sự mất cân bằng thương mại giữa hai bên. Việc Nhật Bản đồng ý với các giải pháp, bao gồm cả việc giới hạn số lượng ô tô xuất khẩu sang Mỹ, sự lo lắng về sức mạnh thương mại của Nhật Bản không ngừng tăng lên trong dư luận Mỹ.

Khi phê chuẩn dự luật kêu gọi các biện pháp trả đũa thương mại cứng rắn ngăn chặn Nhật Bản, ông Robert Packwood, người lúc đó đang đứng đầu Ủy ban Tài chính của Thượng viện từng khẳng định sẽ “ăn miếng trả miếng” với Tokyo.

Trong phiên điều trần của Ủy ban Tài chính vào năm 1985, Thượng nghị sĩ Dân chủ Max Baucus từng nhận định: “Tổng thống Reagan dự đoán về một tương lai nơi đó thương mại sẽ là vua, đại bàng sẽ bay lên và Mỹ sẽ là quốc gia có nền thương mại hùng mạnh nhất thế giới. Vâng, thương mại có thể là vua, đại bàng có thể bay lên nhưng đó không phải là đại bàng Mỹ. Hiệu suất thương mại của Mỹ chưa từng tệ như lúc này”.

Chính năm đó, 5 quốc gia bao gồm Mỹ, Đức, Pháp, Anh và Nhật Bản đã ký Hiệp định Plaza đi đến thỏa thuận giảm giá đồng USD so với đồng Yên Nhật và đồng Mark Đức. Hiệp định đã mang lại nhiều lợi ích cho Mỹ, giúp gia tăng xuất khẩu và giảm thâm hụt thương mại giữa Mỹ và các nước Tây Âu.

Tuy nhiên, Hiệp định Plaza không thể đặt dấu chấm hết cho những hành động trả đũa của Mỹ nhằm vào Nhật Bản. Năm 1987, Washington áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu trị giá 300 triệu USD của Nhật Bản, ngăn chặn hiệu quả hàng hóa của nước này vào thị trường Mỹ.

Tokyo nhanh chóng bị “ngấm đòn”. Khi đồng Yên tăng giá trị, các sản phẩm của Nhật Bản ngày càng trở nên đắt đỏ, nhiều quốc gia quay lưng với hàng xuất khẩu của nước này. Những nỗ lực của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đã không thể giữ giá đồng Yên ở mức thấp, dẫn đến tình trạng bong bóng về giá cổ phiếu, đất nước rơi vào suy thoái và bước vào “thập kỷ mất mát”.

Biện pháp của ông Trump

Những biện pháp cứng rắn của ông Trump ngày nay ảnh hưởng đáng kể từ quan điểm chống Nhật của ông những năm 1980, đầu những năm 1990. Thời điểm đó, ông từng kêu gọi sử dụng chính sách thuế quan như một vũ khí thương mại.

Trong khi ông Trump không hề đề cập đến mối quan hệ lịch sử Mỹ - Nhật trong cuộc chiến thương mại với Trung Quốc nhưng những thành công của Washington trong cuộc chiến với Tokyo trước đây có thể là gợi ý giúp ông tìm giải pháp đối phó với Bắc Kinh. Một trong những cố vấn nòng cốt của ông Trump về thương mại hiện nay là Robert Lighthizer, cũng từng tham gia vào những cuộc đàm phán thương mại với Nhật Bản những năm 1980.

Tuy nhiên, trong khi ông Lighthizer và ông Trump có thể rút ra những bài học tích cực từ cuộc chiến thương mại với Nhật Bản những năm 1980 thì không có nghĩa Bắc Kinh và giới lãnh đạo Trung Quốc sẽ lặp lại những sai lầm của Nhật Bản.

Tham khảo thêm:

quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Quan hệ Mỹ - Nhật. Độc đáo cách tiếp cận mang tên Abe
quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Đàm phán thương mại Mỹ - Nhật, Mỹ - EU: Trận chiến chung, đối thủ riêng
quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Cuộc chiến thương mại Mỹ - Nhật đã bắt đầu?

Trong một bài xã luận vào năm 2018, Tân Hoa Xã của Trung Quốc từng cảnh báo “Nhật Bản đã bị tổn thương nghiêm trọng bởi những phản ứng của nước này đối với Hiệp định Plaza cũng như áp lực thương mại với Mỹ”.

Bài báo cho rằng, quan điểm bảo hộ mạnh mẽ chính là động lực trực tiếp đằng sau Hiệp định Plaza. Đây cũng là quan điểm phổ biến của truyền thông Trung Quốc khi đưa tin về cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Phần lớn đều cho rằng Washington đang tìm cách đổ lỗi cho Bắc Kinh về những vấn đề ngoài tầm kiểm soát của Chính quyền Mỹ.

Lịch sử có lặp lại?

Tất nhiên, thế cờ giờ đã khác nhiều. Năm 2019 không phải là năm 1985 và Trung Quốc không phải là Nhật Bản. Trên cả phương diện kinh tế và chính trị, Bắc Kinh vượt trội hơn Tokyo thời điểm những năm 1980. Thời điểm đó, Nhật Bản vẫn ít nhiều phải phụ thuộc vào Mỹ vì những lợi ích an ninh quốc gia.

“Sau Chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản phụ thuộc vào Mỹ trên cả phương diện kinh tế và chính trị. Trung Quốc đang ở vị trí tốt hơn”, chuyên gia phân tích Alicia Garcia-Herrero và Kohei Iwahara nhận định.

Theo các chuyên gia kinh tế, yếu tố rủi ro trong trường hợp này không phải là hai bên sẽ học được gì từ lịch sử, mà cả hai bên có thể học sai cách. Ông Trump và ông Lighthizer cho rằng một chính sách cứng rắn tương tự sẽ khiến Bắc Kinh phải nhượng bộ. Và các nhà đàm phán Trung Quốc đều đã thấm thía điều gì sẽ xảy ra khi dồn ép Tổng thống Trump. Các cuộc đàm phán thương mại đã sụp đổ sau khi Bắc Kinh cố gắng thay đổi thỏa thuận vào phút chót.

Việc thất bại trong đàm phán tiếp tục khiến căng thẳng leo thang với mức thuế mới được hai bên đưa ra. Các chuyên gia phân tích cho rằng, lỗi một phần do sự thay đổi vào phút cuối của Bắc Kinh nhưng một phần cũng do Washington không sẵn sàng đàm phán.

Ngoài ra, cách hiểu của Trung Quốc về cuộc thương chiến Mỹ - Nhật những năm 1980 có thể khiến nước này bị lạc hướng.

Hôm thứ 5 vừa qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố, bất kỳ “thỏa thuận cùng có lợi nào cũng phải dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng và đôi bên cùng có lợi”.

Tuy nhiên, theo giới quan sát, những gì mà lãnh đạo Trung Quốc hướng đến “đôi bên cùng có lợi” thường hàm ý là chiến thắng của Bắc Kinh trong các điều khoản. Và việc nỗ lực tránh khỏi những sai lầm của Nhật Bản trước đây có thể khiến Bắc Kinh tránh được những tổn thất nhỏ nhưng lại dẫn đến sự đổ vỡ trong thỏa thuận chung.

quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Chuyên gia Trung Quốc hoài nghi về kế hoạch 'giải cứu' nông dân của ông Trump

Trong bối cảnh người nông dân trồng đậu tương ở Mỹ đang bị mắc kẹt trong cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế ...

quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban 3 kịch bản cho cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung

Giới phân tích Mỹ tin rằng, thỏa thuận đạt được giữa Mỹ - Trung không thể là “Thỏa thuận toàn diện” như Tổng thống Trump ...

quan he my nhat doi pho voi trung quoc ong trump co dung bai hoc nhat ban Tổng thống Trump dùng chính sách "dao hai lưỡi", Bắc Kinh tuyên bố không lùi bước

Vòng đàm phán thương mại thứ 11 giữa Mỹ và Trung Quốc khép lại mà hai bên không tìm được tiếng nói chung để tiến ...

Ly Ly (theo CNN)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua