TIN LIÊN QUAN | |
Mỹ-Trung Quốc: Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 thành ‘con tin’ | |
Mỹ-Trung Quốc : Kẻ tám lạng, người nửa cân |
Dù đối mặt với nhiều căng thẳng nhưng quan hệ Mỹ-Trung Quốc khó có thể tách rời.. (Ảnh minh họa: Craig Stephens) |
Trong bài phân tích đăng trên tờ South China Morning Post, ông Cheah Cheng Hye, Chủ tịch Hội đồng kiêm Giám đốc Đầu tư của Value Partners Group ở Hong Kong nhận định, quan hệ Mỹ-Trung Quốc vốn được coi là thường xuyên “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” và luôn đứng trước nguy cơ cao dẫn đến “rạn nứt” và “đối đầu”.
Hiện tại, bên cạnh căng thẳng thương mại, sức ép lớn từ đại dịch Covid-19 cũng đã đặt ra những thách thức không nhỏ đối với mối quan hệ song phương giữa hai nền kinh tế đứng đầu thế giới.
Quan hệ trắc trở…
Khủng hoảng hiện nay đang “phủ bóng đen” và có tác động tiêu cực lên quan hệ Mỹ-Trung. Cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới có thể sẽ tiếp tục "châm ngòi" cho một loạt các quyết định cứng rắn, không khoan nhượng của lãnh đạo đứng đầu 2 nước. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, thực tế Mỹ và Trung Quốc đều đang đối mặt với sự khó khăn nhất định khi mối quan hệ ngày càng trắc trở.
Mỹ đang phải gồng mình trước cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II do dịch Covid-19 gây ra. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo, tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2020 sẽ giảm 8%. Số liệu của Mỹ cũng cho thấy, thâm hụt thương mại hàng hóa của Mỹ với Trung Quốc trong năm 2019 chưa dừng lại ở con số 345 tỷ USD.
Khảo sát dư luận của hai trang NBC và The Wall Street Journal cho thấy, 8/10 người Mỹ cho rằng, tình hình tại Mỹ đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã phải nhanh chóng đưa ra các biện pháp can thiệp nhằm "giải cứu" nền kinh tế.
Tình hình hiện tại của Trung Quốc cũng cho thấy, nhiều trở ngại xuất phát từ nội tại. Mặc dù IMF dự báo, trong năm nay, các dự án đầu tư của Trung Quốc có thể tăng 1%, tuy nhiên con số này không thể hiện trong số liệu xuất khẩu của Mỹ.
Tin liên quan |
Mỹ-Trung Quốc: Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 thành ‘con tin’ |
Tổng thống Trump tái đắc cử - 'Món lộc trời ban' của Trung Quốc? |
Ngoài ra, các công ty Trung Quốc cũng không đạt được nhiều thành tựu như kỳ vọng tại Mỹ giống như là các tập đoàn của Mỹ (Apple, Nike, General Motors và Procter & Gamble) đã từng rất thành công khi "dấn sân" vào thị trường nội địa của Trung Quốc.
…nhưng khó có thể tách rời
Mặc dù không “bằng lòng” trước các quyết định đến từ phía đối tác, nhưng không thể phủ nhận rằng, cho tới thời điểm này, Trung Quốc vẫn đang là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ.
Con số thống kê số lượng người Trung Quốc đang sinh sống, học tập, làm việc, đi du lịch tại Mỹ chiếm phần lớn lượng khách nước ngoài đến Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc còn là đất nước có khoảng 400 triệu người tiêu dùng, với mức chi tiêu hào phóng tăng 31% mỗi năm. Đây chính là ưu điểm lớn để Mỹ kích thích tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa.
Phía Bắc Kinh cũng không thể phủ nhận, Washington đóng vai trò là một nhà đầu tư khổng lồ tại thị trường quốc gia này. Theo khảo sát gần đây của Phòng Thương mại Mỹ (Amcham) tại Trung Quốc, nhiều công ty của Mỹ cho biết, họ không có ý định rời khỏi thị trường Trung Quốc. Các công ty này cũng chia sẻ rằng, “các nhà chính tri gia bàn chuyện chính trị, còn các doanh nhân thì chỉ quan tâm đến doanh thu”.
Nếu Mỹ thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng” để giảm mức độ kết nối với kinh tế Trung Quốc, tiếp tục hành động cứng rắn hơn trong các vấn đề chuyển giao công nghệ, toàn cầu hóa, vấn đề Biển Đông và thao túng thị trường tài chính toàn cầu, bên cạnh việc có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến Trung Quốc, khả năng Mỹ “bị phản đòn” cũng rất cao.
Do vậy, một cuộc chiến tranh lạnh Mỹ-Trung Quốc khó có thể xảy ra. Thế giới vẫn đang cần cái bắt tay hòa thuận từ hai quốc gia này để có thể cùng giải quyết các vấn đề toàn cầu đang nổi cộm từ đại dịch Covid-19, an ninh toàn cầu hay biến đổi khí hậu.
“Quan hệ Mỹ-Trung có thể diễn biến theo chiều hướng đi xuống khi Trung Quốc trở thành vấn đề nóng trong chiến dịch tranh cử năm nay của Mỹ, tuy nhiên lợi ích chung mà hai bên được hưởng sẽ làm dịu đi những căng thẳng này”, ông Cheng Hye chia sẻ.
| Nhìn từ Trung Quốc: Quan hệ Mỹ-Trung Quốc trước ngã rẽ lịch sử TGVN. Quan hệ Trung - Mỹ xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ, những ngôn từ và cử chỉ ngoại giao thông thường nay ... |
| Góc nhìn từ Trung Quốc: Xung khắc Mỹ-Trung Quốc có phải là định mệnh? TGVN. Lưỡng hội Trung Quốc thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung Quốc. Các chuyên gia bên trong Trung Quốc đánh giá thế nào về triển ... |