Quan hệ thương mại Mỹ-Trung đang có dấu hiệu 'tan băng'?

Nguyễn Thúy
Theo bài viết đăng trên trang mạng thinkchina.sg, các quan chức chính sách đối ngoại và thương mại cấp cao của Mỹ và Trung Quốc gần đây đã nêu rõ quan điểm của mình về việc thực hiện Thỏa thuận thương mại giai đoạn một và hy vọng về hợp tác giữa hai nước trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Quan hệ thương mại Mỹ-Trung đã trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn dưới thời Tổng thống Donald Trump, do ông cho rằng Mỹ đã không nhận được sự đối xử công bằng khi nước này giao dịch với Trung Quốc. Điều này đã dẫn đến mức thâm hụt thương mại cao giữa hai nước, tình trạng các ngành sản xuất dịch chuyển ra nước ngoài và sự gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ.

Ông Trump đã áp đặt các mức thuế quan thương mại cao hơn đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc và yêu cầu Bắc Kinh tăng cường nhập khẩu nông sản Mỹ để giảm bớt thâm hụt thương mại.

Cựu Tổng thống Trump cũng đưa ra ý tưởng tách rời khỏi Trung Quốc và hi vọng các doanh nghiệp Mỹ đặt trụ sở tại Trung Quốc sẽ đưa các cơ sở sản xuất của họ trở về Mỹ.

Liệu quan hệ thương mại Mỹ-Trung có thể “tan băng”?
Trong vòng chưa đầy 10 ngày trong tháng Mười, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Mỹ đã có 3 cuộc trao đổi quan điểm quan trọng. (Nguồn: Global Times)

Bế tắc kéo dài

Trung Quốc và Mỹ đã ký Thỏa thuận thương mại giai đoạn một, trong đó, Trung Quốc nhất trí tăng mua hàng hóa của Mỹ và tiếp tục thúc đẩy cải cách trong nước. Mỹ cũng nhất trí không tăng thêm các mức thuế quan. Tuy nhiên, quy mô của Thỏa thuận thương mại giai đoạn một còn hạn chế.

Một số vấn đề mà Mỹ lo ngại, trong đó có các chính sách trợ cấp của Trung Quốc đối với ngoại thương và các vấn đề bán phá giá do công suất dư thừa, đã được đưa ra để giải quyết trong Thỏa thuận thương mại giai đoạn hai.

Tin liên quan
Bắc Kinh nỗ lực cân bằng quan hệ Mỹ-Trung Bắc Kinh nỗ lực cân bằng quan hệ Mỹ-Trung

Tuy nhiên, nhiều vấn đề đã xảy ra sau khi Thỏa thuận thương mại giai đoạn một được ký kết. Về mặt thương mại, dịch Covid-19 đã làm đứt gãy nhiều chuỗi sản xuất và tác động đến sự ổn định của các chuỗi cung ứng và công nghiệp của Trung Quốc.

Sau đó, Mỹ hạn chế khả năng tiếp cận của các doanh nghiệp Trung Quốc đối với công nghệ và thông tin từ Mỹ. Các nhân tố phi thương mại như các vấn đề Tân Cương và Hong Kong (Trung Quốc), kể cả sự trợ giúp của Mỹ đối với Australia trong việc có được tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cũng góp phần làm xấu đi quan hệ Mỹ-Trung.

Trong khi đó, thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung đã không được thực thi một cách phù hợp.

Các số liệu thống kê từ Viện kinh tế quốc tế Peterson cho thấy, hiện nay, Trung Quốc mới chỉ mua 69% (hàng nhập khẩu của Trung Quốc) trong số lượng hàng hóa của Mỹ mà họ nói sẽ mua. Con số này còn một khoảng cách xa so với số lượng đã thỏa thuận.

Nói một cách khách quan, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến kế hoạch mua sắm của Trung Quốc. Về chủ quan, Trung Quốc cũng trở nên ít có động lực hơn để tuân thủ thỏa thuận, sau khi Mỹ thực hiện một loạt chính sách không thân thiện sau khi thỏa thuận được ký kết.

Mặt khác, Mỹ cho rằng, Trung Quốc không mua đủ sản phẩm của Mỹ và không thực hiện những cải thiện thực chất trong những vấn đề mà Mỹ quan tâm. Bởi vậy, hai bên cần trao đổi và thương lượng lại với nhau.

Ba cuộc trao đổi

Trong vòng chưa đầy 10 ngày trong tháng Mười năm nay, các quan chức cấp cao của Trung Quốc và Mỹ đã có 3 cuộc trao đổi quan điểm quan trọng. Những cuộc tương tác này được coi là sự khởi đầu một chương mới của tình trạng bế tắc kéo dài trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Thứ nhất là những phát biểu được Đại diện thương mại Mỹ Katherine Tai đưa ra tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế ngày 4/10. Đây là một trong những lời giải thích tương đối rõ ràng hơn về chính sách thương mại của Mỹ với Trung Quốc, kể từ khi chính quyền của Tổng thống Joe Biden nhậm chức.

Thứ hai là cuộc gặp của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan với nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Zurich, Thụy Sỹ, vào ngày 6/10.

Liệu quan hệ thương mại Mỹ-Trung có thể “tan băng”?
Đại diện Thương mại Mỹ Katherine Tai (trái) và Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc. (Nguồn: Reuters).

Cuối cùng, vào ngày 8/10, bà Tai đã có cuộc trao đổi trực tuyến với Phó Thủ tướng Lưu Hạc, đại diện chính của Trung Quốc trong đối thoại kinh tế Mỹ-Trung.

Cả hai đều thừa nhận sự cần thiết phải tăng cường các cuộc trao đổi và hợp tác kinh tế, cũng như thương mại, đồng thời trao đổi quan điểm về việc thực hiện Hiệp định kinh tế và thương mại Mỹ-Trung, nơi mỗi bên đã bày tỏ những lo ngại của mình và nhất trí tiếp tục trao đổi thông qua đàm phán.

Từ ba cuộc trao đổi này, người ta cảm nhận rõ chiều hướng thực dụng của quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Mỹ sẵn sàng dỡ bỏ dần thuế quan để đổi lấy việc Trung Quốc thực hiện Thỏa thuận thương mại giai đoạn một, đặc biệt là phần về mua sản phẩm của Mỹ.

Điều này có thể giảm bớt sức ép lạm phát trong nước và chăm lo sinh kế ở các bang nông nghiệp, từ đó sẽ giúp ích rất nhiều cho cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ vào năm tới.

Thực dụng và thận trọng

Đối với những bất đồng, Mỹ có thể tiếp tục liên lạc với Trung Quốc và tham gia với các đồng minh khác để gây sức ép lên Trung Quốc. Trung Quốc đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Trong khi Mỹ không phải là thành viên của hiệp định thương mại này, các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản, Australia và Canada có thể có ý định hành động thay mặt Mỹ và buộc Trung Quốc phải có những thay đổi lớn đối với các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước và các chính sách trợ cấp, vì họ muốn điều tương tự như Mỹ.

Với một số mức thuế đang được hạ thấp, Trung Quốc cũng có thể sẵn sàng thực hiện thỏa thuận thương mại này, vì Trung Quốc đã phục hồi từ dịch bệnh với những kết quả nổi bật và Bắc Kinh có thể có những điều chỉnh chính sách để đáp ứng hạn ngạch mua sắm trong thỏa thuận thương mại với Mỹ. Điều quan trọng hơn, quả thực Trung Quốc có nhu cầu cao đối với đậu tương và lúa mạch.

Tin liên quan
Bế tắc ngoại giao Mỹ-Trung: Người đầu sông, kẻ cuối sông Bế tắc ngoại giao Mỹ-Trung: Người đầu sông, kẻ cuối sông

Nhiều bình luận trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đánh giá tích cực về ba cuộc trao đổi này, nhưng các nhà quan sát cho rằng, Bắc Kinh cần theo dõi hành động và lời nói của Mỹ.

Logic tương tự có lẽ cũng đang diễn ra trong giới chính trị Mỹ, vì kể từ thời chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, đã có khủng hoảng lòng tin giữa Trung Quốc và Mỹ - bên này nghi ngờ lời nói của bên kia và thà không hợp tác còn hơn là dễ dàng nhượng bộ. Nếu không có nền tảng tin tưởng, hai nước sẽ không thể tìm ra được điểm hợp tác phù hợp.

Giờ đây, với cuộc đối thoại này, Trung Quốc và Mỹ đang sẵn sàng thúc đẩy các cuộc đàm phán cấp cao. Đây là bước đi tốt nhất tiến tới hợp tác. Chỉ có giao tiếp đầy đủ để hiểu được lập trường và những khó khăn của nhau thì mới có thể có không gian cho sự thỏa hiệp mà cả hai bên đều có thể chấp nhận được.

Đương nhiên, Mỹ sẽ không chỉ đơn giản theo dõi sự trỗi dậy của Trung Quốc mà không có phản ứng gì. Khi Mỹ mô tả mối quan hệ của mình với Trung Quốc là cạnh tranh chiến lược, chính phủ Mỹ sẽ tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc trong việc phát triển công nghệ.

“Đánh cắp” và “sao chép” sẽ tiếp tục là những từ khóa thường xuyên trong quan hệ thương mại Mỹ-Trung.

Để nắm được chuỗi cung ứng ngành công nghiệp công nghệ cao, Mỹ đã tiến hành đánh giá tổng thể về chất bán dẫn và pin, thậm chí có tin Chính phủ Mỹ đã yêu cầu các công ty chất bán dẫn lớn đệ trình danh sách những khách hàng nhạy cảm.

Những chính sách này cho thấy Mỹ muốn duy trì vị thế dẫn đầu trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung.

Việc làm thế nào để quan hệ thương mại Mỹ-Trung tìm được sự cân bằng giữa cạnh tranh và hợp tác sẽ phụ thuộc vào sự khôn ngoan chính trị và chính sách ngoại giao thực dụng của nhà lãnh đạo cả hai nước.

Biến đổi khí hậu toàn cầu sẽ là nền tảng tiếp theo mà Trung Quốc và Mỹ có thể trao đổi, cả hai bên đã thường tìm thấy những cơ hội tốt để hợp tác trong bối cảnh của các cuộc khủng hoảng toàn cầu lớn.

Quan hệ Mỹ-Trung: 'Tia nắng mùa Xuân' sẽ đến hay 'đợt rét nàng Bân' sắp về?

Quan hệ Mỹ-Trung: 'Tia nắng mùa Xuân' sẽ đến hay 'đợt rét nàng Bân' sắp về?

Theo tờ Liên hợp buổi sáng ngày 6/10, so với sự căng thẳng trong những tháng qua, quan hệ Mỹ-Trung hiện nay có thể miễn ...

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Bên đổ thêm dầu vào lửa, bên sẵn sàng 'nghênh chiến'

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc: Bên đổ thêm dầu vào lửa, bên sẵn sàng 'nghênh chiến'

Điều tra hoạt động thương mại, tính ‘món nợ cũ’ theo cam kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, áp thuế bổ sung, vấn ...

(theo Thinkchina.sg)

Bài viết cùng chủ đề

Cạnh tranh Mỹ-Trung Quốc

Đọc thêm

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Lịch cúp điện Thừa Thiên Huế hôm nay ngày 1/5/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Thừa Thiên Huế theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Trung ngày 1/5/2024.
Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Bảo Anh khoe ảnh con gái, bày tỏ 'ở đây có rất nhiều tình yêu thương'

Ca sĩ Bảo Anh hé lộ khoảnh khắc bế con gái Misumi cách đây hơn một năm, khi em bé được 5 ngày tuổi.
Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Chuyên gia Trung Quốc kêu gọi gia tăng áp lực với Philippines ở Biển Đông

Giới quan sát cho rằng chính phủ Trung Quốc nên tăng cường áp lực để ngăn cản Philippines tìm kiếm cơ quan trọng tài thứ hai về tranh chấp Biển ...
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund  vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu bán kết Champions League - Dortmund vs PSG; Cup quốc gia Việt Nam - Viettel vs PVF-CAND

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 1/5 và sáng 2/5: Lịch thi đấu Champions League - Dortmund vs PSG; Kings Cup Saudi Arabia - Al Nassr vs Al Khaleej.
Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Hàn Quốc cảnh báo nguy cơ bị tấn công bằng UAV từ Triều Tiên

Cơ quan tình báo Hàn Quốc cho biết không loại trừ Triều Tiên tiến hành các cuộc tấn công liên quan đến thiết bị bay không người lái và dù ...
XSMN 30/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 30/4/2024. xổ số hôm nay 30/4/2024. xổ số ngày 30 tháng 4

XSMN 30/4, kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ 3 ngày 30/4/2024. xổ số hôm nay 30/4/2024. xổ số ngày 30 tháng 4

XSMN 30/4 - SXMN 30/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam nhanh nhất hôm nay 30/4/2024. Kết quả xổ số ngày 30 tháng 4. xổ số hôm nay ...
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024, quý I/2024, thị trường trong nước tăng cao nhất 7 năm, đời sống người trồng khấm khá hơn

Giá tiêu hôm nay 30/4/2024 tại thị trường trong nước ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 97.000 – 98.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động