TIN LIÊN QUAN | |
Đưa quan hệ quốc phòng an ninh trở thành trụ cột trong quan hệ song phương Việt Nam - Canada | |
Việt Nam - Canada: Tiến xa hơn nữa và gặt hái nhiều thành tựu ý nghĩa |
Việt Nam là một trong 12 quốc gia được nước chủ nhà Canada mời tham dự G7 lần này. Đại sứ đánh giá như thế nào về vai trò của Việt Nam tại Hội nghị lần này?
Một trong năm chủ đề chính của Hội nghị Thượng đỉnh G7 lần này là chủ đề “Đại dương” vì chúng ta đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng đe dọa đến môi trường biển. Việt Nam là một trong những quốc gia báo động về môi trường biển và chịu ảnh hưởng nghiêm trọng từ ô nhiễm rác thải nhựa biển đến hệ sinh thái. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng là một trong những nhà lãnh đạo được Thủ tướng Canada Justin Trudeau – Chủ tịch của G7 năm nay mời tham dự các phiên họp của G7. Vì vậy, tôi kỳ vọng các phiên họp sẽ có sự thảo luận cởi mở và thẳng thắn giữa các bên về những vấn đề liên quan đến chủ đề “Đại dương”, từ đó đưa ra các giải pháp để đối phó với tình trạng biến đổi khí hậu, bảo vệ đại dương và phát triển năng lượng sạch.
Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Canada đang phát triển như thế nào, thưa Đại sứ?
Năm 2018 là một năm đặc biệt ý nghĩa với Việt Nam và Canada, đánh dấu kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Sau 45 năm, hai nước đang duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và ngày càng rộng mở.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Canada Justin Trudeau tại Hà Nội, tháng 11/2017. (Ảnh: Trung Hiếu) |
Mối quan hệ giữa Việt Nam và Canada ngày càng được củng cố và tăng cường với việc thường xuyên trao đổi các chuyến thăm và tiếp xúc cấp cao trên cả bình diện song phương và đa phương của lãnh đạo hai nước cũng như các lãnh đạo các doanh nghiệp, tập đoàn, tổ chức, các học giả…Gần đây nhất là chuyến thăm chính thức Việt Nam và dự Hội nghị Cấp cao APEC 2017 tháng 11/2017 của Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Nhân chuyến thăm này, hai nước đã xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Canada trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, thương mại - đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục-đào tạo, quốc phòng – an ninh, khoa học – công nghệ, giao lưu nhân dân…Đây có thể nói là một dấu mốc quan trọng, tạo động lực tích cực cho mối quan hệ hợp tác song phương.
Bên cạnh đó, Canada và Việt Nam đều là những thành viên tích cực trong các tổ chức đa phương, như Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay Cộng đồng Pháp ngữ (La Francophonie)…
Về hợp tác thương mại – đầu tư, Việt Nam hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khu vực ASEAN kể từ năm 2015. Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương đạt 6,2 tỷ USD. Canada đứng thứ 14/112 quốc gia và vùng lãnh thổ đang đầu tư vào Việt Nam với 149 dự án trị giá 4,1 tỷ USD.
Về hợp tác phát triển, mục tiêu sắp tới của Canada tại Việt Nam là hỗ trợ Việt Nam thông qua các dự án phát triển kinh tế bền vững và tăng cường năng lực quản trị. Canada đã tiến hành nhiều dự án vệ sinh an toàn thực phẩm, hỗ trợ mô hình hợp tác xã ở Việt Nam và tăng cường năng lực tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ để nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn và tăng sản lượng.
Đại sứ Canada tại Việt Nam Ping Kitnikone. |
Từ năm 1990, Canada đã cung cấp hơn 1,3 tỷ USD hỗ trợ phát triển và giảm nghèo tại Việt Nam và các mục tiêu của Chính phủ Canada hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên phát triển và giảm nghèo của Chính phủ Việt Nam. Canada cũng đang hỗ trợ Việt Nam trong quản lý hành chính thông qua các dự án tăng cường sự tham gia của công dân và truyền thông vào các chính sách công và quản lý hành chính công.
Quan hệ giữa Canada và Việt Nam gắn liền với các mối quan hệ giao lưu nhân dân đã được mở rộng mạnh mẽ trong gần 45 năm qua. Hiện có khoảng 250.000 người Việt đang sinh sống và làm việc tại Canada, đóng góp tích cực vào sự thịnh vượng của Canada.
Việt Nam cũng là quốc gia có số lượng du học sinh tại Canada lớn nhất trong khu vực Đông Nam Á. Năm 2017, đã có 14.095 du học sinh Việt Nam đang theo học tại Canada.
Quan hệ an ninh quốc phòng được duy trì thông qua trao đổi đoàn, tiếp xúc bên lề các diễn đàn quốc tế như ARF, Shangri- La, trao đổi kinh nghiệm và hợp tác về huấn luyện đào tạo tiếng Anh, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ nhân đạo, phòng chống tội phạm và nhập cư.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà Việt Nam và Canada đều là thành viên liệu sẽ tạo nên một cú hích cho hợp tác về kinh tế, thương mại giữa hai nước?
Ngày 8/3 vừa qua, Canada và Việt Nam, cùng với 9 thành viên khác đã chính thức ký kết CPTPP. Hiệp định này sẽ tạo ra một trong những khu vực tự do thương mại lớn nhất thế giới với thị trường khoảng 495 triệu dân và tổng GDP 13.500 tỷ USD.
Hiệp định CPTPP khi được thực thi sẽ tăng cường đáng kể mối quan hệ thương mại song phương và thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài hai chiều. Kim ngạch thương mại song phương đang tăng trưởng ấn tượng và còn nhiều dư địa để gia tăng trong thời gian tới. Tham gia CPTPP, Việt Nam và Canada sẽ dành những ưu đãi miễn giảm thuế quan cho nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng, tạo cú hích cho trao đổi thương mại giữa hai bên trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Hiệp định còn kỳ vọng sẽ giúp Việt Nam và Canada khai thác thêm các tiềm năng và cơ hội thương mại giữa hai bên.
Ngoài khuôn khổ của CPTPP, ưu tiên của Canada là tăng cường hơn nữa mối quan hệ hợp tác – thương mại với Việt Nam. Ngoài ra, Canada và ASEAN cũng đang trong quá trình nghiên cứu và thảo luận để thúc đẩy Hiệp định thương mại tự do ASEAN – Canada trong tương lai.
Việt Nam là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực Thủ tướng Justin Trudeau khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Canada ở khu vực và mong muốn thúc đẩy quan hệ ... |
Thủ tướng Canada: Chuyến thăm Việt Nam sẽ thúc đẩy nhiều vấn đề quan trọng Thủ tướng Canada Justin Trudeau ngày 2/11 thông báo sẽ tiến hành chuyến thăm chính thức tới Việt Nam và Philippines từ ngày 6 – ... |
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc tiếp Đại sứ Canada tại Việt Nam Ngày 21/7, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã tiếp Đại sứ Canada tại Việt Nam Ping Kitnikone. |