Quản lý tốt đường biên giới - Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng

Hạnh Hằng
Với toàn tuyến biên giới đã được hoạch định xong và cơ bản hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng, đây là tiền đề để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quản lý tốt đường biên giới - Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ phát biểu tại cuộc họp thường niên lần thứ 31 giữa hai đoàn đại biểu biên giới Việt Nam - Lào, ngày 29/12/2021. (Nguồn: TTXVN)

Thứ trưởng đánh giá như thế nào về sự phối hợp giữa Việt Nam với các nước trong công tác quản lý và phát triển đường biên giới?

Đường biên giới hòa bình, ổn định là cầu nối quan trọng và là nền tảng vững chắc cho việc duy trì, thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, cũng như giao lưu và hợp tác trên tất cả các lĩnh vực giữa các quốc gia có chung đường biên giới.

Đến nay, Việt Nam đã hoạch định xong toàn tuyến biên giới đất liền dài gần 5.000km tiếp giáp với các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia và cơ bản đã hoàn thành công tác phân giới cắm mốc (chỉ còn khoảng 16% đoạn biên giới giữa Việt Nam và Campuchia chưa được phân giới, cắm mốc). Đây là tiền đề hết sức quan trọng để xây dựng đường biên giới trên đất liền giữa Việt Nam với các nước láng giềng thành đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.

Phối hợp quản lý tốt biên giới là nhiệm vụ hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Ngay sau khi hoàn thành công tác hoạch định và phân giới cắm mốc trên thực địa, ta và các nước láng giềng đã ký kết các văn kiện pháp lý và thỏa thuận có liên quan về quản lý biên giới trên đất liền phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc tế, đồng thời xây dựng cơ chế song phương phối hợp quản lý biên giới.

Trên cơ sở đó, thời gian qua, các bộ, ngành Trung ương và địa phương biên giới của Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng chức năng của các quốc gia láng giềng trong quản lý biên giới, thể hiện ở các nội dung như triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, không ngừng phát huy vai trò của các cơ chế chỉ đạo, quản lý biên giới song phương đã thiết lập; tổ chức thường xuyên các hoạt động phối hợp tuần tra biên giới, tăng cường phối hợp đấu tranh phòng, chống tội phạm qua biên giới, ngăn chặn di cư tự phát, xuất nhập cảnh trái phép, thúc đẩy giao lưu và hợp tác tại khu vực biên giới.

Bên cạnh đó, nội dung phối hợp quản lý biên giới và thúc đẩy hợp tác tại khu vực biên giới luôn được Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các bộ, ban, ngành, địa phương coi trọng và đưa vào chương trình nghị sự trong các chuyến thăm, làm việc với các nước láng giềng.

Với nỗ lực chung của Việt Nam và các nước láng giềng, tình hình biên giới trên đất liền được duy trì cơ bản ổn định, đường biên giới và hệ thống mốc quốc giới được giữ vững, an ninh trật tự tại khu vực biên giới được bảo đảm, các vụ việc phát sinh được kịp thời phát hiện và xử lý cơ bản ổn thỏa; việc hoàn thành công tác phân giới cắm mốc 16% còn lại với Campuchia đang được tích cực thúc đẩy.

Giao lưu, hợp tác kinh tế - thương mại tại khu vực biên giới không ngừng được mở rộng, phát triển; công tác mở, nâng cấp cửa khẩu biên giới được tích cực thúc đẩy.

Ngoài ra, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, ta đã triển khai hiệu quả các cơ chế phối hợp phòng chống dịch bệnh tại khu vực biên giới, thúc đẩy duy trì hoạt động xuất hàng hóa.

Những kết quả quan trọng này đã góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực biên giới, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội các địa phương biên giới và tăng cường quan hệ láng giềng hữu nghĩ và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Quản lý tốt đường biên giới - Nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng
Lễ ký Quy chế phối hợp giữa Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng, ngày 28/10/2021. (Ảnh: Trung Hiếu)

Còn sự phối hợp giữa Bộ Ngoại giao và các bộ, ban, ngành, địa phương, đặc biệt là các tỉnh giáp biên… Liệu có điểm gì cần phải lưu ý hay thúc đẩy không, thưa Thứ trưởng?

Đảng ta từng xác định, quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới quốc gia là sự nghiệp của toàn dân, nhiệm vụ chung của tất cả các ngành, các cấp trong hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy định rõ trách nhiệm, công tác phối hợp của các lực lượng trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới.

Thời gian qua, công tác phối hợp giữa các bộ, ban, ngành và địa phương trong quản lý biên giới được triển khai một cách đồng bộ, bài bản, khoa học trên tất cả lĩnh vực liên quan.

Với vai trò là cơ quan chủ trì thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác biên giới lãnh thổ, Bộ Ngoại giao phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các bộ, ban, ngành, nhất là Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương biên giới thực hiện tốt công tác phối hợp quản lý biên giới, thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác tại khu vực biên giới, góp phần quan trọng vào việc đạt được những kết quả tích cực như nêu ở trên.

Để làm tốt hơn nữa công tác quản lý biên giới, thúc đẩy hợp tác phát triển, trong thời gian tới, các bộ, ban, ngành và địa phương cần tiếp tục phối hợp làm tốt hơn nữa một số nội dung công việc sau:

Thứ nhất, triển khai hiệu quả các văn kiện pháp lý, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ đã ký kết giữa Việt Nam và các nước láng giềng.

Thứ hai, tăng cường hơn nữa công tác nghiên cứu chiến lược, tham mưu, đề xuất chủ trương, chính sách, hoàn thiện các cơ chế quản lý biên giới để phù hợp với tình hình mới.

Thứ ba, từng bước hoàn thiện hơn nữa các cơ chế phối hợp, trao đổi thông tin trong việc xử lý, ứng phó với vấn đề phát sinh.

Thứ tư, tăng cường nghiên cứu, tham mưu, ban hành cơ chế, chính sách nâng cao đời sống người dân, phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng tại khu vực biên giới.

Cuối cùng, tiếp tục đẩy mạnh và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về biên giới; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác biên giới lãnh thổ; triển khai hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, các văn kiện pháp lý, thỏa thuận song phương về công tác quản lý biên giới.

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ làm việc với các tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk về công tác biên giới
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ khảo sát, kiểm tra công tác quản lý biên giới lãnh thổ tại Đắk Lắk, tháng 12/2021.

Trong năm qua, Thứ trưởng có nhiều chuyến công tác đến các tỉnh vùng biên. Ấn tượng của Thứ trưởng về vai trò của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo đảm đường biên hòa bình, hữu nghị?

Trong nhiều chuyến công tác đến các tỉnh dọc theo chiều dài đất nước, cá nhân tôi có nhiều trải nghiệm sâu sắc đối với cuộc sống của đồng bào cũng như vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới đối với công tác bảo vệ biên giới, góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Hơn ai hết, họ am hiểu về từng tấc đất, ngọn cây và luôn là những người đầu tiên nắm bắt các diễn biến xảy ra trên đường biên giới.

Có thể nói, người dân sinh sống tại khu vực biên giới chính là “tai mắt”, là những “cột mốc sống” đầu tiên trong công cuộc gìn giữ và bảo vệ biên giới bằng tình yêu quê hương, đất nước.

Vì vậy, những thông tin liên quan đến các vụ việc vi phạm trong vấn đề xâm canh, xâm cư, các hành vi phạm tội qua biên giới như buôn lậu, nhập cảnh trái phép, buôn bán người của các loại đối tượng hoặc hoạt động xâm phạm chủ quyền lãnh thổ mà các lực lượng chức năng của chúng ta nắm bắt được có công sức không nhỏ của cư dân biên giới.

Chính những người dân ở khu vực biên giới đang từng ngày, từng giờ góp phần củng cố, bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, xây dựng đường biên hòa bình, hữu nghị. Họ yêu quê hương, yêu đất nước bằng từng hành động nhỏ như bám trụ trên những mảnh đất vùng biên, làm nương làm rẫy, để ý quan sát, bảo vệ cột mốc không để xâm phạm, không để kẻ lạ mặt xâm nhập, báo tin cho bộ đội biên phòng...

Đánh giá vai trò quan trọng của người dân ở khu vực biên giới, ngày 9/1/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc “tổ chức phong trào toàn dân tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia trong tình hình mới”, trong đó khẳng định: bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biên giới quốc gia, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở khu vực biên giới là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị với chủ thể là nhân dân.

Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng những nội dung liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ biên giới, để nhân dân biết, hiểu và nâng cao hơn nữa ý thức, trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo vệ biên cương, góp phần vun đắp mối quan hệ giữa địa phương biên giới hai bên nói riêng và tổng thể quan hệ Việt Nam với các nước láng giềng nói chung; tạo thêm sự đồng thuận, tin tưởng của bà con đối với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác quản lý biên giới.

Xin cảm ơn Thứ trưởng!

Xuân biên cương - Ấm lòng dân bản

Xuân biên cương - Ấm lòng dân bản

Ngày 15/1, tại đồn Biên phòng Hướng Lập và các xã A Dơi, Lìa, Hướng Hóa, Quảng Trị diễn ra Chương trình “Xuân Biên cương ...

Việt Nam-Trung Quốc trao đổi biện pháp thúc đẩy lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu biên giới

Việt Nam-Trung Quốc trao đổi biện pháp thúc đẩy lưu thông hàng hóa qua cửa khẩu biên giới

Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ đã điện đàm với Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Ngô Giang Hạo để trao đổi ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn ...
Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Từ Hiệp định Geneva, nghĩ về con đường đến hòa bình trên thế giới hiện nay

Nhiều chuyên gia, học giả nhận định, cuộc xung đột ở Ukraine và Dải Gaza, sớm hay muộn, rồi cũng kết thúc trên bàn đàm phán.
Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Tình hình ở Dải Gaza: Mong manh giải pháp hòa bình

Bất chấp nỗ lực, kể cả sức ép của cộng đồng quốc tế, Israel vẫn tiếp tục tăng cường các hoạt động quân sự nhằm vào Dải Gaza.
Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 và những vấn đề nóng của thế giới

Hội nghị thượng đỉnh NATO năm 2024 không chỉ quan trọng bởi lễ kỷ niệm 75 năm thành lập mà còn vì những vấn đề nóng bỏng của thế giới.
Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ: Dấu ấn tự chủ chiến lược

Quan hệ Nga-Ấn Độ đã được thử thách qua thời gian và nay được mô tả là 'đặc biệt và đặc quyền'.
Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Nhiệm kỳ 'khó nhằn' của Hungary ở EU, lo lắng không của riêng ai...

Lâu nay, dù cùng trên con tàu EU nhưng Budapest và Brussels thường không cùng nhìn về một hướng.
Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm ‘phòng ngừa’

Chuyến thăm Nga của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nằm trong tính toán chiến lược khi mà các cuộc xung đột ở Ukraine, Israel-Hamas leo thang...
Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi ngoại giao mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đường lối đối ngoại mang đậm bản sắc 'cây tre Việt Nam' dưới thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giúp tăng cường vị thế Việt Nam.
Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Trung Quốc sẽ thích ai hơn, ông Donald Trump hay bà Kamala Harris?

Chuyên gia dự báo, cả Mỹ và Trung Quốc khó có thể xảy ra xung đột trực tiếp bất kể ứng cử viên nào giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tới đây.
Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Báo Mỹ giải mã Tổng thống Biden, từ người 'không bao giờ bỏ cuộc' nhưng cuối cùng lại lựa chọn ra đi

Nếu ông Donald Trump không được đảng Cộng hòa đề cử là ứng cử viên Tổng thống lần này, có thể ông Joe Biden đã lùi bước từ nhiều tháng trước.
Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Báo chí quốc tế khẳng định công lao vĩ đại của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông quốc tế ca ngợi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua những đóng góp lớn lao của ông với đất nước.
Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát hụt cựu Tổng thống Donald Trump: Châu Âu từ xa cũng thấy 'lạnh'

Vụ ám sát ông Donald Trump cho thấy mối nguy hiểm hiện hữu với các chính trị gia. Sự kiện này tác động không chỉ tới Mỹ mà còn lan rộng sang châu Âu.
Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lần đầu tiên Tổng thống Ukraine 'dịu giọng' với Nga, Mỹ nói 'ủng hộ', cục diện xung đột sắp xoay vần?

Lãnh đạo Ukraine đã có động thái mới khi muốn mời Nga tham dự hội nghị hòa bình lần hai.
Phiên bản di động