Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio. (Nguồn: AFP) |
Từ ngày 10-11/12, tại thành phố Hiroshima, hội nghị các nhân vật có ảnh hưởng hướng tới một thế giới không vũ khí hạt nhân đã được tổ chức.
Hội nghị có sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo thế giới như Tổng Thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres, Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, cùng nhiều quan chức và học giả uy tín khác trên thế giới.
Phát biểu tại phiên bế mạc với tư cách là nước chủ nhà, Thủ tướng Nhật Bản Kishida khẳng định, sự kiện này là cơ hội để các nhân vật có ảnh hưởng thảo luận chân thành và thẳng thắn để hướng tới một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
Đáng lưu ý, địa điểm tổ chức diễn ra tại thành phố Hiroshima, một chứng tích lịch sử thảm khốc của bom nguyên tử, được kỳ vọng sẽ góp phần giúp mọi người cảm nhận được sự cần thiết phải chung tay ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang đặt ra hết sức bức thiết hiện nay.
Theo Thủ tướng Kishida, Nhật Bản với tư cách là quốc gia duy nhất hứng chịu thảm họa bom nguyên tử trong chiến tranh, sẽ thúc đẩy vai trò trung gian với hy vọng cộng đồng quốc tế sẽ có bước tiến lớn trong việc xây dựng động lực cho một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
"Hiệp ước cấm sở hữu vũ khí hạt nhân, vốn là lối thoát duy nhất để hiện thực hóa vấn đề này nhưng lại không có quốc gia đang vũ khí hạt nhân nào tham gia. Do đó, Nhật Bản sẽ nỗ lực giảm bớt khoảng cách giữa các quốc gia đang sở hữu hạt nhân và Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân", ông Kishida nhấn mạnh.
Đề cao ý nghĩa của hội nghị lần này, Thủ tướng Nhật Bản tin rằng, đây sẽ là cơ sở để hướng tới thành công của Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến tổ chức tại thành phố Hiroshima vào năm 2023, khi Nhật Bản giữ chức chủ tịch luân phiên của G7 và Hội nghị đánh giá về Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) lần thứ 11 dự kiến diễn ra vào năm 2026.
Trước đó, cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng gửi thông điệp video tới lễ khai mạc hội nghị. Tổng thống Obama nói: “Chúng ta nợ con cháu mình cam kết theo đuổi một thế giới không có vũ khí hạt nhân".
Thông qua hội nghị lần này, Nhật Bản mong muốn các nhân vật có ảnh hưởng sẽ chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm để xây dựng lòng tin và giúp cho các quốc gia có quan điểm khác nhau hướng tới mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế kỳ vọng về một thế giới không có vũ khí hạt nhân.
| Thượng đỉnh G20: Ấn Độ kêu gọi thế giới 'nghiêm túc' thực hiện một giải pháp; IMF cảnh báo không cho chủ nghĩa bảo hộ 'bám rễ' Trong khuôn khổ G20, Ấn Độ đã kêu gọi giải quyết hòa bình xung đột Nga-Ukraine. |
| Vấn đề Triều Tiên: Nhật Bản bỏ qua ồn ào truyền thông, 'lẳng lặng' làm một việc; Hàn Quốc nói rõ về ý định 'đầu tư' vũ khí hạt nhân Trước các động thái phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên, Nhật Bản và Hàn Quốc đều nhanh chóng đưa ra phản ứng. |
| IAEA kêu gọi đảm bảo an toàn cho nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia IAEA cũng đã chỉ trích các vụ tấn công mới đây nhắm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, hiện đang do Nga kiểm soát ... |
| Một nước châu Á là nhà xuất khẩu vũ khí thứ 8 thế giới, Phần Lan cân nhắc một điều để đổi lấy 'cái gật đầu' gia nhập NATO Hàn Quốc thông báo là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ 8 thế giới trong giai đoạn 2017-2021, trong khi đó Phần Lan đang ... |
| Chuyên gia phân tích một trong những vũ khí mới nhất của Mỹ, xứng đáng là vũ khí của thế kỷ XXI? Máy bay ném bom tàng hình mới nhất của Mỹ có khả năng tàng hình, hệ thống điện tử, cảm biến và động cơ vượt ... |
| Đại sứ Hà Lan: Chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ là 'chìa khóa' mở ra tương lai bền vững cho cả hai quốc gia Trước thềm chuyến thăm chính thức Hà Lan của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Đại sứ Hà Lan tại Việt Nam Kees Van Baar chia ... |