Quốc hội thảo luận về Luật Giao thông đường thủy nội địa

Tiếp tục chương trình kỳ họp, sáng 21/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa. Qua thảo luận các đại biểu Quốc hội nhất trí cần có các quy định pháp luật đối với một số hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại các vùng nước không phải “đường thủy nội địa.”
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Chủ nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng trình bày Báo cáo về Luật Giao thông đường thủy nội địa. (Ảnh: Nguyễn D

Các ý kiến cho rằng không bổ sung các quy định pháp luật đối với một số hoạt động giao thông đường thủy nội địa tại các vùng nước không phải “đường thủy nội địa” vào “phạm vi điều chỉnh” mà nên quy định về “áp dụng pháp luật” đối với phần mặt nước không phải là đường thủy nội địa tại một Điều ở Chương IX của Luật Giao thông đường thủy nội địa năm 2004 để đảm bảo tính logic pháp lý.

Các đại biểu phân tích về đặc điểm điều kiện tự nhiên của Việt Nam, thực tế hoạt động giao thông đường thủy nội địa vẫn đang diễn ra trên các vùng nước từ “mép luồng vào mép bờ tự nhiên và trên các sông, kênh, rạch chưa được công bố khai thác giao thông vận tải” (vùng nước chưa được quản lý, khai thác giao thông vận tải).

Việc đi lại tại các vùng nước này tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn giao thông. Do vậy để bảo đảm an toàn giao thông đối với hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng trong trường hợp bất khả kháng và trên vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải; đồng thời quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo đảm an toàn giao thông nói chung, đặc biệt là trách nhiệm trong việc cảnh báo những khu vực nguy hiểm đối với hoạt động giao thông đường thủy nội địa, việc bổ sung quy định áp dụng pháp luật đối với một số hoạt động của phương tiện giao thông đường thủy nội địa ngoài phạm vi luồng và vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải tại Điều 101a là hợp lý.

Cụ thể: “Hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng và trên vùng nước chưa được tổ chức quản lý, khai thác giao thông vận tải phải tuân theo quy định của Luật này về phương tiện thủy nội địa; thuyền viên, người lái phương tiện; quy tắc giao thông và tín hiệu của phương tiện; vận tải đường thủy nội địa; tai nạn giao thông đường thủy nội địa và tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ đường thủy nội địa và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức báo hiệu tại những khu vực nguy hiểm đối với hoạt động của phương tiện ngoài phạm vi luồng và trên vùng nước chưa được tổ chức, quản lý khai thác giao thông vận tải.”

Theo dự thảo luật, bến thủy nội địa là công trình độc lập có quy mô nhỏ, gồm vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo, đậu xếp dỡ hàng hóa, đón, trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác. Bến thủy nội địa gồm bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng và bến dân sinh.

Tổ chức, cá nhân khi xây dựng cảng, bến thủy nội địa phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đường thủy nội địa.

Theo đại biểu Trương Minh Hoàng (Cà Mau) việc quy định như vậy là chưa phù hợp vì bến dân sinh phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước là “làm khó” cho người dân.

Đại biểu nêu dẫn chứng ở vùng Đồng bằng Sông Cửu long, cụ thể là tại tỉnh Cà Mau, có khu vực 50-60% người dân sống trên sông nước và nhà những người dân này đều có bến dân sinh, giờ phải xin phép sẽ khiến người dân khó khăn, cơ quan nhà nước khó thực hiện.

Trao đổi về Điều 98e, cứu hộ giao thông đường thủy nội địa, tại khoản 3 quy định: “Phương tiện, tàu biển, tàu cá được cứu hộ có thể bị bên cứu hộ cầm giữ, tạm giữ hoặc bán đấu giá để bảo đảm việc thanh toán tiền công cứu hộ,” một số ý kiến băn khoăn vì quy định này có thể bị lợi dụng, tài sản có giá trị có thể cố tình bị tạm giữ, cố tình bán đấu giá.

Có ý kiến đề nghị bổ sung thêm quy định nếu bên được cứu hộ không có khả năng thanh toán thì mới được cầm giữ, tổ chức bán đấu giá để tránh trường hợp lách luật, trục lợi.

Trong phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đề nghị đưa vào luật quản lý các nhà nổi, phương tiện đan xen vận chuyển và đánh bắt thủy sản.

Đại biểu Phạm Thị Mỹ Ngọc (Ninh Bình) đề nghị cấm tuyệt đối sử dụng cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thủy nội địa.

Các đại biểu Quốc hội đã thảo luận, cho ý kiến cụ thể về các nội dung quy hoạch phát triển đường thủy nội địa; quản lý luồng, tuyến; đăng ký phương tiện thủy nội địa; đăng kiểm phương tiện thủy nội địa...

Thời gian còn lại của buổi sáng, các đại biểu Quốc hội làm việc tại các đoàn, thảo luận về tình hình Biển Đông, việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; chủ trương và giải pháp của Việt Nam.

Theo Chương trình, chiều nay Quốc hội thảo luận ở tổ về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2015, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2014 của Quốc hội; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng Việt Nam./.

Theo Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)

Xem nhiều

Đọc thêm

Cách tải video Youtube về iPhone có độ phân giải tốt

Cách tải video Youtube về iPhone có độ phân giải tốt

Bạn muốn lưu video yêu thích của mình từ YouTube về iPhone để xem? Bài viết này sẽ gợi ý cho bạn cách tải nhanh chóng và dễ dàng qua ...
Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ-Australia chính thức 'ấn nút' khởi động mối quan hệ mới

Ấn Độ và Australia sẽ tăng cường hợp tác trong các hành động về khí hậu và triển khai các giải pháp thúc đẩy năng lượng tái tạo.
Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Dàn người đẹp, nghệ sĩ chúc mừng Hoa hậu Thùy Tiên và đoàn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'

Siêu mẫu Minh Tú, ca sĩ Hòa Minzy cùng dàn Hoa hậu, Á hậu chúc mừng Thùy Tiên ra mắt vai diễn phim 'Linh miêu: Quỷ nhập tràng'.
Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Ông Trump đề xuất các lãnh đạo cho lĩnh vực giáo dục, y tế và thương mại

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vừa công bố ba đề cử cho vị trí Bộ trưởng Giáo dục, lãnh đạo Medicare và Medicaid, Bộ trưởng Thương mại.
Cách tạo Google Form chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Cách tạo Google Form chuyên nghiệp dành cho người mới bắt đầu

Tạo Google Form trên điện thoại và máy tính rất đơn giản, nhưng đôi khi vẫn gây khó khăn. Cùng tìm hiểu cách tạo biểu mẫu và khảo sát qua ...
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên nóng ran, căng thẳng leo thang, 'gọi tên' bờ vực chiến tranh

Bán đảo Triều Tiên bất ngờ trở nên nóng bỏng nhất trong 70 năm qua, đến mức nhiều chuyên gia nhận định tình thế bên miệng hố chiến tranh...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động