Quốc hội tiến hành chất vấn về 4 nhóm nội dung tại Kỳ họp thứ ba

Sáng 13/6, Quốc hội bắt đầu phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường. Phiên họp được tường thuật trực tiếp trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Kênh Truyền hình Quốc hội và Cổng Thông tin điện tử Quốc hội (httpswww.quochoi.vn) để đồng bào, cử tri cả nước theo dõi, giám sát. 
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
tin nhap 20170613144557 Bảo đảm đồng bộ trong thực hiện chính sách xử lý nợ xấu
tin nhap 20170613144557 Các đại biểu Quốc hội thông qua dự thảo Luật Quản lý ngoại thương

Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội của Chính quyền Nhân dân nước Cộng hòa Cuba do ông Esteban Lazo Hernandez, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu, đã dự khán Phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Quốc hội.

tin nhap 20170613144557
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân phát biểu khai mạc phiên chất vấn. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)

Tiến hành chất vấn đối với 4 nhóm nội dung

Phát biểu khai mạc Phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ so với những kỳ họp trước đây, Quốc hội đã dành thêm nửa ngày cho hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn để đáp ứng nguyện vọng của cử tri và Nhân dân cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết tính đến hết ngày 12/6 đã có 86 phiếu chất vấn với 98 câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội gửi đến Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao.

Thông qua phiếu xin ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã nhận được 145 vấn đề chất vấn của 42 Đoàn đại biểu Quốc hội được tổng hợp từ ý kiến của đại biểu Quốc hội. Cùng với đó, theo báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quốc hội đã nhận được 3.288 ý kiến, kiến nghị của cử tri, Nhân dân cả nước gửi đến Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội cho biết đây là những cơ sở quan trọng để Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội lựa chọn những vấn đề chất vấn.

Tại Kỳ họp này, Quốc hội quyết định tiến hành chất vấn đối với 4 nhóm nội dung liên quan đến những vấn đề bức xúc của xã hội được Nhân dân và cử tri cả nước quan tâm như sau: Tái cơ cấu nền nông nghiệp hướng tới xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa bền vững, phát triển nguồn lợi thủy sản; Quản lý hoạt động văn hóa, vấn đề đạo đức xã hội, chất lượng du lịch; Vấn đề khám bệnh, chữa bệnh, giá thuốc chữa bệnh, y tế cơ sở; Huy động, quản lý và sử dụng nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu đặt câu hỏi ngắn gọn, rõ ý; không đặt câu hỏi mang tính chỉ tìm hiểu thông tin, nêu tình hình.

Theo quy định tại Nội quy Kỳ họp, thời gian hỏi không quá hai phút cho một lần hỏi. Để tăng tính đối thoại giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn, phiên chất vấn lần này tiếp tục sử dụng quyền tranh luận, các đại biểu Quốc hội cần chuẩn bị nội dung cụ thể để tranh luận cho rõ ý. Người trả lời chất vấn cần trả lời thẳng thắn, không né tránh, xác định rõ trách nhiệm, hướng khắc phục, giải pháp trong thời gian tới để Quốc hội có sơ sở giám sát việc thực hiện lời hứa của các bộ trưởng, thành viên Chính phủ trước cử tri và Nhân dân cả nước.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ hoạt động chất vấn luôn là vấn đề được cử tri và Nhân dân cả nước quan tâm. Sau phiên chất vấn, Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết để ghi nhận các giải pháp, những vấn đề đã hứa của bộ trưởng, các thành viên Chính phủ, để Chính phủ và các bộ, ngành triển khai thực hiện đúng và các cơ quan Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội theo dõi giám sát việc thực hiện.

Nhấn mạnh đây là lần thứ hai, Quốc hội khóa XIV tổ chức hoạt động chất vấn, Chủ tịch Quốc hội tin tưởng với kinh nghiệm của nhiều kỳ họp trước đây, cùng với sự chuẩn bị chu đáo của các cơ quan hữu quan và sự tích cực, chủ động của các đại biểu phiên chất vấn đạt được kết quả như mong đợi.

100% kiến nghị của cử tri đã được trả lời

Ngay sau phát biểu khai mạc của Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải trình bày Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.

Báo cáo nêu rõ: qua 2.073 cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau Kỳ họp thứ 2, Đoàn Đại biểu Quốc hội của 63 tỉnh, thành phố đã tổng hợp được 3.320 kiến nghị của cử tri gửi tới Quốc hội. Các kiến nghị đề cập đến mọi lĩnh vực trong đời sống kinh tế-xã hội, từ chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đến những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Đến nay, 100% kiến nghị đã được trả lời, đăng công khai trên Cổng thông tin điện tử Quốc hội.

Đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Báo cáo đánh giá trong hoạt động lập pháp: Quốc hội đã có nhiều cố gắng trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả, tiến độ xây dựng luật; sự phối hợp giữa Ban soạn thảo, cơ quan thẩm tra trong việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật chặt chẽ, hiệu quả hơn. Các dự án luật còn nhiều ý kiến khác nhau, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách tiếp tục thảo luận, để chỉnh lý dự thảo luật. Công tác xây dựng pháp luật đã cơ bản đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.

Trong hoạt động giám sát, việc lựa chọn nội dung và tổ chức các hoạt động giám sát bước đầu được thực hiện theo Quy chế tổ chức các hoạt động giám sát mới được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành (01/2017) đã đảm bảo tính khách quan, khoa học; chủ đề giám sát được lựa chọn vừa mang tính toàn diện vừa bám sát được thực tế đời sống xã hội, gắn với những vấn đề cử tri đang quan tâm, từng bước khắc phục một số hạn chế, chồng chéo khi giám sát tại các địa phương, bộ, ngành. Hoạt động chất vấn tiếp tục có đổi mới về thủ tục đăng ký chất vấn, nội dung chất vấn,... giúp các đại biểu Quốc hội có điều kiện tranh luận với người được chất vấn và giữa các đại biểu khi có ý kiến khác nhau, góp phần làm sáng tỏ nhiều vấn đề mà cử tri quan tâm…

Tuy nhiên, trong hoạt động lập pháp, các cơ quan của Quốc hội vẫn còn nể nang nên tình trạng cơ quan trình dự án luật gửi hồ sơ, tài liệu chưa đủ, chưa đảm bảo thời gian theo quy định chưa được cải thiện nhiều. Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 mặc dù đã được thông qua nhưng vẫn phải xem xét điều chỉnh. Một số dự án Luật được thông qua vẫn còn có quy định chồng chéo, tính khả thi còn chưa cao. Hoạt động giám sát việc ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật trong một số trường hợp, chưa được quan tâm đúng mức, chủ yếu mới tập trung giám sát về tiến độ, số lượng văn bản cần ban hành mà chưa chú trọng nhiều tới nội dung, chất lượng và tính thống nhất của văn bản trong hệ thống pháp luật. Công tác đôn đốc thực hiện nghị quyết giám sát, kiến nghị sau giám sát trong một số trường hợp còn chưa thường xuyên nên hiệu lực, hiệu quả chưa cao; chưa kiến nghị để xử lý trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức nào khi không thực hiện đầy đủ nghị quyết, kết luận giám sát như yêu cầu của cử tri.

Chính phủ tích cực chỉ đạo giải quyết

Đối với Chính phủ, các bộ, cơ quang ngang bộ, Báo cáo nhìn nhận mặc dù nhận được số lượng kiến nghị cử tri rất lớn (3.119 kiến nghị, kỳ trước là 856 kiến nghị) nhưng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành đã rất tích cực chỉ đạo giải quyết, thể hiện sự nghiêm túc, cầu thị lắng nghe. Kết quả là ngay trong khoảng thời gian 6 tháng giữa hai kỳ họp toàn bộ 3.119 kiến nghị được trả lời, 94 văn bản quy phạm pháp luật được ban hành. Nhiều cuộc thanh tra chuyên ngành đã được tổ chức qua đó phát hiện, xử lý nhiều vi phạm theo yêu cầu, kiến nghị của cử tri, kịp thời tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống người dân.

Bên cạnh đó, Chính phủ, các bộ, ngành đã rất nỗ lực xem xét, giải quyết dứt điểm nhiều vấn đề mà cử tri nêu. Kết quả là số lượng kiến nghị trong kỳ họp này đã được giải quyết dứt điểm lên đến 539 kiến nghị, gấp 3 lần kỳ trước (176 kiến nghị). Đặc biệt, tháng 4/2017, Chính phủ đã đưa hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của người dân lên cổng thông tin điện tử của Chính phủ. Đây là bước đột phá tăng cường sự tương tác giữa người dân với Chính phủ, nâng cao chất lượng giải quyết và trả lời kiến nghị cử tri.

Đối với 142 kiến nghị còn tồn đọng từ nhiều kỳ họp trước, 69 kiến nghị đã giải quyết dứt điểm (đạt 49%). Một số vấn đề mà cử tri kiến nghị từ năm 2014 (kỳ họp thứ 8) được giải quyết như quy định về quy chế quản lý rừng sản xuất; quy định về mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; về chính sách đặc thù phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020...

tin nhap 20170613144557
Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa Mai Sỹ Diến đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Bên cạnh kết quả đạt được, các bộ, ngành còn quá chú trọng tới việc trả lời các kiến nghị (để tránh tồn đọng) mà chưa quan tâm thỏa đáng tới việc giải quyết, hoặc xây dựng lộ trình giải quyết dứt điểm kiến nghị, dẫn đến thực trạng số lượng kiến nghị được trả lời là rất lớn nhưng chất lượng của việc giải quyết kiến nghị còn chưa cao, số kiến nghị được trả lời chỉ bằng việc cung cấp thông tin còn nhiều (68%), cá biệt có văn bản nội dung trả lời còn chưa rõ, chưa đúng, chưa đầy đủ với câu hỏi mà cử tri nêu.

Có nhiều kiến nghị đã được tiếp thu, bố trí nguồn lực để giải quyết đáp ứng mong đợi của cử tri, nhưng quá trình tổ chức triển khai còn nhiều bất cập khiến cử tri băn khoăn như: chương trình xây dựng nhà ở vùng ngập lũ Đồng bằng sông Cửu Long với mục đích giúp người dân vùng ngập lũ có chỗ ở an toàn, ổn định, tuy nhiên do việc đầu tư chưa đồng bộ, thiết kế nhà chưa phù hợp nên hiệu quả sử dụng còn rất hạn chế, gây lãng phí ở nhiều địa phương. Cá biệt tại Long An, cử tri phản ánh tỷ lệ nhà ở vượt lũ bỏ trống và số lô nền chưa xây dựng nhà chiếm tới 50%. Việc tiếp thu kiến nghị cử tri để ban hành một số văn bản, tháo gỡ khó khăn là rất cần thiết, tuy nhiên tính ổn định của một số văn bản còn hạn chế, có những văn bản mới được ban hành (khoảng trên 12 tháng) nhưng đã phải xem xét sửa đổi, bổ sung như: Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định về quản lý dự án đầu tư xây dựng; Nghị định quy định về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức...

Kiến nghị cụ thể

Báo cáo đã đưa ra các kiến nghị cụ thể đối với Quốc hội và Chính phủ. Đối với Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần có biện pháp hiệu quả, thực hiện thường xuyên hơn, trong đó đặc biệt quan tâm tới giám sát chất lượng, nội dung văn bản để sớm khắc phục tình trạng văn bản hướng dẫn không đầy đủ, không thống nhất, thậm chí không đúng với nội dung, tinh thần của luật, ảnh hưởng tới quá trình thực thi pháp luật đồng thời xác định trách nhiệm của cá nhân, tổ chức để xảy ra tình trạng này.

Trong đánh giá việc triển khai các nghị quyết giám sát, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị có kế hoạch rà soát tổng thể việc thực hiện các nghị quyết giám sát, các kiến nghị sau giám sát, đồng thời đề xuất hình thức phù hợp để xem xét trách nhiệm cá nhân, tổ chức khi không thực hiện đầy đủ nghị quyết, kiến nghị sau giám sát,... qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và quyền lực của cơ quan đại diện cao nhất của Nhân dân. Quan tâm tổ chức tiếp xúc cử tri dưới nhiều hình thức theo chuyên đề, lĩnh vực, tiếp xúc với cá nhân, nhóm cử tri... như quy định của pháp luật để kịp thời khắc phục tình trạng cử tri “chuyên nghiệp," “đại cử tri"...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ nên coi việc giải quyết kiến nghị của cử tri là một trong các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các Bộ trưởng, Trưởng ngành, đồng thời, sớm có hình thức nhắc nhở, xử lý đối với cá nhân, cơ quan, không thực hiện trả lời cử tri theo quy định và công khai để cử tri được biết.

Về việc giải quyết các kiến nghị có phạm vi liên ngành, hiện chưa có quy định để các bộ, ngành phối hợp cùng giải quyết kiến nghị có nội dung liên ngành, do vậy dễ dẫn tới tình trạng né tránh, đùn đẩy trách nhiệm. Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ sớm ban hành quy chế tiếp nhận, giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri để việc giải quyết được kịp thời, đúng pháp luật.

Về lộ trình giải quyết đối với các kiến nghị cần có nhiều thời gian: có những kiến nghị của cử tri chưa thể giải quyết dứt điểm ngay do chưa có nguồn lực, do cần thêm thời gian để tổng kết thực tiễn..., Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các bộ, ngành khi trả lời các kiến nghị loại này cần kèm theo lộ trình, giải pháp và dự kiến thời điểm sẽ giải quyết xong để cử tri có căn cứ giám sát và không tiếp tục kiến nghị.

tin nhap 20170613144557
Đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Hồng đặt câu hỏi chất vấn. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Đối với các kiến nghị còn tồn đọng qua một số kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát xây dựng lộ trình giải quyết và thông báo cho cử tri bằng văn bản trước ngày 15/9/2017.

Đối với 59 kiến nghị tồn đọng có khả năng giải quyết dứt điểm trong thời gian khoảng một năm tới, Ủy ban Thường vụ Quốc hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Trưởng ngành quan tâm chỉ đạo giải quyết dứt điểm trước kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2018) trong đó, đặc biệt quan tâm giải quyết 5 nhóm vấn đề.

Các nhóm vấn đề gồm: Nhóm vấn đề về biện pháp khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý, khai thác tài nguyên khoáng sản, trước mắt có giải pháp nhanh, mạnh ngăn chặn hiện tượng khai thác cát trái phép đang gây bức xúc trong nhân dân; vấn đề thương hiệu nông sản, thực phẩm, thu hút đầu tư cho nông nghiệp; giải pháp hỗ trợ nông dân trong sản xuất, đặc biệt là tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, rau quả sạch ngay tại thị trường nội địa; vấn đề tăng cường chất lượng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm, đặc biệt thanh tra trách nhiệm người đứng đầu tại các dự án thua lỗ mà dư luận đặc biệt quan tâm thời gian qua; vấn đề nâng cao chất lượng tiếp công dân, đối thoại với công dân, gắn tiếp công dân với việc giải quyết để kịp thời xử lý những bức xúc, đặc biệt trong lĩnh vực đất đai không làm phát sinh điểm nóng về khiếu kiện; vấn đề xác định biện pháp khắc phục ngay tình trạng nhà xây tại dự án vùng ngập lũ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để hoang phí, không có người ở do thiếu hạ tầng kỹ thuật. 

tin nhap 20170613144557
Chủ tịch Quốc hội Cuba phát biểu tại Phiên họp Quốc hội Việt Nam

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, sáng 12/6, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Quốc hội nước ...

tin nhap 20170613144557
Quốc hội thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa

Với 83,5% đại biểu có mặt tán thành, sáng 12/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

tin nhap 20170613144557
Khi nào mới hết “điệp khúc” được mùa mất giá?

Tại phiên thảo luận tại Hội trường mới đây về phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước, một số đại ...

(theo TTXVN)

Đọc thêm

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS 1982 tạo môi trường để Việt Nam bảo vệ chủ quyền tại Biển Đông

UNCLOS tạo dựng một môi trường hòa bình để Việt Nam bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông.
Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Những con số ấn tượng của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam năm 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, bảo đảm an ninh, an toàn và để lại những con số ấn ...
Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Hai đồng nghiệp người Hàn Quốc cùng nhau trúng số hơn 17 tỷ đồng

Nhờ được bạn đồng nghiệp 'mách' mua ngay vé số, một người đàn ông ở tỉnh Gyeonggi (Hàn Quốc) may mắn trúng thưởng 1 tỷ Won (17,5 tỷ đồng).
Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (24/12): Bắc Bộ trời rét, vùng núi cao khả năng có băng giá; Nam Trung Bộ mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (24/12) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam đến Singapore, chuẩn bị cho bán kết ASEAN Cup 2024

Đội tuyển Việt Nam Việt Nam có mặt tại Singapore để chuẩn bị cho trận bán kết lượt đi gặp chủ nhà, trong khuôn khổ giải vô địch Đông Nam ...
Lịch cúp điện Long An  hôm nay ngày 24/12/2024

Lịch cúp điện Long An hôm nay ngày 24/12/2024

Thông tin lịch cúp điện tại Long An theo từng khu vực được cập nhật mới nhất từ Điện lực miền Nam ngày 24/12/2024.
Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Những con bài nặng ký của Thổ Nhĩ Kỳ

Chuyến thăm của Chủ tịch EC Ursula von der Leyen tới Ankara là cơ hội để Thổ Nhĩ Kỳ nâng tầm ảnh hưởng và mở thêm cơ hội gia nhập EU.
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Phiên bản di động