Quyết bỏ lỡ RCEP, Ấn Độ sẽ mất nhiều hơn được?

Khắc Hiếu
Việc Ấn Độ rút lui khỏi các cuộc đàm phán của thỏa thuận thương mại lớn nhất thế giới - Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào tháng 11/2019 - là một sự thất vọng đáng kể đối với những người ủng hộ hội nhập kinh tế khu vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quyết bỏ lỡ RCEP, Ấn Độ sẽ mất nhiều hơn được?
Các nhà kinh tế nổi tiếng cho rằng việc rút khỏi RCEP không mang lại lợi ích tốt nhất cho Ấn Độ. (Nguồn: Business Standard)

Không mang lại lợi ích tốt nhất

Những người ủng hộ việc Ấn Độ rút lui khỏi RCEP đã viện dẫn yếu tố thâm hụt thương mại gia tăng của New Delhi với các quốc gia mà nước này có các hiệp định thương mại tự do (FTA) như một bằng chứng về những gì mà hội nhập kinh tế do RCEP dẫn đầu sẽ mang lại.

Những người khác tỏ ra dè dặt về việc thiếu các biện pháp bảo hộ cho phép Ấn Độ đối phó với sự gia tăng nhập khẩu, đặc biệt là từ Trung Quốc, mối đe dọa cạnh tranh nhập khẩu trong nông nghiệp và khả năng tiếp cận thị trường không đầy đủ đối với xuất khẩu dịch vụ.

Tin liên quan
RCEP cho thấy bất lợi của Mỹ và vai trò nổi bật của Trung Quốc RCEP cho thấy bất lợi của Mỹ và vai trò nổi bật của Trung Quốc

Căng thẳng biên giới gia tăng với Trung Quốc được cho là cách biện minh cho sự tiếp cận thận trọng đối với đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực nhạy cảm như quốc phòng, truyền thông và năng lượng.

Tuy nhiên, các nhà kinh tế nổi tiếng cho rằng việc rút khỏi RCEP không mang lại lợi ích tốt nhất cho Ấn Độ.

Với việc từ bỏ cơ hội định hình kiến trúc thương mại của một trong những khu vực năng động nhất về kinh tế trên thế giới, Ấn Độ đã từ bỏ khả năng tiếp cận thị trường trong các lĩnh vực mà nước này có lợi thế so sánh, như dịch vụ công nghệ thông tin và dược phẩm.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh nguy cơ chuyển hướng thương mại khỏi các sản phẩm và dịch vụ của Ấn Độ khi các thành viên RCEP được ưu đãi tiếp cận thị trường của nhau.

Trong một thế giới nơi sản xuất được tổ chức xung quanh các chuỗi cung ứng, việc Ấn Độ rút khỏi RCEP sẽ gây bất lợi cho không chỉ người tiêu dùng mà còn cả các công ty. Người tiêu dùng sẽ mất khả năng tiếp cận với các mặt hàng nhập khẩu có giá cả phải chăng hơn, trong khi các doanh nghiệp sẽ mất khả năng cạnh tranh do không có khả năng cung cấp đầu vào rẻ hơn và đa dạng hơn với mức thuế suất ưu đãi.

Ấn Độ sẽ không còn là điểm đến hấp dẫn đối với đầu tư nước ngoài vì các công ty nước ngoài sản xuất tại Ấn Độ sẽ không có cơ hội tiếp cận thị trường RCEP như các công ty ở các quốc gia tham gia ký kết thỏa thuận.

Tổn thất cho RCEP

Ngoài ra, việc Ấn Độ rút lui không chỉ là một tổn thất cho New Delhi mà còn cho các nước RCEP khác.

Ấn Độ là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất châu Á vào thời điểm hiệp định được ký kết. Trong giai đoạn 5 năm từ 2015 đến 2019, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Ấn Độ đạt trung bình 6,72% so với 6,7% của Trung Quốc, 6,8% của Việt Nam và 6,6% của Philippines.

Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ hai ở châu Á-Thái Bình Dương và GDP của nước này trước đại dịch Covid-19 là 2.870 tỷ USD vào năm 2019.

Chính phủ Ấn Độ cũng đang theo đuổi một chương trình cải cách với mục tiêu cải thiện khả năng tiếp cận thị trường thông qua đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông. Khoảng 28.000 km đường quốc lộ đã được bổ sung từ năm 2014 đến 2018, và kế hoạch Udan Yojana đã được khởi động vào năm 2016 với trọng tâm là xây dựng các sân bay trong khu vực.

Các mục tiêu khác bao gồm việc kích hoạt giao diện thanh toán kỹ thuật số để thúc đẩy thương mại điện tử, tăng cường thuận lợi hóa kinh doanh, hợp lý hóa luật lao động và chính sách thuế cứng nhắc và nâng cao sức mua của tầng lớp trung lưu ngày càng tăng.

Giải quyết đói nghèo sẽ đạt được thông qua việc cung cấp nhiên liệu, dịch vụ ngân hàng và chuyển tiền trực tiếp cho các hộ gia đình có thu nhập thấp. Kết hợp lại, những sáng kiến này đã sẵn sàng biến Ấn Độ trở thành một thị trường xuất khẩu phát triển mạnh.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 cùng với việc phong tỏa và làn sóng biến thể Delta tàn phá vào tháng 4/2021 đã gây thiệt hại cho nền kinh tế Ấn Độ, gần như đưa GDP của nước này trở lại như giai đoạn 2017-2018. Chi tiêu tiêu dùng bình quân đầu người, bất chấp các phản ứng tài khóa, đã giảm xuống trong ba năm và tỷ lệ thất nghiệp tăng hơn gấp đôi lên 21% trong tháng 4 đến tháng 6 năm 2020.

Vai trò của Ấn Độ?

Khi Ấn Độ từng bước thoát khỏi giai đoạn đỉnh điểm của đại dịch và nỗ lực phục hồi vào năm 2022, câu hỏi đặt ra là nước này quan niệm vai trò của mình như thế nào tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương sau đại dịch và tương lai của nước này liên quan đến RCEP như thế nào.

Chương trình cải cách trong nước hiện tại của Ấn Độ xoay quanh chiến lược Ấn Độ tự cường (Atmanirbhar Bharat). Mục tiêu của chương trình nghị sự này là tăng cường sản xuất của Ấn Độ trong các lĩnh vực như pin mặt trời và điện tử.

Nếu những cải cách này thành công và đạt được quỹ đạo tăng trưởng cao được thúc đẩy bởi sản xuất, Ấn Độ có thể tự tin hơn vào khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Một Ấn Độ tự tin có thể quay trở lại bàn đàm phán RCEP - ngay cả khi những người hoài nghi coi việc thúc đẩy một Ấn Độ tự cường chỉ là một chiêu bài khác cho chủ nghĩa bảo hộ.

Tin liên quan
Không chỉ tái cấu trúc trật tự kinh tế châu Á, RCEP tham vọng kéo Mỹ trở lại chủ nghĩa đa phương Không chỉ tái cấu trúc trật tự kinh tế châu Á, RCEP tham vọng kéo Mỹ trở lại chủ nghĩa đa phương

Ấn Độ đã ký các FTA song phương với ASEAN, Nhật Bản, Malaysia, Singapore và Hàn Quốc và đang đàm phán một FTA với Australia và các nước khác, thể hiện sự thừa nhận rằng các FTA là rất quan trọng để hội nhập Ấn Độ vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tuy nhiên, các thỏa thuận riêng lẻ không thể thúc đẩy thương mại theo cách giống như một thỏa thuận đa phương trong phạm vi RCEP.

Một kịch bản khác là tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ vẫn chậm chạp. Điều này có thể xảy ra nếu chính phủ theo đuổi việc thay thế nhập khẩu theo “Ấn Độ tự cường” - một chiến lược không tạo được tăng trưởng trước năm 1991 và hiện nay khó có thể thành công.

Các biện pháp khuyến khích sản xuất có khả năng được quản lý kém, tạo lợi thế cho các doanh nghiệp có đặc quyền và do đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.

Sự không chắc chắn về chính sách lớn hơn có thể làm nản lòng các nhà đầu tư nước ngoài, cải cách nông nghiệp có thể bị đình trệ và các doanh nghiệp siêu nhỏ trong khu vực phi chính thức - nơi việc làm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch - có thể không phục hồi. Một nền kinh tế suy yếu có thể gia tăng áp lực buộc Chính phủ Ấn Độ theo đuổi một chương trình nghị sự theo chủ nghĩa dân tộc cứng rắn và đặt cược tất cả vào các FTA song phương.

Nếu căng thẳng biên giới với Trung Quốc leo thang, Ấn Độ có thể xoay trục về phía Tây. Ấn Độ đang theo đuổi các FTA với Liên minh châu Âu (EU), Vương quốc Anh, Canada, Israel và Liên minh Hải quan Nam Phi. Nhưng những nền kinh tế này có quy mô nhỏ hoặc xa Ấn Độ về mặt địa lý.

Mô hình lực hấp dẫn của thương mại quốc tế dự đoán rằng triển vọng với các quốc gia này khó có thể phù hợp với lợi ích của RCEP.

Bên cạnh đó, một FTA với EU - hoặc thậm chí với Mỹ - sẽ khắt khe hơn về các tiêu chuẩn bảo vệ lao động, môi trường và nhà đầu tư, vì vậy việc quay trở lại đàm phán RCEP có thể là một con đường hiệu quả hơn cho Ấn Độ.

Báo Trung Quốc: RCEP mang đến cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam

Báo Trung Quốc: RCEP mang đến cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam

Gần 3 tháng sau khi Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực, nhiều doanh nghiệp Việt Nam cho ...

Nhật Bản và Campuchia nhất trí thúc đẩy thực thi RCEP

Nhật Bản và Campuchia nhất trí thúc đẩy thực thi RCEP

Ngày 20/3, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen đã nhất trí đảm bảo thực thi đầy đủ ...

(theo East Asia Forum)

Đọc thêm

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Việt Nam-Trung Quốc tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp

Chiều 19/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Bộ Tư pháp Trung Quốc Hạ Vinh cùng đoàn đại biểu Bộ Tư pháp Trung Quốc.
XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4, trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay 20/4/2024. XSHCM thứ 7

XSHCM 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số TP Hồ Chí Minh hôm nay - XSHCM 20/4/2024. xổ số thành phố. kết quả xổ số Hồ Chí Minh ngày ...
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN kêu gọi chấm dứt bạo lực tại biên giới Myanmar

Tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình hình bạo lực leo thang tại Myanmar, nhất là ở bang Kayin và Rakhine.
Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4, kết quả xổ số Vietlott Power thứ 7 ngày 20/4/2024. xổ số Power 655 hôm nay

Vietlott 20/4 - Vietlott Power 20/4. Trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay thứ 7 ngày 20/4/2024. xo so Vietlott 655 hôm nay. xs Power hom nay.
XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay 20/4/2024. KQXSHG thứ 7

XSHG 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Hậu Giang hôm nay - XSHG 20/4/2024. Ket qua xo so Hau Giang. kết quả xổ số Hậu Giang ngày 20 ...
XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4, trực tiếp kết quả xổ số Long An hôm nay 20/4/2024 - KQXSLA thứ 7

XSLA 20/4 - Trực tiếp kết quả xổ số Long An nhanh nhất hôm nay - XSLA 20/4/2024. ket qua xo so Long An. kết quả xổ số Long An ...
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’ cơ chế CBAM?

Cơ chế CBAM của Liên minh châu Âu (EU) là thuế carbon đánh vào hàng hóa nhập khẩu. Việt Nam cần chuẩn bị gì để ‘hóa giải’?
Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4: Thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần

Giá xăng dầu hôm nay 19/4 ghi nhận thế giới neo gần mức thấp nhất trong 3 tuần trong bối cảnh các nhà đầu tư xem xét số liệu kinh tế của Mỹ.
Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024, nguyên nhân đẩy giá tăng trở lại, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu ngoại khối lớn nhất cho EU

Giá tiêu hôm nay 19/4/2024 tại thị trường trong nước nối dài đà tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 90.000 – 93.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Bất động sản mới nhất: Thị trường khởi sắc nhờ tổng lực ‘giải cứu’, nhà ngõ Hà Nội tăng cao, tác động từ quy định bỏ khung giá đất

Thị trường có tín hiệu vui nhưng chưa thể khởi sắc, nhà trong ngõ Hà Nội ngày một tăng cao… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động