RCEP là động lực phục hồi kinh tế toàn cầu hậu Covid-19

Mai Ly
TGVN. Các bộ trưởng từ 15 quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại hội nghị trực tuyến ngày 23/6 đã tái khẳng định quyết tâm hoàn thành ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vào cuối năm nay, bất kể sự vắng mặt của Ấn Độ. Mặc dù vậy, cánh cửa để Ấn Độ quay lại RCEP vẫn luôn được mở rộng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Chèo lái một Ấn Độ táo bạo hơn, Thủ tướng Modi 'đổi màu' chính sách can dự toàn cầu?
RCEP đang đứng trước triển vọng mơ hồ
rcep la dong luc phuc hoi kinh te toan cau hau covid 19
Việc hoàn tất ký kết RCEP trong năm nay sẽ đóng vai trò là tín hiệu rõ ràng về sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với hệ thống thương mại đa phương, hội nhập khu vực cũng như phát triển kinh tế trong khu vực. (Nguồn: China Daily)

Trong một tuyên bố chung sau Hội nghị RCEP lần thứ 10, các bộ trưởng nhấn mạnh: “Chúng tôi tin tưởng rằng sự tham gia của Ấn Độ vào RCEP sẽ góp phần thúc đẩy tiến bộ và thịnh vượng cho khu vực. Do đó, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng RCEP vẫn mở cửa chào đón Ấn Độ”.

10 thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand, vào tháng 11 năm ngoái, đã hoàn tất toàn bộ tiến trình đàm phán, cũng như cơ bản đạt được sự nhất trí về văn bản thỏa thuận, nhưng tiến trình này thiếu vắng Ấn Độ.

Quốc gia có dân số đông thứ hai thế giới đã đơn phương rời khỏi bàn đàm phán, cũng như bỏ qua các cuộc đàm phán cấp độ chuyên viên tiếp theo, do lo ngại rằng việc mở cửa thị trường tự do cho các thành viên khác của RCEP sẽ khiến thâm hụt thương mại giữa quốc gia này và Trung Quốc ngày càng tăng lên.

Tầm quan trọng của Ấn Độ trong RCEP

Ấn Độ đã rút khỏi RCEP vào tháng 11 năm ngoái, do đề xuất của nước này về biện pháp phòng vệ chống sự gia tăng đột biến hàng hóa nhập khẩu, cùng với một số đề xuất khác, không được các đối tác tiềm năng giải quyết, trong đó có cả Trung Quốc.

Tin liên quan
Thiếu vắng Ấn Độ, RCEP vẫn rất Thiếu vắng Ấn Độ, RCEP vẫn rất "lợi hại”

Ngay cả khi không có RCEP, thâm hụt thương mại hàng hóa của Ấn Độ với Trung Quốc đã ở mức 53,6 tỷ USD trong tài khóa 2019, bằng gần 1/3 tổng thâm hụt thương mại của New Delhi. Thâm hụt của Ấn Độ với tất cả các thành viên RCEP tiềm năng (bao gồm cả Trung Quốc) cũng lên tới 105 tỷ USD trong năm tài chính vừa qua.

Trước đó, trong tháng 6/2020, các quan chức Chính quyền Ấn Độ khẳng định nước này chưa sẵn sàng sớm phản hồi lời đề nghị của RCEP về việc tham gia trở lại đàm phán với các điều khoản thuận lợi hơn so với trước, đặc biệt là khi ngành công nghiệp và nông dân Ấn Độ đang phải vật lộn để đối phó với cuộc khủng hoảng dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19.

Các thành viên RCEP như Nhật Bản và Australia đã nỗ lực thuyết phục Ấn Độ trở lại bàn đàm phán trong vài tuần qua. Tuy nhiên, New Delhi đã nói rõ rằng hiện không phải là thời điểm thích hợp để đưa ra câu trả lời khi mà cả nền kinh tế trong nước và lẫn kinh tế thế giới đang trải qua giai đoạn khó đoán định vì đại dịch hoành hành.

Ấn Độ cũng đã tuyên bố không thể vội vã xem xét lại lập trường của mình về RCEP, bằng việc từ chối đề cập đến vấn đề khôi phục đàm phán RCEP tại hội nghị thượng đỉnh trực tuyến đầu tháng 6/2020 giữa Thủ tướng Narendra Modi và người đồng cấp Australia Scott Morrison.

Ngành công nghiệp và người nông dân Ấn Độ lo ngại nếu gia nhập RCEP, thị trường nội địa sẽ tràn ngập các sản phẩm giá rẻ được sản xuất từ Trung Quốc và các sản phẩm nông nghiệp và sữa từ Australia và New Zealand, do các quy định về cắt giảm thuế nhập khẩu.

Tháng trước, các nước RCEP đã chuyển cho Ấn Độ một đề xuất để tham gia trở lại tiến trình đàm phán với các điều khoản dễ dàng hơn nhiều so với trước đây. Các quan chức của một số quốc gia thành viên đã gặp các đại diện Bộ Công thương Ấn Độ để giải thích rằng Ấn Độ không cần thực hiện bất kỳ cam kết nào về tiếp cận thị trường vào lúc này nếu không thoải mái và có thể trì hoãn đưa ra quyết định, trong khi nhất trí với các khía cạnh khác của hiệp định như đầu tư, thương mại điện tử và sở hữu trí tuệ.

Tuy nhiên, nguồn tin khẳng định với Business Line rằng mặc dù Ấn Độ được chọn cách trì hoãn đưa ra quyết định về tiếp cận thị trường, New Delhi sớm muộn cũng sẽ phải thực hiện các cam kết. Ấn Độ chỉ có thể quay lại bàn đàm phán khi có một thỏa thuận giữa tất cả các bên liên quan về những cam kết mà mình sẵn sàng thực hiện. Tuy nhiên, vẫn chưa có cơ hội để tổ chức các cuộc đàm phán như vậy vào thời điểm hiện tại.

Cho đến nay, một điều gần như chắc chắn là dù có hay không có sự tham gia của Ấn Độ thì RCEP vẫn đang đi đúng lộ trình hiện thực hóa. Tuy nhiên, việc khẳng định mong muốn Ấn Độ quay trở lại RCEP trong tuyên bố chung của hội nghị ngày 23/6 cho thấy tầm quan trọng của quốc gia này đối với hầu hết các thành viên tham gia hiệp định.

RCEP sẽ là "liều thuốc" cho các nền kinh tế

Tiến sỹ Chheang Vannarith, Chủ tịch Viện Tầm nhìn châu Á (AVI), nhận định: “Khi nền kinh tế khu vực đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19, chúng ta cần một cơ chế hội nhập khu vực sâu rộng hơn nữa để nhanh chóng hồi phục các nền kinh tế thông qua thúc đẩy thương mại và đầu tư”.

Trong tuyên bố chung của hội nghị ngày 23/6, các bộ trưởng cho biết đại dịch Covid-19 “tạo ra một thách thức chưa từng có đối với thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu. Do đó, cần có một phản ứng phối hợp cấp độ toàn cầu”.

Các bộ trưởng tin rằng việc hoàn tất ký kết RCEP trong năm nay sẽ đóng vai trò là tín hiệu rõ ràng về sự hỗ trợ không ngừng nghỉ của các quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương đối với hệ thống thương mại đa phương, hội nhập khu vực cũng như phát triển kinh tế trong khu vực.

Bộ trưởng Thương mại Hàn Quốc Yoo Myung-hee đánh giá, Covid-19 đang đe dọa nghiêm trọng đến đời sống và cả tính mạng của người dân cũng như hệ thống thương mại đa phương trên toàn cầu.

Ông Myung-hee nêu rõ: “Hội nghị RCEP lần này sẽ là cơ hội để các quốc gia khẳng định sẽ sớm vượt qua dịch bệnh và khôi phục cơ chế thương mại đa phương vốn đã bị tổn hại vì Covid-19”.

Trải qua nhiều vòng đàm phán kể từ năm 2012 giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN và 6 đối tác đối thoại, ngay từ ban đầu RCEP đã được đánh giá là một hiệp định thương mại đa biên lớn nhất thế giới, vượt qua cả quy mô của Hiệp định Đối tác Toàn diện xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nhân tố Trung Quốc trong quyết định của Ấn Độ về RCEP

Nhân tố Trung Quốc trong quyết định của Ấn Độ về RCEP

TGVN. Với việc từ chối tham gia RCEP, Ấn Độ dường như phát đi tín hiệu rằng, bất chấp cái giá phải trả, sự trỗi ...

Tạp chí Australia Financial Times phân tích, các bên tham gia ký kết các thỏa thuận lớn như RCEP đã phải chấp nhận đánh đổi nhiều ưu và nhược điểm. Đó là lý do vì sao RCEP đã rất khó khăn để “về đích”. Một thỏa thuận phù hợp với những đòi hỏi có phần “chuyên biệt” của Trung Quốc, trong khi cũng đã cố gắng, mặc dù thất bại, để thỏa mãn cả những “đòi hỏi” của Ấn Độ.

Một số ý kiến cho rằng RCEP không có chiều sâu được như CPTPP, nhưng không thể phủ nhận việc tiếp cận thị trường thông qua RCEP đã được nâng cấp hơn nhiều lần so với bất kỳ một thỏa thuận đa phương nào khác đã được ký kết.

Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi khẳng định ký kết RCEP là ưu tiên cao nhất của ASEAN với các đối tác ngoại khối trong năm 2020. Theo ông Lim Jock Hoi, RCEP vẫn luôn được xem là một sáng kiến của ASEAN nhằm khuyến khích thương mại giữa các quốc gia thành viên và 6 quốc gia đối tác gồm Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand và Hàn Quốc.

Việc cùng tham gia RCEP sẽ thúc đẩy thương mại trong toàn nhóm bằng cách giảm thuế, chuẩn hóa các quy tắc và thủ tục hải quan và mở rộng tiếp cận thị trường, nhất là giữa các quốc gia không có thỏa thuận thương mại hiện có.

Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)

Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)

TGVN. Ngày 23/6, Hội nghị Bộ trưởng các nước tham gia đàm phán Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) giữa kì lần thứ ...

Bộ trưởng Thương mại Singapore: Hiệp định RCEP dự kiến vẫn được ký kết trong năm nay

Bộ trưởng Thương mại Singapore: Hiệp định RCEP dự kiến vẫn được ký kết trong năm nay

TGVN. Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing khẳng định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) ...

RCEP: Cơ hội hay thách thức đối với xuất khẩu của ASEAN?

RCEP: Cơ hội hay thách thức đối với xuất khẩu của ASEAN?

TGVN. Bài viết trên báo The Business Times số ra gần đây lập luận rằng, việc giảm thuế quan theo Hiệp định Đối tác Kinh ...

(theo Australia Financial Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức cảnh báo Tổng thống Putin đang tiến hành tấn công hỗn hợp và Berlin là mục tiêu đặc biệt

Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius cho biết Nga đang thực hiện các cuộc tấn công hỗn hợp nhằm vào Đức.
Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Khoảng 286,3 triệu USD được ký kết thông qua Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công rất tốt đẹp, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối về mọi mặt.
Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Ấn tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế

Với nhà báo Gaston Fiorda, Quân đội nhân dân Việt Nam 'chính là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam, cũng như biểu tượng của sự hy sinh anh ...
Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Việt Nam lọt top 40 quốc gia đẹp nhất thế giới, nổi bật với đồ ăn ngon

Danh sách mới công bố của tạp chí Mỹ US News & World Report cho thấy, Việt Nam là một trong 40 quốc gia đẹp nhất thế giới năm 2024.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động