RCEP mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các nước ASEAN như thế nào?

Hải An
Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại, một chuỗi cung ứng khu vực tích hợp hơn theo Hiệp định RCEP cũng mang lại lợi ích cho các nước ASEAN và Trung Quốc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
RCEP mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các nước ASEAN như thế nào? (Nguồn: Xinhua)
Việc giao thương nhanh gọn trong xuất khẩu trái sầu riêng của Thái Lan chỉ là một ví dụ cho thấy sự bùng nổ hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN nhờ hiệu ứng tích cực từ Hiệp định RCEP. (Nguồn: Xinhua)

Bùng nổ hợp tác kinh tế và thương mại

Vào mùa sầu riêng của Thái Lan hằng năm, đơn đặt hàng từ Trung Quốc cho loại “vua của các loại trái cây” có gai này luôn tăng vọt, giúp tăng doanh số xuất khẩu sầu riêng tươi của các doanh nghiệp quốc gia Đông Nam Á.

Năm nay, sau khi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới, có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, doanh số bán sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc được đẩy mạnh hơn nữa.

Silaphon Thongrot, người có kinh nghiệm quản lý vườn sầu riêng trong 15 năm qua ở tỉnh Chanthaburi, phía Đông Thái Lan, cho biết: “Gần như 100% sầu riêng tại vườn của chúng tôi được xuất khẩu sang Trung Quốc và nhu cầu đang tăng lên hằng năm”.

Chủ tịch Phòng Thương mại Thái Lan-Trung Quốc Narongsak Putthapornmongkol, khẳng định: “Thông quan nhanh hơn, cộng với các biện pháp tạo thuận lợi thương mại khác do Hiệp định RCEP mang lại, cũng như việc ra mắt dịch vụ tàu chở trái cây đặc biệt Durian Express tới Trung Quốc đã giúp thúc đẩy doanh số xuất khẩu nông sản Thái Lan và giảm chi phí cho các nhà xuất khẩu”.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nông nghiệp Thái-Trung Nuttakij Oranhirunruk nói, ông hoàn toàn tin tưởng vào sự tăng trưởng đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Thái Lan sang Trung Quốc, đồng thời kỳ vọng các tỉnh phía Đông đất nước sẽ xuất khẩu 35.000 container sầu riêng trong năm nay, so với 25.000 container vào năm ngoái.

Việc giao thương nhanh gọn trong xuất khẩu trái sầu riêng của Thái Lan chỉ là một ví dụ cho thấy sự bùng nổ hợp tác kinh tế và thương mại giữa Trung Quốc và các nước ASEAN nhờ hiệu ứng tích cực từ Hiệp định RCEP.

Dữ liệu hải quan Trung Quốc cho thấy, trong quý đầu tiên của năm nay, thương mại giữa nước này và ASEAN chiếm 47,2%, tức gần một nửa, trong tổng kim ngạch thương mại của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới với các đối tác trong RCEP. Với thỏa thuận RCEP, ASEAN đã một lần nữa vượt qua Liên minh châu Âu (EU) để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Trao đổi thương mại giữa hai bên vẫn tăng bất chấp sự gián đoạn từ Covid-19, với khối lượng thương mại song phương tăng 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay.

Động lực phục hồi kinh tế

Bộ trưởng Thương mại Campuchia Pan Sorasak coi RCEP là động lực chính để phục hồi kinh tế ở các nước thành viên Hiệp định cả trong và sau đại dịch.

Ông Sorasak cho biết, theo RCEP, Campuchia dự kiến ​​sẽ tăng trưởng xuất khẩu hằng năm từ 9,4-18%, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế quốc gia từ 2-3,8%.

Hiệp định RCEP được kỳ vọng sẽ làm giảm biến động giá cả và các mối đe dọa đối với chuỗi giá trị toàn cầu. (Nguồn: Nation Thailand)
Kể từ khi RCEP có hiệu lực, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã được tăng cường đáng kể. (Nguồn: Nation Thailand)

Theo kế hoạch, RCEP sẽ loại bỏ thuế quan đối với 90% hàng hóa giao dịch trong khu vực. Một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (WB) cho thấy, khu vực Đông Á và Thái Bình Dương có thể được hưởng những lợi ích đáng kể, trong đó Campuchia, Việt Nam và các quốc gia khác được hưởng lợi nhiều nhất từ ​​RCEP.

Báo cáo nghiên cứu của WB khẳng định: “Khu vực này cũng sẽ chứng kiến ​​một “cú huých” bổ sung về năng suất khi tăng cường trao đổi thương mại mang lại các kỹ năng, công nghệ và vốn”.

Bên cạnh việc thúc đẩy tăng trưởng thương mại, một chuỗi cung ứng khu vực tích hợp hơn theo Hiệp định RCEP cũng mang lại lợi ích cho Trung Quốc và các nước ASEAN.

Các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu có thể phải đối mặt với thuế quan cao ngay cả theo các hiệp định thương mại tự do đã có nếu sản phẩm chứa các thành phần có xuất xứ từ nơi khác.

Tuy nhiên, theo các quy tắc xuất xứ chung của RCEP, các thành phần của sản phẩm từ bất kỳ quốc gia thành viên nào cũng sẽ được đối xử bình đẳng. Điều này có thể mang lại động lực cho các công ty ở các nước tham gia RCEP tìm kiếm các nhà cung cấp trong khu vực.

Tin liên quan
Hồi sinh ngành du lịch, Malaysia chinh phục thế hệ khách Gen Z Trung Đông giàu có bằng cách nào? Hồi sinh ngành du lịch, Malaysia chinh phục thế hệ khách Gen Z Trung Đông giàu có bằng cách nào?

Công ty Himile, một nhà cung cấp khuôn lốp xe ở tỉnh Rayong, miền Đông Thái Lan, đã trải nghiệm những lợi ích có được từ Hiệp định.

Qiu Jinliang, Giám đốc điều hành của Himile cho biết: “Quy định cắt giảm thuế quan, xuất xứ chung và đơn giản hóa thủ tục hải quan của RCEP cho phép chúng tôi mua nguyên liệu và thiết bị cũng như phân phối sản phẩm hiệu quả hơn với chi phí thấp hơn”.

Công ty Himile nhập nguyên liệu thô từ Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc trong khi xuất khẩu thành phẩm sang các thị trường Mỹ, châu Âu và ASEAN. Do đó, theo quy định từ RCEP, thời gian thông quan được rút ngắn chỉ còn từ ba ngày đến một tuần cho mỗi lô hàng, đồng thời chi phí nhập khẩu nguyên liệu thô cũng giảm.

Ong Tee Keat, Chủ tịch sáng lập Trung tâm New Inclusive Asia, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Malaysia, cho biết, các nước ASEAN có thể hưởng lợi rất nhiều từ các quy tắc xuất xứ hài hòa theo RCEP vì hàng hóa trung gian có thể có nguồn gốc từ bất kỳ quốc gia nào trong số 15 quốc gia thành viên Hiệp định.

Ông Ong Tee Keat nói: “Điều này có thể giúp các công ty giảm chi phí sản xuất, tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng khu vực, đồng thời tạo ra nhiều đầu tư, việc làm và tăng trưởng kinh tế”.

Với RCEP, việc thúc đẩy thương mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số sẽ ngày càng được tăng cường, đặc biệt trong thời kỳ hậu đại dịch.

Wichai Kinchong Choi, Phó chủ tịch cấp cao của Kasikornbank, một ngân hàng hàng đầu của Thái Lan, cho biết: “Hiệp định RCEP sẽ có những tác động không chỉ đến thương mại và tăng trưởng kinh tế mà còn thúc đẩy tính toàn diện kỹ thuật số và tạo ra một sân chơi bình đẳng hơn”.

Cũng theo lãnh đạo Kasikornbank, RCEP rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực, vốn đã bị ảnh hưởng lớn từ Covid-19. Nhóm doanh nghiệp này sẽ được nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh, có động lực cho phép họ vươn lên mạnh mẽ hơn nhờ cải thiện khả năng lớn hơn trong tiếp cận thị trường RCEP.

Kể từ khi RCEP có hiệu lực, sự phát triển của thương mại điện tử xuyên biên giới giữa Trung Quốc và các nước ASEAN đã được tăng cường đáng kể.

Là một trung tâm quan trọng đối với hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thương mại điện tử xuyên biên giới của Trung Quốc sang các nước ASEAN, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây ở phía Nam Trung Quốc đã thu hút hơn 100 doanh nghiệp thương mại điện tử, bao gồm cả trung tâm đổi mới sáng tạo xuyên biên giới đầu tiên của Đông Nam Á, trong đó có nền tảng thương mại điện tử Lazada và trung tâm hậu cần thương mại điện tử ASEAN của Shopee.

Cựu Bộ trưởng Thương mại Philippines Ramon Lopez nhận định: “RCEP không chỉ là một hiệp định thương mại đơn thuần cung cấp khả năng tiếp cận thị trường và một môi trường kinh doanh ổn định, nó còn là một công cụ chiến lược để duy trì lợi thế kinh tế của khu vực”.

Ông Ramon Lopez đồng thời kêu gọi Philippines sớm phê chuẩn RCEP, Hiệp định mà ông tin là “vì tương lai của nền kinh tế”.

RCEP là hiệp định thương mại giữa 10 nước ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Tính đến nay, còn 3 nước tham gia là Philippines, Indonesia và Myanmar chưa phê chuẩn thỏa thuận thương mại này.

Hồi sinh ngành du lịch, Malaysia chinh phục thế hệ khách Gen Z Trung Đông giàu có bằng cách nào?

Hồi sinh ngành du lịch, Malaysia chinh phục thế hệ khách Gen Z Trung Đông giàu có bằng cách nào?

Với Malaysia, nhóm du khách trẻ tuổi đến từ Trung Đông - những người thích phiêu lưu và có tư tưởng cởi mở, tuân thủ ...

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/7): Mỹ đề xuất ‘ngoại lệ về giá’ với dầu Nga, châu Âu sợ bị Gazprom khóa dòng khí đốt, Trung Quốc đón tin vui

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/7): Mỹ đề xuất ‘ngoại lệ về giá’ với dầu Nga, châu Âu sợ bị Gazprom khóa dòng khí đốt, Trung Quốc đón tin vui

Xung đột Nga-Ukraine có thể tiếp tục đẩy giá dầu tăng mạnh, châu Âu lo ngại Nga sẽ “khóa” dòng khí đốt xuất khẩu, kim ...

(theo Xinhua/Khmer Times)

Đọc thêm

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng

Chủ tịch Hạ viện Mỹ khẳng định Nga, Trung Quốc và Iran trở thành 'trục ma quỷ' mới, Bắc Kinh lập tức lên tiếng...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Thêm lựa chọn bay đến Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) làm mới chính mình cùng Vietjet

Vietjet tăng tần suất bay giữa Phú Quốc và Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc)
Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Cập nhật bảng giá xe hãng Volkswagen mới nhất tháng 4/2024

Bảng giá xe hãng Volkswagen của các dòng Polo 2018, Passat 2019, Tiguan 2021, T-Cross 2022, Tiguan 2022, Polo 2022, Touareg 2022, Touareg 2023, Teramont 2023, Virtus 2023, Viloran 2023 ...
Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Những hãng smartphone có thể soán ngôi Apple

Với doanh số giảm mạnh trong quý I/2024, Apple đã bị đối thủ đối thủ không đội trời chung soán ngôi nhà sản xuất smartphone lớn nhất thế giới.
Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Bầu cử Nghị viện châu Âu tới gần, Thủ tướng Hungary bất ngờ lên tiếng, cảnh báo rõ điều này...

Thủ tướng Hungary kêu gọi thay mới lãnh đạo EU hiện nay vì nhiều lý do...
Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Ninh Thuận phấn đấu trở thành tỉnh có mức thu nhập bình quân thuộc nhóm trung bình cao

Tỉnh Ninh Thuận sẽ công bố quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vào ngày 28/4.
Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?

Giá cà phê hôm nay 20/4/2024: Giá cà phê thế giới hồi phục nhẹ, trong nước 'mình một chợ', nguồn cung bao giờ hết căng thẳng?
Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Việt Nam xếp thứ 33/121 thương hiệu quốc gia mạnh trên thế giới

Theo đánh giá của Brand Finance, thương hiệu quốc gia Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 102% trong giai đoạn 2019-2023.
Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024, nối dài đà tăng, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh, thị trường vắng bóng thương lái, đi ngược thông lệ

Giá tiêu hôm nay 20/4/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục tăng mạnh ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 92.000 – 95.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh

Giá cà phê hôm nay 19/4/2024: Giá cà phê thế giới quay đầu giảm sốc, hợp đồng dư mua vẫn chiếm đa số, thị trường cần nhịp điều chỉnh.
Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Giá heo hơi hôm nay 19/4: Giá heo hơi tiếp tục tăng rải rác ở phía Bắc, đi ngang ở miền Trung và Nam

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng rải rác ở phía Bắc. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 59.000 - 62.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Nối gót chung cư, giá nhà trong ngõ Hà Nội ‘nổi sóng’, trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất

Thị trường nhà ở riêng lẻ đang hình thành mặt bằng giá mới, giá chung cư mới tại Hà Nội cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Bất động sản mới nhất: Thị trường thêm nhiều ‘người chơi’ lớn, xuất hiện ‘cá mập’ gom đất nền, loạt dự án chưa đủ điều kiện mua bán

Thị trường sẽ được khơi thông nhờ Luật Đất đai, đất nền đang ‘ấm dần’, Hà Nội sắp đấu giá nhiều thửa đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

Bất động sản mới nhất: Đất nền ‘đảo chiều’, thị trường liệu có ‘bong bóng’? Chung cư Hà Nội tăng 9%/năm, siết chặt hoạt động môi giới

'Băng' đất nền đã tan, thị trường đón dòng tiền lớn, giá chung cư Hà Nội tăng vùn vụt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Bất động sản mới nhất: Lý giải sức hút của đất nền Hà Nội, giá nhà ở xã hội ‘phi mã’, phương pháp định giá đất theo Luật Đất đai 2024

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, đất nền hút quan tâm, giá nhà ở xã hội cũ tăng chóng mặt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Bất động sản mới nhất: Đã đến lúc mua nhà, địa ốc công nghiệp trỗi dậy, thị trường TPHCM khởi sắc, thông báo đăng ký nhà ở xã hội ở Hà Nội

Đã tới thời điểm để xuống tiền đầu tư, quy định cụ thể điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4: USD đột ngột giảm, trong nước vẫn cao ngất ngưởng

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/4 giảm lần đầu tiên sau chuỗi tăng 6 ngày liên tiếp, trong khi đó, đồng Euro tăng 0,5%.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4: Tỷ giá USD tại các ngân hàng đều áp sát mức trần

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/4 ghi nhận đồng USD đạt đỉnh 5 tháng so với đồng Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4: Đồng USD bứt phá mạnh mẽ, Euro bị giới hạn

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 15/4 ghi nhận chỉ số Dollar Index bứt phá mạnh mẽ lên trên mốc 105, tiến thẳng lên vùng 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4: USD giữ nhịp, Euro 'thoát đáy', Yen Nhật vẫn ở mức thấp

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/4 ghi nhận đồng USD tiếp tục tăng do giá sản xuất tháng 3 của Mỹ thấp hơn dự kiến.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4: USD tăng 'bốc đầu', Nhật Bản không thể hỗ trợ đồng Yen lúc này?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/4 ghi nhận USD tăng và đạt đỉnh 34 năm so với Yen, sau khi dữ liệu mới công bố về lạm phát ở Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4: Yen Nhật bất ngờ leo đỉnh, vì sao?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/4 ghi nhận tiệm cận trở lại với mức cao nhất trong 34 năm là 151,975 USD/Yen hồi tháng 3.
Phiên bản di động