Nhỏ Bình thường Lớn

Đức và Australia thảo luận vấn đề người tị nạn trên đảo Manus

Ngày 4/11, Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier đã thông báo tình hình hiện nay tại trại tị nạn trên đảo Manus với Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull trong cuộc hội đàm tại Perth, thành phố lớn nhất miền Tây Australia. 
TIN LIÊN QUAN
duc va australia thao luan van de nguoi ti nan tren dao manus Số người xin tị nạn tại Đức có chiều hướng giảm
duc va australia thao luan van de nguoi ti nan tren dao manus Australia lập trung tâm ở ngoài khơi cho người tị nạn

Theo hãng thông tấn DPA (Đức), phát biểu với báo giới sau cuộc hội đàm, Tổng thống Đức cho biết ông đã nhận được đảm bảo rằng Australia sẽ xem xét và kiểm tra mọi điều kiện chăm sóc cũng như chỗ ở cho những người tịn nạn đang bị tạm giữ chờ xét duyệt hồ sơ xin tị nạn vào nước này.

Theo Tổng thống Frank-Walter Steinmeier, Australia đang tìm kiếm một biện pháp nhanh gọn để giải quyết cuộc khủng hoảng người tị nạn, trong đó bao gồm cả phương án tái định cư. Tổng thống Frank-Walter Steinmeier tới Perth để tham dự một cuộc hội thảo doanh nghiệp giữa Đức và Australia.

Tình hình tại trại tị nạn trên đảo Manus ở Papua New Guinea đang ngày càng xấu đi kể từ khi Chính phủ Australia đóng cửa một trung tâm tạm giữ ở Manus hôm 31/10, nơi mà Liên hợp quốc mô tả là "tình hình nhân đạo khẩn cấp ngày càng gia tăng".

duc va australia thao luan van de nguoi ti nan tren dao manus
Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier và Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull tại cuộc hội đàm ở Perth. (Nguồn: The Australian)

Theo báo cáo của Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên hợp quốc (OHCHR), khoảng 600 người tị nạn đã từ chối chuyển tới chỗ ở tạm thời tại thị trấn chính trên đảo do lo sợ bị người dân địa phương tấn công. Các nguồn cung cấp điện, thực phẩm và nhu yếu phẩm cần thiết đều bị cắt, trong khi những người đàn ông trong trại đã phải đào sâu dưới đất để tìm nguồn nước uống.

Hiện Chính phủ Australia đang đẩy mạnh việc ban hành các quy định mới nghiêm ngặt nhằm cấm bất kỳ người xin tị nạn nào di chuyển bằng đường biển vào nước này, kể cả các khách du lịch. Những người tị nạn bị chặn lại trên biển sẽ bị đưa đến đảo Manus và đảo quốc Nauru để chờ xét duyệt hồ sơ xin tị nạn. Tuy nhiên, những người này hầu như sẽ không được duyệt cho phép tái định cư ở Australia.

Trong khi đó, Chính phủ Australia đã nhất trí đóng cửa trung tâm ở Manus vào ngày 31/10 vừa qua. Khi đó, đơn xin tị nạn của những người này bị bác và họ sẽ phải tái định cư ở Papua New Guinea. Đại diện Liên minh Hành động vì người tị nạn Sydney cho biết không ai được tự do tại Manus, cảnh báo nơi đây sẽ trở thành như Nauru, "một đảo tù". Những người bị giữ tại các đảo này cũng tuyên bố họ không muốn tái định cư ở Papua New Guinea vì không thể làm việc hay lo liệu cho gia đình, cũng như không cảm thấy an toàn.

Từ năm 2013, đã có 2.125 người bị đưa đến những trung tâm giam giữ này. Tính đến ngày 30/9, vẫn còn 1.111 người bị giam giữ tại đây, trong đó có 742 người tại Manus và 369 người tại Nauru.

duc va australia thao luan van de nguoi ti nan tren dao manus Thủ tướng Đức không hối tiếc vì "mở cửa" cho người tị nạn

Ngày 27/8, Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định bà không hối tiếc về quyết định mở cửa biên giới đất nước cho hàng trăm ...

duc va australia thao luan van de nguoi ti nan tren dao manus Canada: Quebec sắp quá tải vì dòng người tị nạn tăng đột biến

Mỗi ngày có thêm 200 người từ Mỹ vượt biên giới vào Canada ở khu vực Lacolle thuộc tỉnh Quebec, đưa số người xin tị ...

duc va australia thao luan van de nguoi ti nan tren dao manus ​Đức xác minh lại 100.000 quyết định cấp phép tị nạn

Quyết định trên được đưa ra sau khi Đức phát hiện những sai sót trong xác minh nguồn gốc người di cư, như trường hợp một quân ...

(theo The Australian)

Tin cũ hơn

Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố Burkina Faso liệt cựu Tổng thống và tướng tình báo vào 'danh sách đen' khủng bố
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD Thủ tướng Đức Olaf Scholz tiếp tục nhận được tín nhiệm của đảng SPD
Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui Dính bê bối tình dục, ứng viên Bộ trưởng Tư pháp Mỹ xin rút lui
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp' Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'
Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận Haiti: Bạo lực leo thang nguy hiểm, Tổng thống Pháp dính 'vạ miệng' khiến Port-au-Prince nổi giận
ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh ICC ban hành lệnh bắt giữ Thủ tướng và cựu Bộ trưởng Quốc phòng, Israel phản ứng mạnh
Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga Đại sứ Ukraine tuyên bố về Thế chiến III, Tổng thống Zelensky cầu viện phản ứng toàn cầu, Mỹ khẳng định không muốn đối đầu Nga
Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn Nga tuyên bố tấn công Ukraine bằng vũ khí chưa từng có, không nước NATO nào có thể đánh chặn, Mỹ đã phạm sai lầm lớn
Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm Điểm tin thế giới sáng 22/11: Iran hạn chế kho uranium, Anh tái quốc hữu hóa ngành đường sắt, Ford cắt giảm 4.000 việc làm
Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông Tin thế giới 21/11: Ông Trump được hoãn tuyên án, mặt trận miền Đông Ukraine nguy cơ sụp đổ, Mỹ chỉ trích hành động của Trung Quốc ở Biển Đông
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực? Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu' Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'