Rối bời giữa ma trận trừng phạt, kinh tế Nga đứng vững thời hậu xung đột với Ukraine?

Hải An
Mặc dù EU đã đưa ra nhiều cách trừng phạt Moscow, nhưng sự phụ thuộc vào năng lượng Nga cùng với giá dầu tăng cao đã giúp ngân khố nước này không ngừng tăng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Rối bời giữa ‘ma trận’ trừng phạt, nền kinh tế Nga có đứng vững thời hậu xung đột với Ukraine? (Nguồn: kharkov.comments.ua)
Rối bời giữa ma trận trừng phạt, nền kinh tế Nga có đứng vững thời hậu xung đột với Ukraine? (Nguồn: kharkov.comments.ua)

Trong bài viết gần đây trên business.cornell.edu, tác giả Tony Tsao cho rằng, nền kinh tế Nga sẽ có xu hướng xấu đi trong năm nay. Kể từ khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, rất nhiều doanh nghiệp đã rút lui khỏi nền kinh tế Nga, cho dù vì rủi ro trong kinh doanh hay để thể hiện lập trường đối với chiến dịch.

Các biện pháp trừng phạt từ các chính phủ và tổ chức khác cũng đang ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Nga. Tính đến nay, các nước phương Tây đã áp dụng tổng cộng 6 gói trừng phạt đối với Moscow nhằm chặn đứng các nguồn thu của Nga.

Theo cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này giảm hơn 10% trong tháng 4, phù hợp với dự báo từ các tổ chức tài chính trên thế giới, bao gồm Viện tài chính quốc tế (dự báo giảm 15%) và ngân hàng Goldman Sachs (dự báo giảm 10%).

Ngoài lạm phát cao, các chỉ số về năng suất trong nước của Nga cũng báo hiệu sự suy giảm. Chỉ số sản xuất PMI (đo lường mức độ hoạt động của các giám đốc mua hàng trong ngành sản xuất) và chỉ số dịch vụ PMI (đo lường mức độ hoạt động của các giám đốc mua hàng trong ngành dịch vụ) đều giảm lịch sử trong tháng 3, có thể là do nhu cầu trong và ngoài nước giảm. Niềm tin của người tiêu dùng tiếp tục đi xuống.

Ruble phục hồi hay có sự can thiệp?

Bất chấp mọi tỷ lệ chênh lệch, đồng tiền Ruble của Nga trở lại mạnh mẽ từ mức thấp nhất trong tháng Ba. Đồng tiền này tăng giá 96% từ mức thấp vào ngày 8/3, lên mức cao hơn một chút so với trước xung đột.

Đây là một sự khác biệt rõ rệt so với các chỉ số kinh tế đang xấu đi của nước Nga, cũng như hiệu quả hoạt động của thị trường chứng khoán. MOEX, chỉ số chứng khoán Moscow, mặc dù tăng nhẹ từ mức thấp, vẫn giảm 32,9% so với mức trước xung đột.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Nga nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Moscow, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Nga nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Moscow, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ

Thông thường, giá trị của một loại tiền tệ dao động cùng chiều với hoạt động của nền kinh tế. Tuy nhiên, điều này lại không đúng với đồng Ruble.

Sự mâu thuẫn này đặt ra một câu hỏi lớn: Liệu sự tăng giá này của đồng Ruble là dấu hiệu của khả năng phục hồi kinh tế hay là kết quả của sự can thiệp nào đó?

Câu trả lời là sự tăng giá của Ruble là kết quả của việc thế giới phụ thuộc quá nhiều vào năng lượng của Nga và có sự can thiệp từ chính phủ.

Nhu cầu năng lượng toàn cầu vẫn mạnh mẽ

Nga là một trong những nước xuất khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên hàng đầu thế giới, đặc biệt là cung cấp các nền kinh tế láng giềng trong Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Theo Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat), Nga lần lượt chiếm 24,8% và 39,2% nhập khẩu xăng dầu và khí đốt tự nhiên của EU. Mặc dù các nước EU đã đưa ra nhiều cách trừng phạt Nga, nhưng thực tế khó khăn là gần như không thể tìm kiếm các nguồn năng lượng thay thế trong một khoảng thời gian ngắn như vậy.

Các quốc gia như Mỹ, Canada và Anh đã áp đặt lệnh cấm hoàn toàn đối với dầu mỏ của Nga, nhưng EU vẫn chưa làm được điều này. Sự phụ thuộc vào năng lượng Nga cùng với giá dầu đang tăng cao đã giúp Moscow bù đắp sự thiếu hụt của ngân khố.

Kết quả là, tài khoản vãng lai của Nga đã tăng từ 46.564 triệu USD lên 58.200 triệu USD vào tháng 3, mặc dù nhu cầu trong nước và sản lượng vẫn ở mức thấp hơn đáng kể.

Tuy nhiên, điều này có thể không kéo dài. EU sẽ giảm 2/3 sự phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng của Nga vào cuối năm nay và giảm xuống 0 vào năm 2027.

ngày 17/3, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết các công ty mở tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga để cho phép các khoản thanh toán của họ được chuyển đổi thành đồng Ruble sẽ vi phạm lệnh trừng phạt của EU. (Nguồn: Tylaz)
Trong bối cảnh đồng Ruble mất giá, chính phủ Nga đã làm mọi cách để chống đỡ. (Nguồn: Tylaz)

Nỗ lực củng cố đồng Ruble

Trong bối cảnh đồng Ruble mất giá, chính phủ Nga đã làm mọi cách để chống đỡ. Bước đầu tiên, Nga tăng hơn gấp đôi lãi suất từ ​​9,5% lên 20%.

Lợi tức lớn hơn từ lãi suất cao hơn khiến việc đầu tư vào tài sản của Nga trở nên hấp dẫn hơn, giảm bớt áp lực “bay” vốn.

Chính phủ cũng áp đặt loạt chính sách kiểm soát vốn để giữ cho đồng Ruble không suy yếu. Các nhà xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nga được yêu cầu bán 80% doanh thu ngoại tệ của họ để lấy Ruble, làm tăng giá trị của đồng tiền này.

Ngoài ra, Moscow áp đặt các hạn chế đối với khả năng chuyển tiền sang ngoại tệ của công dân Nga, hạn chế hiệu quả việc bán Ruble trên thị trường.

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, dựa vào nhu cầu cao về năng lượng, Nga yêu cầu bất kỳ tổ chức nước ngoài nào nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga phải thiết lập một tài khoản đặc biệt với một ngân hàng Nga. Qua đó, các khoản thanh toán bằng ngoại tệ sẽ được chuyển sang Ruble trước khi thanh toán cho nhà cung cấp.

Moscow đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Bulgaria và Ba Lan vì không thanh toán bằng Ruble.

Những chính sách trên đã giúp Ruble tăng trở lại từ điểm thấp và sự phục hồi này không giống như một sự hồi phục ngắn ngủi.

Câu hỏi đặt ra là Nga có thể áp dụng các biện pháp này trong bao lâu với mức dự trữ tiền tệ hiện có, và liệu tình trạng cung và cầu đồng Ruble hiện nay có gây ra lạm phát thêm trong nền kinh tế hay không?

Điều gì sẽ xảy ra?

Xung đột với Ukraine có những tác động kinh tế và tài chính vượt xa biên giới Nga. Nhiều quốc gia bắt đầu xem xét lại chiến lược chuỗi cung ứng của họ để giảm thiểu sự gián đoạn.

EU đã lên kế hoạch giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga. Điều này cũng có thể tạo thêm động lực cho các công ty chuyển sang áp dụng năng lượng tái tạo hoặc ít nhất là tìm kiếm sự độc lập hơn về năng lượng.

Rủi ro tiền tệ cũng là một mối quan tâm lớn. Trong tương lai, Nga có thể không chỉ tìm cách cải thiện tính độc lập tiền tệ của mình thông qua việc xác định các giao dịch bằng các đơn vị tiền tệ không phải của phương Tây mà còn tăng cường quan hệ tài chính với các nước đồng minh để tạo ra một hệ thống tài chính phi USD hóa.

Ấn Độ và Trung Quốc được cho là đang đàm phán với Nga để cùng tạo ra một hệ thống tài chính liên kết nhằm cung cấp một cơ chế trao đổi tiền tệ không có sự can thiệp của châu Âu hoặc Mỹ. Điều này có thể tạo động lực cho các quốc gia dễ bị áp dụng các biện pháp trừng phạt của phương Tây tham gia.

Ngoài ra, do tài sản của Nga tại các ngân hàng nước ngoài có thể dễ dàng bị đóng băng bởi các lệnh trừng phạt, các cá nhân giàu có và quan chức chính phủ sẽ cố gắng giảm thiểu rủi ro thông qua việc tìm kiếm các phương án thay thế để bảo vệ tài sản của họ. Các nền tảng trao đổi tiền điện tử chủ yếu là phi tập trung; do đó, chúng sẽ là những nơi thuận lợi để bảo vệ chống lại các lệnh trừng phạt.

Cuối cùng, xung đột sẽ dẫn đến sự sắp xếp lại các mối quan hệ địa chính trị, và quá trình khu vực hóa có thể thay thế cho quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng trong những thập niên qua. Điều này sẽ không chỉ ảnh hưởng ở cấp quốc gia, mà còn ở cấp doanh nghiệp.

Các công ty đa quốc gia sẽ phải xác định lại chiến lược hoạt động và xem xét lập trường đối với các thực thể kinh tế hoặc chính trị vì những xung đột làm gián đoạn thị trường và hệ thống tài chính toàn cầu có thể xảy ra thường xuyên hơn.

Tổng thống Putin: Chúng ta không tái phạm sai lầm, sẽ không có ‘bức màn sắt’ nào rơi xuống nền kinh tế Nga

Tổng thống Putin: Chúng ta không tái phạm sai lầm, sẽ không có ‘bức màn sắt’ nào rơi xuống nền kinh tế Nga

Nói về hợp tác kinh tế-thương mại với các đối tác Trung Quốc và Ấn Độ, Tổng thống Nga Putin khẳng định, nền kinh tế ...

Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Nga nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Moscow, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ

Kinh tế thế giới nổi bật (3-9/6): Nga nói về ‘vỡ nợ nhân tạo’, phương Tây giảm mạnh hàng bán cho Moscow, Mỹ-Venezuela nối lại giao dịch đổi dầu lấy nợ

Nga yêu cầu phương Tây dỡ bỏ trừng phạt liên quan xung đột ở Ukraine, khẳng định không thể vỡ nợ, OECD hạ tăng trưởng ...

(theo business.cornell.edu)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 23/12/2024: Xử Nữ cẩn thận bị lừa

Tử vi hôm nay 23/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 23/12/2024, Lịch vạn niên ngày 23 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 23/12. Lịch âm 23/12/2024? Âm lịch hôm nay 23/12. Lịch vạn niên 23/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà phê được Bộ Quốc Phòng ...
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động