Việc châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga buộc hàng xuất khẩu của đất nước này phải đi xa hơn để đến tay người mua. (Nguồn: Getty Images). |
Việc châu Âu cắt đứt nguồn cung nhiên liệu khỏi Nga đã khiến châu lục phụ thuộc nhiều hơn vào Trung Đông và Mỹ.
Sự thay đổi trên giúp Trung Quốc và Ấn Độ có thể tiếp cận nguồn năng lượng giá rẻ từ Nga, trong khi những nước từ chối mua dầu thô của Nga phải trả thêm phí để nhập khẩu từ các nhà cung cấp khác.
Chuyên gia phân tích cấp cao Jim Burkhard thuôc công ty nghiên cứu thị trường S&P Global Commodity Insights (Mỹ) nhận định, thị trường dầu mỏ về một số mặt đã hoàn toàn thay đổi so với trước khi xảy ra xung đột Nga-Ukraine.
Theo ông Burkhard, một thị trường toàn cầu với sự cạnh tranh mở không còn tồn tại nữa và tình trạng hiện tại được gọi là phân vùng.
Với việc bổ sung Nga vào danh sách các quốc gia bị trừng phạt cùng với các nhà xuất khẩu dầu thô Iran và Venezuela, gần 20% nguồn cung toàn cầu từ các thị trường lớn đã bị cắt giảm.
Ông Burkhard cho hay, hiện dầu được định giá dựa trên nguồn gốc chứ không phải chất lượng. Tình trạng phân vùng thị trường cũng ảnh hưởng đến các tuyến đường vận chuyển dầu thô.
Việc châu Âu cấm nhập khẩu dầu của Nga buộc hàng xuất khẩu của đất nước này phải đi xa hơn để đến tay người mua.
Phát biểu tại diễn đàn năng lượng CERAWeek Torbjorn Tornqvist, nhà đồng sáng lập công ty thương mại của Gunvor Group đánh giá, việc vận chuyển dầu thô theo cung đường xa hơn sẽ làm tăng chi phí vận chuyển vốn đã ở mức rất cao.
Eirik Waerness, nhà kinh tế trưởng tại Equinor cho rằng, châu Âu sẽ không phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong một thời gian rất dài và điều này sẽ có có tác động lâu dài.
Theo các nhà quan sát, cuộc xung đột đã củng cố vị thế của cả OPEC lẫn Mỹ.
Tuần trước, Mỹ, quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới đã lập kỷ lục mới về xuất khẩu dầu thô với 5,6 triệu thùng/ngày, gần gấp đôi mức năm 2021. Tuy nhiên, sản lượng dầu thô của Mỹ vẫn chưa quay trở lại mức ghi nhận trước đại dịch Covid-19.
| Hòa bình Trung Đông: Israel-Palestine giao tranh ác liệt, 6 nước châu Âu bày tỏ lo ngại Ngày 4/3, 6 nước châu Âu (gồm Đức, Pháp, Anh, Italy, Ba Lan và Tây Ban Nha) đã lên án vụ tấn công gần đây ... |
| EU 'chia tay' hoàn toàn khí đốt của Nga nhờ 'những người bạn tốt', dầu Mỹ 'ào ạt' đến châu Âu Ngày 5/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen khẳng định, Liên minh châu Âu (EU) không còn phụ thuộc vào ... |
| Quốc gia châu Âu kiếm bộn tiền nhờ bán vũ khí cho Ukraine; Đức muốn mua lại Leopard 2 cũ để làm gì? Ngày 6/3, trang mạng Euractiv cho biết, kể từ năm 2021, Bulgaria đã cung cấp đạn dược và vũ khí trị giá 1 tỷ USD ... |
| Không chỉ Nga và Trung Quốc, 'những người bạn thân' của Mỹ cũng đang rời xa USD Đồng USD đã thống trị thế giới tài chính trong gần 8 thập niên. Hiện tại, một loạt các quốc gia đang rời xa USD ... |
| Thẳng tay trừng phạt nhiều lĩnh vực, châu Âu vẫn e dè với năng lượng hạt nhân Nga Châu Âu đã hành động với tốc độ đáng kinh ngạc để từ bỏ dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga sau chiến ... |