Roman Abramovich: Có hủy hoại bóng đá Anh?

Với một người rất ít xuất hiện trước công chúng Anh, ảnh hưởng của Roman Abramovich thật đáng ngạc nhiên tại xứ sương mù.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Đúng 5 năm trước, tỷ phú người Nga đạt được một thỏa thuận với Ken Bates về việc mua lại Chelsea với giá 140 triệu bảng. Kể từ thời điểm đó, bộ mặt của bóng đá London, bóng đá Anh, và cả thế giới nữa, đã hoàn toàn đổi khác.

Vào năm 2003 đó, ý tưởng về quyền sở hữu của một người nước ngoài, nhất là các tỷ phú danh tiếng, là không mấy phổ biến trong thế giới bóng đá. Vậy mà tới mùa giải 2008-2009 này, 9 CLB Premier League đã rơi vào tay những ông chủ ngoại quốc.

Các tỷ phú đã để mắt đến và quyết định đầu tư vào bóng đá Anh bao gồm Stan Kroenke và Alisher Usmanov (Arsenal), Malcolm Glazer (M.U), Rany Lerner (Birmingham), Bernie Ecclestone và Lakshmi Mittal (QPR), Tom Hicks (Liverpool), Bjorgolfur Gudmundsson (West Ham), Thaksin Shinawatra (Man. City).

Tuy nhiên, Abramovich vẫn là người nổi bật nhất, và vào cuối mùa giải này, mùa bóng mà Chelsea không giành được danh hiệu lớn nào kể từ khi tỷ phú người Nga tới Stamford Bridge, Chủ tịch CLB Bruce Buck đã hứa hẹn về một tương lai thành công.

“Không dễ để tóm tắt ngắn gọn 5 năm kể từ khi Roman Abramovich tới Chelsea”, Buck nói với tờ Daily Telegraph, “Nhưng rõ ràng Roman đã đảm bảo một tương lai tài chính vững mạnh về dài hạn cho Chelsea, mang tới một tâm lý chiến thắng và những danh hiệu lớn, đầu tư vào các nguồn lực cơ bản và phát triển hệ thống cầu thủ trẻ, biến Chelsea thành một trong những CLB hàng đầu thế giới. Không tệ chút nào cho hai năm, và trong tương lai sẽ còn nhiều điều đáng chờ đợi nữa”.

Trong nội bộ Chelsea, mọi người cũng đều nhất trí như vậy. Các cầu thủ được hưởng mức lương cao ngất và được thỏa mãn tham vọng về danh hiệu, thậm chí cả những HLV đã bị xua đi như Jose Mourinho hay Avram Grant cũng nói những điều tốt đẹp về ông chủ cũ của họ. Grant gọi Abramovich là “người quan trọng nhất trong lịch sử Chelsea”, trong khi Mourinho đã giữ quan hệ đủ thân thiện để được Abramovich tặng cho hẳn một chiếc Ferrari trị giá 2 triệu bảng vào đầu năm nay.

Những người cũ của Chelsea thì hài lòng với cách mà tỷ phú người Nga hòa nhập với đội bóng. “Ông ấy là một người kín đáo, trầm tĩnh”, Kerry Dixon, một cựu tiền đạo của Chelsea, nhận xét, “Nhưng ông ấy cũng luôn giành thời gian để chào hỏi mọi người. Ông ấy khéo léo và lịch sự, và cũng rất biết điều”.

Tuy nhiên, bên ngoài Chelsea, ý kiến bị chia rẽ nặng nề. Liệu ảnh hưởng của Abramovich đang giúp ích, hay đang hủy hoại bóng đá Anh. Mức lương mỗi ngày một không tưởng, giải đấu chỉ còn là sự thống trị của những kẻ giàu nhất và sự tràn ngập các cầu thủ nước ngoài đến mức đe dọa vị trí của ĐT Anh trên đấu trường quốc tế đã tạo ra cảm giác ngờ vực và khó chịu đối với đội bóng duy nhất trong lịch sử được đầu tư 600 triệu bảng chỉ trong vòng có 5 năm.

Nhưng dẫu sao, sự xuất hiện của Abramovich ở London là một bước ngoặt của bóng đá thế giới. Trước khi ông bắt đầu thú vui xa xỉ của mình, bóng đá châu Âu nói chung, và ở Anh nói riêng, đã trải qua một giai đoạn thoái trào trong việc tiêu pha cho các vụ chuyển nhượng rầm rộ và các khoản tiền lương đã được kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, chỉ sau vài tháng Abramovich bơm tiền vào Chelsea, thị trường ngay lập tức sôi động trở lại bởi lẽ qua Chelsea, dòng thác tài chính đã đổ dần xuống những đội bóng nhỏ hơn ở dưới đế của chiếc kim tự tháp bóng đá.

Bước đi tiên phong đó kéo theo hàng loạt những vụ đầu tư tiền trăm triệu khác của các tỷ phú ở khắp nơi trên thế giới và người ta thậm chí đã dự đoán rằng phần lớn các CLB ở Premier League và giải hạng Nhất Anh sớm muộn sẽ rơi vào tay các ông chủ nước ngoài.

5 năm của đế chế Roman

Tháng 6/2003: Abramovich bỏ ra 300 triệu bảng mua lại Chelsea từ tay Ken Bates, một vụ thương lượng mà nhiều chuyên gia tài chính đánh giá là tỷ phú người Nga đã mua đắt.

Tháng 7/2003: Vụ chuyển nhượng đầu tiên của Chelsea dưới thời Abramovich: Glen Johnson tới từ West Ham với giá 6 triệu bảng. Nhưng đó chỉ là một bắt đầu hết sức khiêm tốn cho cuộc tiêu pha với tốc độ chóng mặt sau đó.

Tháng 2/2004: Bổ nhiệm Peter Kenyon làm Giám đốc điều hành.

Tháng 6/2004: Jose Mourinho đến dẫn dắt Chelsea sau khi giành chức vô địch Champions League với Porto.

Tháng 5/2005: Chelsea giành danh hiệu vô địch Premier League sau 50 năm chờ đợi.

Tháng 5/2006: Vụ chuyển nhượng lớn nhất của thời kỳ Abramovich: Andriy Shevchenko đến từ AC Milan với giá 30 triệu bảng, ngay sau chức vô địch Premier League thứ hai liên tiếp.

Tháng 9/2007: Mourinho bị sa thải sau ba mùa giải thất bại ở Champions League, dù ông đã giành thêm một danh hiệu Premier League nữa. Avram Grant được bổ nhiệm thay HLV người Bồ Đào Nha.

Tháng 5/2008: Grant chia tay Stamford Bridge sau khi Chelsea không thể đuổi kịp M.U ở Premier League và bị loại khỏi Champions League.

Tháng 7/2008: Luiz Felipe Scolari được bổ nhiệm thay Grant.

Theo Thể Thao Văn Hóa

Đọc thêm

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Nhiều ca sĩ nổi tiếng tham dự lễ hội 'Chúng ta là một' dành cho 300.000 người Việt tại Hàn Quốc

Lễ hội Chúng ta là một mùa 6 năm nay sẽ được tổ chức kéo dài trong hai ngày 15-16/6/2024 tại Hội trường lớn của Đài truyền hình KBS Busan.
Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Mẹ bạn trai ca ngợi tài năng âm nhạc của Taylor Swift

Bà Donna Kelce - mẹ của cầu thủ bóng bầu dục Travis Kelce - dành nhiều lời khen cho album mới của nữ ca sĩ Taylor Swift.
Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

Mỹ liệt UAV cảm tử của Nga vào 'danh sách nguy hiểm nhất'

UAV cảm tử Lancet của Nga được sử dụng thành công trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine bị Mỹ liệt vào danh sách những UAV nguy ...
Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

Chuyển nhượng bóng đá: HLV Xavi đồng ý ở lại dẫn dắt Barca đến mùa Hè 2025

HLV Xavi đổi ý không rời Barca vào cuối mùa giải này, thay vào đó tiếp tục ngồi ‘ghế nóng’ cho đến hết hợp đồng vào Hè năm sau (2025).
Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Land Cruiser Prado 2024 bất ngờ ‘đội giá’ lên đến 21.000 USD ở Mỹ

Một số đại lý Toyota ở bang California, Mỹ đang đội giá xe Land Cruiser Prado 2024 lên tới 21.000 USD so với giá niêm yết của hãng.
Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố kỹ thuật

Giá cà phê hôm nay 25/4/2024: Giá cà phê tiếp tục tăng sốc, chưa có điểm dừng, chuyên gia nói về khả năng giá robusta miễn nhiễm mọi yếu tố ...
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động