Ronaldo 'đấu' Coca-Cola: UEFA khuyến cáo các cầu thủ không bắt chước

Hậu Nguyễn
Hành động của Cristiano Ronaldo trong buổi họp báo trước trận Bồ Đào Nha - Hungary ở EURO 2021 đã "gây bão" dư luận.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
EURO 2020: Ronaldo và Coca-Cola: Cuộc chiến giữa hai thương hiệu và lời khuyên từ Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
Cristiano Ronaldo được cho đã gây ra khoản lỗ lên tới 4 tỷ USD cho hãng Coca-Cola - nhà tài trợ của EURO 2020. (Nguồn: Twitter)

Ít phút trước khi bắt đầu buổi họp báo, ngay khi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt đông đảo các phóng viên, Ronaldo nhìn thấy hai chai Coca-Cola đặt bên cạnh một chai nước lọc trên bàn.

Ronaldo liếc nhìn và lập tức với lấy 2 chai Coca-Cola, cất sang một bên, khỏi tầm máy quay. Rồi Ronaldo nhấc chai nước lên, nói bằng tiếng Bồ Đào Nha “Agua” có nghĩa là “nước lọc”. Thông điệp của Ronaldo truyền đi rất rõ ràng: “Uống nước lọc, không Coca-Cola”.

Ronaldo làm Coca-Cola "bốc hơi" 4 tỷ USD

Hành động của Ronaldo lập tức gây xôn xao dư luận. Vài giờ sau, trong phiên giao dịch 15/6, giá cổ phiếu Coca-Cola đã giảm 1,6% khiến giá trị vốn hóa của hãng nước ngọt có gas mất 4 tỷ USD. Sự sụt giảm này lập tức được liên hệ với hành động của Ronaldo.

Người hâm mộ trên toàn thế giới đã dành lời ngợi ca hành động của Ronaldo. Nhiều người cho rằng Ronaldo, với vai trò của một người nổi tiếng có ảnh hưởng lớn, đang cố gắng giúp công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ nâng cao nhận thức về sự độc hại của đồ uống có đường.

Ronaldo được biết đến với một chế độ ăn uống lành mạnh và nghiêm ngặt. Anh nói không với thực phẩm có đường, thức uống có ga hay đồ ăn nhanh. Anh chia nhỏ các bữa ăn trong ngày với 6 lần ăn, chủ yếu là cá, rau xanh, hoa quả, thịt bò để góp phần duy trì nền tảng thể lực tốt nhất.

Câu hỏi đặt ra ở đây là Ronaldo bỗng dưng nảy ý tưởng loại bỏ hai chai Coca-Cola khỏi bàn khi nhìn thấy chúng hay đã có dự định từ trước?

Ngôn ngữ cơ thể của CR7 như thể đang xem xét để quyết định lúc nào sẽ hành động. Một điểm nghi vấn khác là chai nước lọc Ronaldo cầm lên. Chai nước này không hề mang nhãn mác của thương hiệu nào, chắc chắn nó không thuộc một nhà tài trợ của EURO 2021.

Bên phía bàn của huấn luyện viên Bồ Đào Nha, Fernando Santos, cũng không hề có chai nước này. Vậy chai nước ở đâu ra nếu không do Ronaldo tự tay mang vào phòng họp báo? Nhưng dẫu có vô tình hay hữu ý, ở cuộc chiến này, Ronaldo đã là người chiến thắng.

EURO 2020: Ronaldo và Coca-Cola: Cuộc chiến giữa hai thương hiệu và lời khuyên từ Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA)
Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA sẽ không phạt trực tiếp các tuyển thủ mà thông qua liên đoàn của họ nếu gây trở ngại với các nhà tài trợ. (Nguồn: ESPN)

UEFA lên tiếng

Hôm 17/6, Giám đốc điều hành Euro 2021 Martin Kallen lên tiếng sau khi phong trào gạt bỏ đồ uống của nhà tài trợ gây chú ý tại các buổi họp báo.

"UEFA đã nhắc nhở các đội bóng tham gia rằng sự hợp tác là điều không thể thiếu với giải đấu vốn để đảm bảo cho sự phát triển bóng đá khắp châu Âu, bao gồm cả thế hệ trẻ và phụ nữ", Kallen nói.

Vị giám đốc khẳng định các cầu thủ buộc phải tuân theo các quy định của giải trong đó có việc không được gạt chai nước của các nhà tài trợ trong họp báo. Tuy nhiên, UEFA không trực tiếp phạt các cầu thủ nếu vi phạm.

C. Ronaldo là người khởi xướng phong trào từ chối đồ uống của nhà tài trợ khi bỏ hai chai Coca rồi chọn nước lọc trong buổi họp báo tối 14/6.

Sau đó, tiền vệ Locatelli của tuyển Italy đã "học theo" rồi Pogba cũng bỏ bia ra khỏi khung hình. Hai cầu thủ Andriy Yarmolenko của Ukraine và John McGinn của Scotland lại đem chuyện này ra làm trò cười trong họp báo.

Trong trường hợp của Paul Pogba liên quan tới tôn giáo, đại diện UEFA cho biết: "Chúng tôi khá cởi mở, nếu vì lý do đức tin tôn giáo thì họ không cần có chai nào cả".

Trong khi một số cầu thủ tán thưởng hành động của C. Ronaldo, HLV Gareth Southgate và thủ quân Harry Kane của tuyển Anh lại có suy nghĩ khác.

Nhà cầm quân 50 tuổi nhấn mạnh sự đầu tư của các nhà tài trợ giúp nhiều cho thể thao và rằng nếu mọi người sử dụng (nước uống có ga, đồ ăn nhanh) ở mức độ vừa phải thì không phải là vấn đề lớn.

"Tôi nghĩ rằng các nhà tài trợ có quyền làm gì họ muốn nếu họ trả tiền", Harry Kane chia sẻ.

TIN LIÊN QUAN
EURO 2020: Nghi vấn tuyển thủ Đức cắn vai Paul Pogba
Sự hội tụ những lần đầu tiên trong lịch sử của EURO 2020
Tiêu điểm quốc tế trong tuần: ASEAN-Trung Quốc họp trực tiếp; Thượng đỉnh G7 là tâm điểm; Khai màn vòng chung kết EURO 2020
Tiền vệ Christian Eriksen và mối tình bền bỉ với cô nàng làm nghề cắt tóc
EURO 2020: Thắng Thổ Nhĩ Kỳ 3-0, Italy có màn ra quân hoành tráng
(tổng hợp)

Bài viết cùng chủ đề

Euro 2021

Xem nhiều

Đọc thêm

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Hai người phụ nữ cao và thấp nhất thế giới gặp nhau lần đầu

Người phụ nữ thấp nhất thế giới Jyoti Amge lần đầu gặp gỡ và thưởng thức bữa trà chiều với Rumeysa Gelgi - cô gái giữ kỷ lục cao nhất ...
Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị đề nghị tạo điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các công trình dân dụng, công nghiệp và năng lượng tại Dominica.
Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động