Russian Davos: Chỉ bàn về kinh tế Nga, ‘tấn công trừng phạt từ phương Tây’ không đáng bàn?

Giới chức Nga đã trân trọng đặt tên không chính thức của Diễn đàn Kinh tế quốc tế St.Petersburg 2022 (SPIEF-2022) là “Russian Davos” bởi những tiêu chuẩn cao và chất lượng không kém Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos (WEF) tại Thụy Sỹ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Russian Davos: Chỉ bàn về kinh tế Nga, ‘đòn trừng phạt từ phương Tây’ không đáng bàn? (Nguồn: TASS)
Russian Davos: Chỉ bàn về kinh tế Nga, ‘đòn trừng phạt từ phương Tây’ không đáng bàn?. Trong Ảnh, Tổng thống Nga Putin và một số nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới tham dự SPIEF 2018. (Nguồn: TASS)

Tại nhiều thời điểm, SPIEF đã có sự tham dự của các nhà lãnh đạo của những biểu tượng kinh doanh toàn cầu như Coca-Cola, ExxonMobil, Total và Siemens, triệu phú tiền điện tử Ethereum Vitalik Buterin hay người sáng lập Alibaba Jack Ma... Năm nay, đơn vị tổ chức Roscongress Foundation, cho biết, một số công ty lo sợ các lệnh trừng phạt và đã yêu cầu họ không thông tin càng nhiều càng tốt việc đại diện của họ sẽ đến diễn đàn.

Như công bố chương trình làm việc của SPIEF-2022 được công bố trên trang Telegram, Diễn đàn vẫn giữ nguyên các chủ đề chính của “cuộc cách mạng xanh”, “thuế carbon”. Tuy nhiên, không có một cuộc thảo luận nào về chiến dịch quân sự ở Ukraine, cũng như cuộc chiến trừng phạt của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chống lại Nga.

“Điểm tập kết" của một liên minh mới

Một trong những cuộc thảo luận quan trọng khi khai mạc diễn đàn xoay quanh vấn đề “Nền kinh tế Nga: Những thách thức và những điểm cần hỗ trợ. Tuy giới truyền thông Nga đánh giá SPIEF-2022 thiếu vắng sự hiện diện của những chính khách đẳng cấp toàn cầu - Một yếu tố bắt buộc trong suốt những năm qua luôn là sự hiện diện của một hoặc một số nhà lãnh đạo hàng đầu thế giới, bao gồm các cường quốc cạnh tranh với Nga.

Tuy nhiên, một yếu tố bắt buộc khác của SPIEF luôn là sự hiện diện của những người đứng đầu các công ty lớn nhất thế giới.

Chương trình làm việc của SPIEF luôn phản ánh một phần các quy trình thực tế đang diễn ra ở Nga, và được chi phối bởi tính tích cực và những từ khóa như chuỗi khối (blockchain) hoặc "cụm sáng tạo". Trong chương trình của diễn đàn năm nay, có một số phiên thảo luận mang tính thời chiến, bao gồm “Thương hiệu quốc gia sản xuất tại Nga: Lòng yêu nước của người tiêu dùng và doanh nghiệp trong dịch vụ thay thế nhập khẩu”…

Tổng giám đốc Cơ quan Truyền thông chính trị và kinh tế (APEC) Dmitry Orlov nhận định, trước hết đây là một diễn đàn quy mô lớn để giao tiếp: Các doanh nghiệp lớn và nhỏ, những người chơi từ phương Tây và phương Đông, chính quyền liên bang và khu vực. Ý kiến của hàng nghìn người tham gia, được phát qua hàng chục sự kiện, sẽ tạo thành kết cấu sống động cho chương trình nghị sự lớn của diễn đàn.

Bài phát biểu của Tổng thống Vladimir Putin, dự kiến vào ngày 17/6, sẽ thiết lập các yếu tố chính cho chương trình nghị sự này.

Ngoài ra, SPIEF 2022 có thể trở thành "điểm tập kết" quan trọng cho một liên minh quốc tế thực dụng mới đang được hình thành xung quanh Nga. Tất nhiên, đây là một quá trình lâu dài, nhưng những tuyên bố đã được người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov và Trợ lý tổng thống về đối ngoại Yuri Ushakov đưa ra và công bố sẽ bắt đầu sự kết tinh của một liên minh như vậy và các cuộc đàm phán tại SPIEF với sự tham gia của các tập đoàn và đại diện của các khu vực sẽ tăng cường nó trong tương lai gần.

Theo chuyên gia Nga, cuộc gặp gỡ gần đây của ông Putin với các doanh nhân, kỹ sư và nhà khoa học trẻ tại Tổ hợp Giáo dục và đổi mới Technograd tại VDNKh ở Moscow khơi gợi một trong những chủ đề chính của diễn đàn là chủ quyền công nghệ.

Bài phát biểu sắp tới của ông Vladimir Putin sẽ chứa đựng những tín hiệu cho cả những đối tác đầy hứa hẹn từ các quốc gia trung lập có điều kiện ở các khu vực Đông và Nam của hành tinh và cho những nhân vật tương xứng ở phương Tây. Không nên đánh giá quá cao sự sẵn sàng đối thoại và hợp tác với Nga của nhiều nhân vật phương Tây. Tuy nhiên, chương trình đối thoại vẫn đang dần được cập nhật ở các nước phương Tây.

Tin liên quan
Giá xăng tăng vọt, lộ lý do ‘cách mạng dầu đá phiến’ không cứu thị trường năng lượng Mỹ? Giá xăng tăng vọt, lộ lý do ‘cách mạng dầu đá phiến’ không cứu thị trường năng lượng Mỹ?

Các sáng kiến "đối thoại" được thể hiện bởi nhiều chính trị gia có ảnh hưởng, bao gồm từ Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đến Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger. Trong điều kiện đó, việc dỡ bỏ một phần các lệnh trừng phạt đối với Nga (ví dụ, sau kết quả đàm phán trong lĩnh vực xuất khẩu ngũ cốc) là một kịch bản khá khả thi trong tương lai gần. Các điều kiện và đường nét của một cuộc đối thoại như vậy có thể được xác định chính xác trong khuôn khổ các cuộc thảo luận tại SPIEF 2022.

Như ông Dmitry Peskov đã tiết lộ, một trong những chủ đề chính trong bài phát biểu của nguyên thủ quốc gia có thể là cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu đang nổi lên. Là một phần của chương trình nghị sự về chính sách đối ngoại, trọng tâm của đề tài này chắc chắn sẽ là hợp tác cùng có lợi giữa Nga và các khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trong cuộc khủng hoảng sắp xảy ra.

Các khía cạnh kinh tế trong nước cũng sẽ được đề cập, bao gồm hỗ trợ cho khu liên hợp công nghiệp nông nghiệp và sự phát triển của các khu vực nông thôn. Ông Putin đã đề cập triển vọng của ngành này tại một trong những cuộc họp gần đây về các vấn đề kinh tế, cũng như trong các cuộc họp với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và các đơn vị liên quan.

Một chủ đề quan trọng của diễn đàn là sự tăng trưởng của giá tài nguyên năng lượng trên thế giới. Ông Putin đã chỉ trích các bước đi không hoàn toàn phù hợp của EU trong lĩnh vực này, nhưng ngoài các vấn đề chiến thuật (thảo luận về các cách để vượt qua cuộc khủng hoảng năng lượng), SPIEF 2022 cũng có thể đề cập đến nhiều vấn đề toàn cầu hơn.

Điều bất ngờ đối với phương Tây?

Trong khi đó, trên thực tế gói trừng phạt thứ 7 đang được phương Tây chuẩn bị. Trong đó, Ba Lan đề xuất mở rộng lệnh cấm đối với tất cả các hãng vận chuyển và ngân hàng trong lĩnh vực năng lượng ở Nga.

Nhưng phản ứng của toàn bộ người dân Nga là điều bất ngờ đối với phương Tây. Theo những người khởi xướng lệnh trừng phạt từ phương Tây, việc từ chối cung cấp dịch vụ thẻ ngân hàng, đóng cửa doanh nghiệp, cấm cung cấp hàng loạt cho Nga, cắt đứt quan hệ khoa học và kinh tế lẽ ra đã làm gia tăng sự bất bình ở người Nga. Tuy nhiên, hiệu ứng hóa ra lại ngược lại. 3/4 dân số Nga ủng hộ chính sách của đất nước, ngay cả khi các lệnh trừng phạt đã gây thiệt hại cho họ.

Ngoài ra, một mục tiêu khác của lệnh trừng phạt - "ngừng cung cấp tài chính cho bộ máy quân sự Nga" - cũng không đạt được.

Năm 2022, các biện pháp trừng phạt không chỉ nhằm vào các chính trị gia, các doanh nghiệp quốc phòng và việc cung cấp một phần công nghệ, như trường hợp của năm 2014, mà còn nhằm vào người dân nói chung.

Các biện pháp trừng phạt đã hạn chế cơ hội du lịch nước ngoài của hàng triệu người Nga do lệnh cấm bay. Một số quốc gia thuộc liên minh phương Tây đã ngừng cấp thị thực cho người Nga. Nguồn cung hàng tiêu dùng, thiết bị gia dụng giảm. Khả năng thanh toán bằng thẻ ngân hàng đã bị chặn. Một trong những mục tiêu của các biện pháp trừng phạt rộng rãi như vậy là kích động sự bất mãn của người dân đối với chính phủ. Và mục tiêu này, rõ ràng, đã không đạt được.

Điều này được chứng minh qua kết quả của các cuộc điều tra xã hội học gần đây. Trung tâm Levada (một tổ chức phi lợi nhuận) cho biết, lo ngại của người Nga về các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã giảm bớt, cú sốc đầu tiên từ việc áp đặt cấm vận khốc liệt đã qua đi. Trong cuộc thăm dò hồi tháng 3/2022, 53% công dân bày tỏ lo ngại về các lệnh trừng phạt ở một mức độ nào đó. Đến cuối tháng Năm, con số này chỉ còn 38%.

Người dân cho rằng giá cả tăng cao là hậu quả chính của các lệnh trừng phạt chống Nga. Khoảng 19% người Nga được khảo sát lo ngại về sự biến mất của các loại hàng hóa cụ thể. Các công dân của Liên bang Nga cũng đang lo lắng về sự đóng băng dự trữ của Nga ở nước ngoài với số tiền lên tới 300 tỷ USD.

Trong khi đó, giới trẻ lo ngại hơn về những hạn chế trong hoạt động của thẻ Visa và Mastercard, cũng như sự "ra đi" của các thương hiệu phương Tây khỏi đất nước. Đồng thời, 3/4 số người được hỏi (75%) tin rằng Nga nên tiếp tục chính sách của mình, bất chấp các lệnh trừng phạt.

Theo dữ liệu từ tổ chức nghiên cứu Romir, chỉ số phản ánh đánh giá của người Nga về tình hình kinh tế trong nước đã tăng 7 điểm phần trăm từ ngày 30/5 đến ngày 5/6. Trong bối cảnh đó, theo tính toán của các chuyên gia thuộc Liên minh các nhà công nghiệp và doanh nhân Nga-châu Á, trao đổi thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc có thể đạt mốc 200 tỷ USD vào năm 2024.

Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc các sản phẩm dầu mỏ, thiết bị cho nhà máy điện hạt nhân, cá, sản phẩm trong ngành chăn nuôi gia súc… Đổi lại, Trung Quốc sẽ tăng cường cung cấp thiết bị, phụ tùng thay thế, ô tô và đồ dùng gia đình, để thay thế các sản phẩm từ Liên minh châu Âu.

Giám đốc điều hành bộ phận thị trường Capital Univer Capital Artem Tuzov đánh giá các biện pháp trừng phạt nhằm thay đổi chính sách của Nga đối với Ukraine đang không phát huy tác dụng.

Các dữ liệu mới nhất cho thấy lệnh trừng phạt không có tác động tiêu cực đáng kể đến người dân Nga và nền kinh tế Nga. Do đó, không nên mong đợi những thay đổi trong chính sách của Nga đối với Ukraine từ các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Giá vàng hôm nay 17/6: Vàng tiến vào vùng tích cực, bất lực trước 'ngựa bất kham' Fed đang lừa dối? Tốt nhất vẫn nên mua vàng?

Giá vàng hôm nay 17/6: Vàng tiến vào vùng tích cực, bất lực trước 'ngựa bất kham' Fed đang lừa dối? Tốt nhất vẫn nên mua vàng?

Thị trường vàng đang chứng kiến một số hoạt động khiêm tốn sau các dữ liệu kinh tế đáng thất vọng. Giá vàng đang được ...

Giá xăng tăng vọt, lộ lý do ‘cách mạng dầu đá phiến’ không cứu thị trường năng lượng Mỹ?

Giá xăng tăng vọt, lộ lý do ‘cách mạng dầu đá phiến’ không cứu thị trường năng lượng Mỹ?

Điều tưởng như phi lý đã xảy ra - chính sự bùng nổ từng củng cố nền độc lập về năng lượng của Mỹ - ...

(theo The Independent)

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Xem nhiều

Đọc thêm

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII

Tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo và trình Trung ương quyết định một số vấn đề về công tác cán bộ theo thẩm ...
Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Hyundai và GM hợp tác phát triển xe bán tải

Theo truyền thông Hàn Quốc, hai nhà sản xuất ô tô Hyundai và GM sẽ hợp tác làm xe bán tải và sử dụng chéo các sản phẩm của nhau.
Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Nghiên cứu mới: Tròng kính lọc bước sóng ánh sáng gây co giật cho người động kinh

Sản phẩm nghiên cứu có thể chặn tới 98% ánh sáng trong dải bước sóng 660-720nm - dải sóng được xác định là nguyên nhân gây co giật ở đa ...
Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Top 5 mẫu xe SUV hạng sang giá từ 3-5 tỷ đồng tại Việt Nam

Với tầm tài chính từ 3-5 tỷ đồng, khách hàng Việt có thể lựa chọn những mẫu xe SUV hạng sang với thiết kế ấn tượng, trang bị hiện đại ...
Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Bác sĩ hologram: Công cụ giúp thu hẹp khoảng cách tiếp cận dịch vụ y tế giữa thành thị và nông thôn

Hologram là công nghệ tạo ảnh ba chiều sống động bằng kỹ thuật laser, cho phép hiển thị hình ảnh với độ chi tiết cao và cảm giác thực tế.
Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mới nhất hôm nay

Cập nhật lịch thi đấu Cup C1 châu Âu và và lịch phát sóng trực tiếp Champions League mùa giải 2024-2025, đầy đủ, nhanh và chính xác.
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động