Logo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) gần trụ sở của tổ chức này ở Geneva, Thụy Sỹ. (Nguồn: Reuters) |
IPSN sẽ cung cấp nền tảng để kết nối các quốc gia và khu vực, cải thiện hệ thống thu thập và phân tích mẫu, sử dụng những dữ liệu này nhằm thúc đẩy quá trình ra quyết định về sức khỏe cộng đồng và chia sẻ thông tin đó rộng rãi hơn.
Bộ gen mầm bệnh phân tích mã di truyền của virus, vi khuẩn và các sinh vật gây bệnh khác, để hiểu được mức độ lây nhiễm của chúng, mức độ nguy hiểm và cách chúng lây lan.
Với thông tin này, các nhà khoa học và quan chức y tế công cộng có thể xác định và theo dõi các căn bệnh để ngăn ngừa và ứng phó với các đợt bùng phát, là một phần của hệ thống giám sát dịch bệnh quy mô rộng lớn hơn, đồng thời phát triển các phương pháp điều trị và vaccine.
IPSN, có Ban thư ký đặt tại Trung tâm tình báo đại dịch và dịch bệnh của WHO, gồm các chuyên gia trên toàn thế giới có trình độ cao cấp về gen và phân tích dữ liệu, thuộc cơ quan chính phủ, quỹ từ thiện, tổ chức đa phương, tổ chức xã hội, viện nghiên cứu và khu vực tư nhân.
Tất cả đều có chung một mục tiêu: Phát hiện và ứng phó với các mối đe dọa dịch bệnh trước khi chúng trở thành dịch bệnh và đại dịch, đồng thời tối ưu hóa hoạt động giám sát dịch bệnh thông thường.
Tổng giám đốc WHO, Tiến sỹ Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Mạng lưới mới này có mục tiêu đầy tham vọng, nhưng đồng thời có thể đóng vai trò quan trọng trong an ninh y tế: Cung cấp cho mọi quốc gia quyền truy cập vào trình tự và phân tích bộ gen của mầm bệnh như một phần của hệ thống y tế công cộng”.
Ông Ghebreyesus nhấn mạnh: “Như đã được chứng minh rõ ràng trong đại dịch Covid-19, thế giới sẽ mạnh mẽ hơn khi sát cánh cùng nhau để chống lại các mối đe dọa chung về y tế".
Covid-19 nêu bật vai trò quan trọng của bộ gen mầm bệnh trong việc đối phó với các mối đe dọa đại dịch. Nếu không có giải trình nhanh chóng bộ gen SARS-COV-2, vaccine không thể có hiệu quả hoặc phát triển nhanh chóng như vừa qua; các biến thể mới, dễ lây truyền hơn của virus sẽ không được xác định nhanh chóng.
Bộ gen là cốt lõi của việc chuẩn bị và ứng phó hiệu quả với dịch bệnh, đại dịch, và cũng là một phần của việc giám sát liên tục nhiều loại bệnh, từ các bệnh do thực phẩm và cúm đến bệnh lao và HIV. Ví dụ, việc sử dụng nó trong theo dõi sự lây lan của HIV kháng thuốc đã dẫn đến các chế độ điều trị bằng thuốc kháng virus, từ đó đã cứu sống nhiều người.
Mặc dù năng lực giải bộ gen ở các quốc gia gần đây đã được mở rộng do hệ quả của đại dịch Covid-19, nhưng nhiều quốc gia vẫn thiếu hệ thống hiệu quả để thu thập và phân tích mẫu hoặc sử dụng những dữ liệu đó để đưa ra quyết định về sức khỏe cộng đồng.
Hiện nay chưa có đầy đủ sự chia sẻ dữ liệu, thực tiễn và các sáng chế để xây dựng một kiến trúc giám sát y tế toàn cầu mạnh mẽ. Ngân sách tăng vọt trong thời kỳ đại dịch, nhằm xây dựng nhanh chóng năng lực, hiện đang bị cắt giảm, ngay cả ở những quốc gia giàu có nhất. Dịch bệnh không phân biệt biên giới, mối đe dọa dịch bệnh ở một quốc gia cũng là mối đe dọa đối với các quốc gia khác.
IPSN sẽ giải quyết những thách thức này thông qua mạng lưới toàn cầu, kết nối các khu vực địa lý và mạng lưới bệnh dịch cụ thể, để xây dựng một hệ thống cộng tác nhằm phát hiện, ngăn chặn và ứng phó tốt hơn với các nguy cơ bệnh dịch.
Các thành viên sẽ làm việc cùng nhau trong các nhóm chuyên trách tập trung vào các thách thức cụ thể, được hỗ trợ bằng nguồn vốn thông qua IPSN để mở rộng các ý tưởng và dự án về bộ gen của mầm bệnh.
Bằng cách kết nối các quốc gia, khu vực và các bên liên quan rộng lớn hơn, IPSN sẽ giúp nâng cao năng lực quan trọng, nâng cao tiếng nói cấp khu vực và quốc gia, đồng thời củng cố các ưu tiên của Mạng lưới.
| Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Bình Phước: Khẳng định ưu thế khi 'bắt tay' cùng y học hiện đại Được xây dựng từ những năm 80 của thế kỷ trước, mang trên vai trọng trách chăm sóc, khám chữa bệnh cho nhân dân theo ... |
| Bộ Y tế: Tăng cường kiểm dịch y tế biên giới, ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm xâm nhập Bộ Y tế yêu cầu các địa phương tăng cường kiểm dịch y tế biên giới để ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, ... |
| Trường học Hà Nội lên phương án đối phó dịch bệnh Covid-19 Nhiều phụ huynh, nhất là những người có con học tiểu học, mầm non, bày tỏ sự lo lắng trước diễn biến tình hình dịch ... |
| Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của lòng tin, bình đẳng và hành động quốc gia trong sẵn sàng ứng phó và phòng chống dịch bệnh Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh tại sự kiện ra mắt Báo cáo của IFRC về Thảm họa toàn cầu năm ... |
| WHO: Covid-19 vẫn tồn tại và các quốc gia cần học cách ứng phó với dịch bệnh Virus SARS-CoV-2 gây bệnh Covid-19 vẫn tồn tại nhưng thế giới đang dần bước ra khỏi giai đoạn khẩn cấp vì đại dịch. |