Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2024: Đẩy mạnh hợp tác với NATO, cảnh báo tình hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nói gì về Hàn Quốc?

Bảo Minh
Ngày 12/7, Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã công bố Sách trắng Quốc phòng 2024 tại cuộc họp Nội các của nước này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Sách trắng Quốc phòng Nhật Bản 2024: Đẩy mạnh hợp tác với NATO, cảnh báo tình hình Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nói gì về Hàn Quốc?
Sách trắng Quốc phòng 2024 của Nhật Bản. (Nguồn: NHK News)

Sách trắng dành một phần đáng kể để nhìn lại chặng đường phát triển của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản, khi được ban hành đúng dịp kỷ niệm 70 năm thành lập lực lượng này (1/7/1954-1/7/2024).

Tin liên quan
Philippines-Nhật Bản đạt cột mốc an ninh quan trọng, cho phép triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau Philippines-Nhật Bản đạt cột mốc an ninh quan trọng, cho phép triển khai lực lượng trên lãnh thổ của nhau

Nổi bật trong chặng đường này là việc Tokyo công bố Chiến lược An ninh quốc gia mới cuối năm 2022, bổ sung “năng lực phản công”, cho phép Lực lượng phòng vệ tổ chức phản công vào các địa điểm phóng tên lửa của đối phương.

Dự kiến tháng 3/3025, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ thành lập một đơn vị mới là Bộ Tư lệnh tác chiến liên hợp, đóng vai trò là cơ quan thường trực và chỉ huy tập trung các Lực lượng phòng vệ trên bộ, trên biển và trên không, qua đó tăng cường sự phối hợp chỉ huy hiệp đồng giữa nước này và Mỹ, cũng như chịu trách nhiệm về các lĩnh vực tác chiến mới như an ninh mạng và không gian.

Ngoài ra, Sách trắng cũng nhắc lại sự cần thiết của việc tăng chi tiêu quốc phòng lên tương đương 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào năm 2027, nhằm cải thiện những lĩnh vực cần thiết để củng cố năng lực phòng thủ của đất nước trong tình hình mới.

Về môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản, tương tự đánh giá như năm ngoái, Sách trắng năm nay tiếp tục đánh giá cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt với những thách thức an ninh lớn nhất kể từ sau Thế chiến II, trong đó, loại hình chiến tranh kết hợp giữa quân sự và phi quân sự sẽ trở nên phức tạp hơn.

Đáng chú ý, tài liệu cho rằng, tình hình an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và có thể diễn biến khó lường hơn, đặt ra những thách thách thức “đặc biệt rõ ràng” cho khu vực.

Các vấn đề liên quan Biển Đông tác động trực tiếp đến hòa bình và ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và là mối quan tâm chính đáng của không chỉ Tokyo mà còn của cộng đồng quốc tế.

Sách trắng năm nay vẫn giữ dung lượng 40 trang để đề cập hợp tác liên minh Nhật-Mỹ, trong đó đánh giá, sự hiện diện của lực lượng quân sự Mỹ tại quốc gia Đông Bắc Á này là một biện pháp răn đe và mối quan hệ đồng minh giữa hai nước là nền tảng của quốc phòng Nhật Bản.

Văn bản nêu rõ, “trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công vũ trang nhằm vào đất nước, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ hoạt động trong khuôn khổ huy động phòng thủ”, bao gồm các hoạt động bảo vệ không phận, các vùng biển lân cận, đất liền và đảm bảo các tuyến đường vận tải hàng hải.

Nhật Bản sẽ tập trung vào chính sách mở rộng hợp tác với Mỹ "để tận dụng tốt hơn khả năng tấn công trả đũa" và thực hiện các chiến dịch chung trong mọi lĩnh vực, bao gồm không gian, không gian mạng, tác chiến điện tử, chiến dịch không vận, thu thập thông tin, hoạt động giám sát và trinh sát, hỗ trợ hậu cần.

Đáng chú ý, Sách trắng quốc phòng năm nay của Nhật Bản tăng dung lượng từ 50 trang lên 70 trang khi mô tả quan hệ quốc phòng an ninh với 51 quốc gia, tổ chức, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc đẩy mạnh hợp tác với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Bốn quốc gia được bổ sung vào danh mục các nước đang thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng với Nhật Bản gồm có Latvia và Lithuania thuộc khu vực Bắc Âu và Baltic, Romania thuộc khu vực Đông Nam Âu, Maldives ở Ấn Độ Dương.

Đặc biệt, lần đầu tiên Sách trắng nêu rõ, Hàn Quốc “là quốc gia láng giềng quan trọng mà Nhật Bản cần phải tăng cường hợp tác với tư cách là một đối tác”, phản ánh những kết quả tích cực trong việc cải thiện quan hệ Nhật-Hàn trong lĩnh vực an ninh dưới thời chính quyền Tổng thống Yoon Suk Yeol.

Về Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản nhấn mạnh sự cần thiết phải thận trọng trước những nỗ lực xây dựng quân đội của Bình Nhưỡng, được đánh dấu bằng việc tăng cường năng lực hạt nhân và tên lửa, bao gồm đa dạng hóa các nền tảng tên lửa và cải thiện hoạt động tình báo, giám sát và trinh sát.

Trong quan hệ giao lưu, hợp tác quốc phòng với Việt Nam, Sách trắng nhấn mạnh, sau khi hai nước nâng cấp lên “Đối tác Chiến lược toàn diện vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á và trên thế giới” vào tháng 11/2023, hai bên đã có những phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực quốc phòng an ninh.

Hai bên đang thúc đẩy các thủ tục hướng tới chuyển giao thiết bị và công nghệ quốc phòng cũng như thảo luận về Viện trợ An ninh chính thức (OSA) và mở rộng hơn nữa các hoạt động giao lưu, hợp tác quốc phòng.

Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội

Tin thế giới 10/7: Nga phản pháo tuyên bố của tân Thủ tướng Anh, châu Âu và vụ phóng tên lửa 'lịch sử', ông Trump trao cho ông Biden cơ hội

Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh NATO, Thủ tướng Ấn Độ kết thúc thăm Nga, châu Âu phóng thành công tên lửa hạng nặng, ông ...

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2024 tiếp tục định hướng mở rộng hợp tác với ASEAN

Sách Xanh Ngoại giao Nhật Bản 2024 tiếp tục định hướng mở rộng hợp tác với ASEAN

Ngày 16/4, Nhật Bản công bố Sách Xanh ngoại giao 2024, trong đó có nội dung làm rõ định hướng mở rộng quan hệ với ...

Một trong những cuốn sách cổ nhất thế giới được bán với giá gần 4 triệu USD

Một trong những cuốn sách cổ nhất thế giới được bán với giá gần 4 triệu USD

Ngày 11/6, cuốn sách cổ nhất thế giới thuộc một bộ sưu tập tư nhân và là một trong những cuốn sách lâu đời nhất ...

Hai đồng minh Đông Bắc Á thân cận của Mỹ lại căng nhau vì chủ quyền

Hai đồng minh Đông Bắc Á thân cận của Mỹ lại căng nhau vì chủ quyền

Ngày 12/7, Hàn Quốc đã triệu một tùy viên quốc phòng từ Đại sứ quán Nhật Bản ở Seoul để phản đối mạnh mẽ sau ...

Hội nghị thượng đỉnh NATO bế mạc, vấn đề Ukraine 'chiếm sóng', một nước thành viên cảnh báo nguy cơ Thế chiến II nếu kết nạp Kiev

Hội nghị thượng đỉnh NATO bế mạc, vấn đề Ukraine 'chiếm sóng', một nước thành viên cảnh báo nguy cơ Thế chiến II nếu kết nạp Kiev

Ngày 11/7, Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã tuyên bố bế mạc Hội nghị thượng đỉnh ...

Đọc thêm

Tăng cường quan hệ giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Tăng cường quan hệ giữa Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Việt Nam sẽ làm hết sức mình cùng với Lào giữ gìn, vun đắp cho mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam-Lào ngày càng phát triển.
Hội An lọt top 25 thành phố được yêu thích nhất thế giới

Hội An lọt top 25 thành phố được yêu thích nhất thế giới

Hội An được xếp vị trí thứ 4 trong danh sách 25 thành phố được yêu thích nhất thế giới từ Giải thưởng World’s Best Awards 2024 của Travel+Leisure.
Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam khẳng định cam kết và quyết tâm trong hợp tác phòng, chống mua bán người

Việt Nam đề nghị các nước cùng triển khai hành động chung, dựa trên cam kết chung, nhận thức chung, mục tiêu chung để tạo môi trường di cư an ...
Dự báo thời tiết ngày mai (17/7): Các khu vực mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa to đến rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (17/7): Các khu vực mưa vừa, mưa to và giông, cục bộ có mưa to đến rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (17/7) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia.
Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Kinh tế Trung Quốc bị ảnh hưởng thế nào nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng và áp thuế?

Đầu năm 2024, cựu Tổng thống Trump được cho là xem xét mức thuế cố định 60% đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc, nếu ông trở lại Nhà ...
Bế tắc trong lựa chọn Thủ tướng Pháp: Ứng cử viên 'công thần' của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vẫn không làm hài lòng tất cả

Bế tắc trong lựa chọn Thủ tướng Pháp: Ứng cử viên 'công thần' của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu vẫn không làm hài lòng tất cả

Những hy vọng về việc khối cánh tả của Pháp nhất trí chọn được một ứng cử viên cho vị trí thủ tướng vẫn mờ mịt.
Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Điểm nhấn từ Thượng đỉnh NATO

Cơ hội để lãnh đạo thành viên NATO thảo luận hàng loạt ưu tiên cấp bách của khối hiện nay.
Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Chuyến thăm 'bất ngờ trong kế hoạch' của ông Orban

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã liên tục có các chuyến công du 'không báo trước' tới Ukraine, Nga, Trung Quốc và có thể là cả Mỹ trong tuần này.
Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Tổng tuyển cử Anh: Trước ngưỡng cửa mới

Cuộc bầu cử trước thời hạn lần này có thể đánh dấu sự chuyển giao quyền lực quan trọng giữa hai chính đảng hàng đầu tại nước Anh.
Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Singapore: ASEAN không chọn bên và không cân bằng nhờ sức mạnh cứng

Chúng ta không thể tác động đến vận mệnh của Mỹ, Trung Quốc hay Ấn Độ. Những gì chúng ta có thể làm là giữ cho ASEAN đoàn kết và kiên cường.
Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Bầu cử Tổng thống Iran: Tìm người mới giải những bài toán cũ

Cử tri Iran sẽ bước vào cuộc bầu cử trước thời hạn để chọn ra vị nguyên thủ mới sau vụ tai nạn trực thăng khiến Tổng thống Ibrahim Raisi tử nạn hồi tháng trước.
'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

'Vật báu' trong chiến thuật của Nga và Ukraine, vừa rẻ vừa 'vô đối'

Chỉ phải bỏ ra chưa đến 500 USD, Nga và Ukraine đã có thể sở hữu một thứ vũ khí lợi hại có thể 'làm mưa làm gió' trên thực địa.
Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Liên minh Việt - Miên - Lào và Hội nghị Geneva 1954

Hiệp định Geneva được ký kết mở ra trang sử mới không chỉ cho Việt Nam mà còn cả Lào và Campuchia.
Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Cuộc cạnh tranh nguồn năng lượng xanh trên toàn cầu

Điện gió hiện trở thành nguồn cung cấp nhiên liệu thiết yếu cho cuộc sống, bởi thế, cuộc cạnh tranh trong lĩnh vực điện gió đang là một xu thế tất yếu.
Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Tên lửa tầm trung quay trở lại?

Bi kịch tên lửa tầm ngắn và tầm trung của Liên Xô đã trở thành một phần của thảm họa địa chính trị chính của thế kỷ 20, sự sụp đổ của Liên Xô.
Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Khoa học công nghệ: Cuộc đua chưa hồi kết

Trong tương lai, công nghệ và an ninh quốc gia sẽ không tách rời trong một thế giới chia rẽ.
‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

‘Nhà báo Việt Minh’ ở Geneva

Trong thời gian diễn ra Hội nghị Geneva 1954 tại Thụy Sỹ, có hai 'quan sát viên của Việt Minh' tác nghiệp đầy nhiệt huyết giữa Trung tâm báo chí...
Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Giấc mơ vũ trụ của Trung Quốc

Câu chuyện Vạn Hồ cố gắng phóng mình vào không gian bằng một chiếc ghế cho thấy khát vọng này đã rất lâu đời ở Trung Quốc.
Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Điểm nhấn trong truyền thông Ấn Độ về Chính sách Hành động hướng Đông

Truyền thông quốc tế Ấn Độ đang xây dựng hình ảnh tích cực về Chính sách AEP trong nhận thức của công chúng thông qua ba khung chính sách trọng tâm.
Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Sau 'vận hạn', cựu Tổng thống Donald Trump nhận được một điều chưa từng có!

Có lẽ, lần đầu tiên cựu Tổng thống Donald Trump nhận được sự cảm thông, chia sẻ của cả Đảng Cộng hòa, Dân chủ và từ cả Tổng thống Joe Biden.
Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công cựu Tổng thống Trump ảnh hưởng thế nào đến cục diện bầu cử Mỹ 2024?

Vụ tấn công ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ hàng đầu Donald Trump hôm 13/7 đã chuyển trọng tâm của cuộc tranh cử sang một tình thế hoàn toàn mới.
Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Chuyên gia Viện Lowy: Các nước ASEAN không phải nhìn đâu xa, hãy học Việt Nam cách chuyển đổi năng lượng

Năm 2023, Việt Nam chiếm gần 2/3 tổng sản lượng điện mặt trời và điện gió ở ASEAN. Việt Nam đi đầu ASEAN trong chuyển đổi năng lượng.
Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran: Muốn làm khác nhưng sẽ chẳng dễ dàng, vì sao?

Tổng thống đắc cử Iran ấp ủ những chính sách mới táo bạo hơn cố Tổng thống tiền nhiệm, tuy vậy, trước mắt ông là rất nhiều 'vòng kim cô'.
Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Sáu 'chông gai' trước mắt mà tân Thủ tướng Anh Keir Starmer cần vượt qua

Tân Thủ tướng Anh Keir Starmer hứa hẹn sẽ 'xây dựng lại' đất nước và dưới đây là 6 vấn đề nổi cộm mà ông phải đối mặt khi đảm nhận trọng trách mới
Phiên bản di động