'Sáng kiến an ninh dữ liệu toàn cầu' hay 'phản đòn' của Trung Quốc

Hà Linh
TGVN. Trung Quốc vừa đưa ra Sáng kiến trên, phải chăng nhằm đối phó với những chỉ trích và phong trào tẩy chay các sản phẩm và dịch vụ công nghệ “made in China”?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Trung Quốc tiếp tục thách thức Mỹ trên không gian
Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?
'Sáng kiến an ninh dữ liệu toàn cầu' hay 'phản đòn' của Trung Quốc
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố “Sáng kiến an ninh dữ liệu toàn cầu”. (Nguồn: Global Times)

Ngày 8/9, tại Hội thảo trực tuyến quốc tế về quản trị số toàn cầu, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công bố “Sáng kiến an ninh dữ liệu toàn cầu”, được cho là nhằm thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế về bảo mật dữ liệu một cách “toàn diện, khách quan và dựa trên bằng chứng”.

Trung Quốc cho biết kinh tế số đang phát triển mạnh ở Trung Quốc và nước này đang nỗ lực đóng vai trò mang tính xây dựng trong các cuộc thảo luận đa phương về an ninh dữ liệu tại các diễn đàn như Liên Hợp quốc, G20, BRICS và ARF.

Thông qua Sáng kiến này, Trung Quốc muốn kêu gọi các nước phản ứng với những hoạt động “giám sát hàng loạt chống lại các quốc gia khác”, đồng thời kêu gọi các công ty công nghệ không cài đặt “cửa hậu” trong các sản phẩm và dịch vụ “nhằm thu thập dữ liệu, kiểm soát hoặc thao túng hệ thống và thiết bị của người dùng một cách bất hợp pháp”. Ngoại trưởng Vương Nghị khẳng định “Các quy tắc an ninh dữ liệu toàn cầu là nguyện vọng của tất cả các bên và tôn trọng quyền lợi của tất cả các bên nên cần được thiết lập trên cơ sở sự tham gia chung của tất cả các bên”. Để thực hiện được điều đó, Sáng kiến của Trung Quốc tập trung trong 8 điểm sau đây.

Các nước cần xử lý vấn đề an ninh một cách toàn diện, khách quan và dựa trên chứng cứ;

Duy trì chuỗi cung ứng mở, an toàn, ổn định đối với các sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin;

Các nước cần chống lại những hành vi công nghệ thông tin gây hại hoặc đánh cắp dữ liệu quan trọng hay các cơ sở hạ tầng thiết yếu khác của quốc gia;

Trước những hành động gây rủi ro tới thông tin cá nhân, các nước cần hành động nhằm ngăn chặn, chấm dứt những hành động đó và chống lại việc theo dõi các nước khác, việc thu thập trái phép thông tin cá nhân của các nước khác bằng công nghệ thông tin;

Các công ty cần được khuyến khích tuân thủ luật pháp và quy định của quốc gia nơi công ty đó hoạt động, trong khi đó các nước không nên yêu cầu công ty của mình lưu trữ trong nước những dữ liệu được tạo ra và thu thập ở nước ngoài;

Các nước cần tôn trọng chủ quyền, quyền tài phán và quyền quản trị dữ liệu của các nước khác; không thu thập dữ liệu của các nước khác thông qua các tổ chức, cá nhân mà không được nước kia cho phép;

Các nước cần thu thập dữ liệu nước ngoài thông qua quá trình tương trợ tư pháp hoặc các thỏa thuận song phương, đa phương;

Các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin không cài đặt “cửa hậu” trong sản phẩm, dịch vụ của mình để thu thập trái phép dữ liệu của người dùng; các công ty công nghệ thông tin không lạm dụng sự lệ thuộc của người dùng vào sản phẩm của mình.

Theo ý kiến các chuyên gia nhận xét, đề xuất trên của Trung Quốc rõ ràng nhắm vào Mỹ vì được đưa ra đúng thời điểm Mỹ bắt đầu triển khai chương trình “Mạng sạch” nhằm loại bỏ những ứng dụng được đánh giá là “không tin cậy” có xuất xứ từ Trung Quốc.

Phát biểu của Ngoại trưởng Vương Nghị cũng thể hiện rõ điều này: “Một số quốc gia đơn lẻ đang hung hăng theo đuổi chủ nghĩa đơn phương, vấy nước bẩn vào các quốc gia khác với cái cớ là “sạch sẽ”, và tiến hành những cuộc săn đuổi toàn cầu đối với những công ty hàng đầu của nước khác với cái cớ là an ninh. Đây là hành vi bắt nạt trắng trợn, cần bị phản đối và bác bỏ”.

Ngoại trưởng Vương Nghị không cho biết đã có nước nào tham gia hay bày tỏ hưởng ứng với Sáng kiến này hay chưa. Tuy nhiên, theo tờ Wall Street Journal (Hong Kong), các nhà ngoại giao Trung Quốc đã tiếp cận chính phủ một số nước để tìm kiếm sự ủng hộ đối với sáng kiến này.

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

Phân tách Mỹ-Trung Quốc: Một hành tinh, hai thế giới

TGVN. Mỹ-Trung Quốc phân tách, xung khắc và cạnh tranh chiến lược khốc liệt là thực tế hiện nay. Học giả nhận diện và lý ...

Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?

Tại sao Mỹ-Trung Quốc cần ‘đình chiến’ ?

TGVN. Trong 5-10 năm tới, nếu Mỹ-Trung Quốc không đối thoại, đàm phán và tìm kiếm nhận thức chung, nền kinh tế toàn cầu sẽ ...

Căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc làm cách nào để 'lấy lòng' EU?

Căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc làm cách nào để 'lấy lòng' EU?

TGVN. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ cố gắng đàm phán về thương mại trong Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến với Liên ...

Trung Quốc cần đẩy nhanh cải cách hệ thống tài chính

Trung Quốc cần đẩy nhanh cải cách hệ thống tài chính

TGVN. Xuất khẩu và thặng dư thương mại chuyển biến tích cực, song các chuyên gia kinh tế cho rằng, Trung Quốc muốn đẩy nhanh ...

Đọc thêm

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Công bố logo 50 năm quan hệ ASEAN-New Zealand, Tổng thư ký Kao Kim Hourn nhận lời mời dự Diễn đàn Tương lai ASEAN

Đại sứ Tôn Thị Ngọc Hương chuyển thư của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời Tổng thư ký ASEAN tham dự Diễn đàn Tương lai ...
Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Ra mắt Ngôi nhà Ánh Dương tại Hoà Bình: Xua đi bóng tối của bạo lực giới

Sự ra mắt Trung tâm dịch vụ một cửa – Ngôi nhà Ánh Dương tỉnh Hòa Bình ngày 9/1 ghi dấu nỗ lực chống bạo lực trên cơ sở giới ...
Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Hội nghị hợp tác đầu tư Việt Nam-Lào: Thúc đẩy cùng phát triển bền vững và thịnh vượng

Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Lào đã đặt quyết tâm nâng tầm hợp tác kinh tế, đầu tư thành một trụ cột vững chắc trong quan hệ giữa ...
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tiền Giang gặt hái 'trái ngọt' từ việc trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Năm 2024, Tiền Giang thu hút thêm 6 dự án đầu tư vào các khu công nghiệp, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 39 lượt dự ...
Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Thủ tướng Justin Trudeau: Từ ‘con cưng’ hóa người dưng

Từng là một trong những nhà lãnh đạo có tỷ lệ ủng hộ cao nhất lịch sử Canada, Thủ tướng Justin Trudeau đã đánh mất sự tín nhiệm.
Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Ngoại trưởng Mỹ thăm Hàn Quốc: Trấn an đồng minh

Trong thời điểm chính trị nội bộ Hàn Quốc rối ren, chuyến thăm của ông Blinken rất được chính quyền đương nhiệm tại Seoul trông đợi.
Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Dự báo 10 vấn đề nổi bật của thế giới năm 2025

Năm 2025 được dự báo sẽ có nhiều diễn biến phức tạp mới. 10 vấn đề dưới đây được dự báo sẽ có tác động quan trọng đến thế giới trong năm 2025.
Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Ba Lan làm chủ tịch EU: Kỳ vọng mong manh

Bắt đầu làm Chủ tịch Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 1/1, Ba Lan có được những lợi thế nhất định, song chặng đường phía trước của Warsaw không chỉ trải hoa hồng.
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Tượng đài của tình đoàn kết quốc tế Việt Nam-Campuchia

Chiến thắng 7/1 đã mang lại cho người dân Campuchia các quyền và tự do bị tước đoạt dưới chế độ diệt chủng Pol Pot, chấm dứt thời kỳ đen tối nhất ở đất nước ...
Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Greenland - ‘Thỏi nam châm’ giữa lòng Bắc Cực

Trong lịch sử nước Mỹ, không dưới ba lần các quan chức cấp cao đưa ra ý tưởng mua lại đảo Greenland, một phần lãnh thổ tự chủ của Đan Mạch ở Bắc Cực.
Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Tác động từ các cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Nga trong năm 2024

Trong năm 2024, lực lượng Ukraine đã dùng máy bay không người lái tấn công các mục tiêu sâu hàng nghìn km trong lãnh thổ Nga.
Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Năm mới 2025, kiểm kê sự thay đổi trong quân đội Nga sau 3 năm xung đột với Ukraine

Gần ba năm sau xung đột với Ukraine, quân đội Nga đã phải chịu những tổn thất và đổ nguồn lực nhằm bảo đảm tái thiết lực lượng quân sự.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Ván bài Syria và tương lai Trung Đông: 'Một chiếc lá rơi có thể thay đổi cả dòng sông', Mỹ phải làm gì?

Nút thắt Syria sẽ là nhân tố chính quyết định cục diện Trung Đông. Tương lai Trung Đông phần nhiều phụ thuộc vào các tính toán chính sách của Mỹ.
Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Không cho con mồi chạy thoát: Máy bay không người lái FPV đã biến đổi xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Máy bay không người lái FPV xuất phát từ một thứ mới lạ rồi ngày càng phổ biến và trở thành loại vũ khí quan trọng thay đổi xung đột Nga-Ukraine.
Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Chuyên gia lý giải việc Ukraine phản công tại Kursk: Một mũi tên trúng nhiều đích, liều một phen ăn cả

Việc Ukraine phản công tại Kursk có thể phục vụ một số mục đích, nhưng trên hết là gửi thông điệp tới ông Trump về việc ủng hộ Kiev.
Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Syria - cơ hội để Trung Đông tự định hình một tương lai tươi sáng

Sự ổn định của Syria, quốc gia nằm tại trung tâm Trung Đông, là lợi ích của tất cả các bên.
Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia đề cao tinh thần đoàn kết quốc tế với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1

Truyền thông Campuchia ca ngợi tinh thần đoàn kết với Việt Nam nhân sự kiện Chiến thắng 7/1 (1979-2025) giải phóng khỏi chế độ diệt chủng Pol Pot
Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Thực ra, ông Trump thích một 'định dạng khác' của quan hệ Nga-Ukraine, không phải đàm phán hòa bình!

Theo một số phân tích của các học giả, tổ chức quốc tế, một cuộc xung đột Nga-Ukraine trong tầm kiểm soát mang lại lợi ích cho nước Mỹ.
Phiên bản di động