Mỹ-Ấn Độ khởi động chương trình tăng cường quan hệ đối tác chiến lược. (Nguồn: Clearias) |
Hôm 31/1, Ấn Độ và Mỹ đã khởi động chương trình tăng cường quan hệ đối tác chiến lược, khi hai phái đoàn do Cố vấn An ninh Quốc gia Ấn Độ (NSA) Ajit Doval và người đồng cấp Mỹ Jake Sullivan dẫn đầu cùng tham dự cuộc đối thoại đầu tiên theo Sáng kiến về Công nghệ quan trọng và mới nổi (iCET) tại Washington.
Sáng kiến này là một cột mốc đặc biệt quan trọng trong mối quan hệ song phương, đã được Thủ tướng Narendra Modi và Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm Bộ Tứ ở Tokyo (Nhật Bản) hồi tháng 5/2022.
Chính phủ Ấn Độ và Mỹ cho biết, iCET tìm cách xây dựng chuỗi cung ứng nhằm tăng cường hợp tác sản xuất và hợp tác phát triển giữa các quốc gia, đồng thời tăng cường liên kết giữa các hệ sinh thái khởi nghiệp của các quốc gia.
Thông tin do Nhà Trắng cung cấp nêu bật 6 lĩnh vực hợp tác đã lên kế hoạch bao gồm: tăng cường hệ sinh thái đổi mới, hợp tác công nghệ và đổi mới quốc phòng, chuỗi cung ứng bán dẫn linh hoạt, vũ trụ, tài năng STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học) và viễn thông thế hệ mới.
Các chương trình này bao gồm việc thiết lập quan hệ đối tác giữa các cơ quan nghiên cứu hai nước, cụ thể giữa Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ và các cơ quan khoa học Ấn Độ; cơ chế hợp tác về điện toán lượng tử cũng sẽ liên quan đến giới học thuật và ngành công nghiệp.
Bên cạnh đó, hai bên xây dựng lộ trình hợp tác công nghiệp quốc phòng mới; hỗ trợ phát triển chất bán dẫn ở Ấn Độ, bao gồm cả việc thành lập một nhóm đặc trách để xác định các cơ hội; và tăng cường hợp tác trong lĩnh vực vũ trụ, trong đó có cả chuyến bay đưa con người lên vũ trụ.
Đánh giá về iCET, bà Lisa Curtis, Thành viên cấp cao kiêm Giám đốc của Chương trình An ninh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ cho rằng: “Việc tổ chức cuộc họp khai mạc iCET giữa các Cố vấn An ninh quốc gia Ấn Độ và Mỹ là cột mốc quan trọng cho mối quan hệ".
Theo bà, điều này "báo hiệu rằng, hai bên đã sẵn sàng phá vỡ các rào cản để hợp tác quốc phòng và công nghệ chặt chẽ hơn".
iCET mang lại lợi ích cho cả Mỹ và Ấn Độ, khi New Delhi tiếp cận được với các công nghệ quốc phòng, còn Washington được hưởng lợi từ việc tăng cường hợp tác khoa học với một cường quốc dân chủ có ảnh hưởng ở trung tâm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Bà Courtis nhận định, việc ra mắt iCET "như một thời điểm bùng nổ đối với các nhà khoa học ở cả hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác sâu hơn và nghiên cứu nhiều hơn giữa hai nước".
| Tin thế giới 1/2: NATO đang 'mơ' Nga thất bại? Ukraine 'than thở' về đảm bảo an ninh; Myanmar hứng loạt trừng phạt Diễn biến xung đột Nga-Ukraine, tình hình viện trợ quân sự cho Kiev, Myanmar bị trừng phạt dồn dập, căng thẳng Israel-Iran, các cuộc đình ... |
| Tình hình Ukraine: Sắp siễn ra các trận quyết định; Nga yêu cầu họp HĐBA, phát cảnh báo với Israel Ngày 1/2, Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh quốc gia (NSDC) Ukraine Oleksiy Danilov nhận định, những tháng tới sẽ mang tính ... |
| Mỹ-Ấn Độ tung chiêu liên thủ chạy đua với Trung Quốc, khẳng định cam kết về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Ngày 31/1, các quan chức cấp cao Mỹ và Ấn Độ đã có những cuộc làm việc về các vấn đề chính trị, kinh tế ... |
| Điểm tin thế giới sáng 2/2: Mỹ-Hàn Quốc tập trận không quân chung, Nga cảnh báo Israel điều này, Guinea Xích đạo có nữ Thủ tướng đầu tiên Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 2/2. |
| Viện trợ Ukraine: Cự tuyệt mong muốn của Kiev nhưng Anh 'không chắc chắn'; vũ khí tầm xa sẽ không cản được Nga? Anh và Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về việc cung cấp các vũ khí hạng nặng cho Ukraine, trong khi đó, Nga cảnh báo, vũ ... |