TIN LIÊN QUAN | |
APEC 2017: Củng cố niềm tin cho các nền kinh tế | |
APEC tìm cơ chế chia sẻ rủi ro trong các dự án hợp tác công tư |
Trong ngày sẽ tiếp tục diễn ra các cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE), cuộc họp Nhóm bạn Chủ tịch (FotC) về kết nối và Cơ quan hỗ trợ chính sách APEC (PSU).
Chiều cùng ngày, Giám đốc Điều hành Ban Thư ký APEC quốc tế Alan Bollard và Giám đốc Cơ quan hỗ trợ chính sách ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (PSU) Denis Hew sẽ có cuộc gặp báo chí, giới thiệu bối cảnh Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp và chia sẻ đánh giá về triển vọng thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương; Triển vọng Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương Việt Nam 2017.
Toàn cảnh cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật (SCE), sáng 1/3. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Theo thông tin từ Ban thư ký quốc gia APEC 2017, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ nhất các quan chức cao cấp Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017 và các cuộc họp liên quan được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) từ ngày 18/2 - 3/3/2017, các cuộc họp tập trung thảo luận ba vấn đề chính: Cụ thể hóa các nội hàm, đề xuất các sáng kiến triển khai 4 ưu tiên của Năm APEC 2017 về thúc đẩy tăng trưởng bền vững, bao trùm và sáng tạo; Đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực sâu rộng; Nâng cao năng lực cạnh tranh, sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, siêu nhỏ trong kỷ nguyên số; Tăng cường an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Các cuộc họp tập trung thảo luận Kế hoạch triển khai các ưu tiên của 4 Ủy ban về thương mại và đầu tư, kinh tế, hợp tác kinh tế và kỹ thuật, ngân sách và quản lý và các hợp tác khác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và Định hướng các hoạt động Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương 2017.
Đại diện Việt Nam tại Hội nghị SCE, sáng 1/3. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Trước đó, chiều ngày 28/2. đại biểu của 21 nền kinh tế APEC đã tham dự cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về hợp tác kinh tế kỹ thuật. Ủy ban điều phối các quan chức cao cấp về hợp tác kinh tế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát việc thực hiện nhiệm vụ có hiệu quả của các nhóm làm việc và diễn đàn, tăng cường sự phối hợp giữa các diễn đàn, nhằm giải quyết tốt hơn các vấn đề liên ngành cũng như chỉ đạo công tác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương về hợp tác kinh tế kỹ thuật.
Phát biểu tại cuộc họp, Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết những hướng ưu tiên Việt Nam đã đề xuất gồm thúc đẩy tăng trưởng bền vững, sáng tạo và bao trùm. Cải cách cơ cấu và sáng tạo đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao năng suất. Phát triển nguồn nhân lực, giáo dục, học tập suốt đời và đặc biệt là đào tạo lại là cần thiết nhằm đảm bảo các tầng lớp xã hội có thể tham gia tích cực vào lực lượng lao động và hưởng lợi từ cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật. Trong đó, trọng tâm sẽ là xây dựng một cộng đồng bền vững, bao trùm, trong đó người dân và doanh nghiệp là trung tâm của sự phát triển.
Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại sự kiện. (Nguồn: BTKQG APEC 2017) |
Ưu tiên thứ hai là hội nhập kinh tế và kết nối khu vực. Việc Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện Mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương là rất quan trọng và cấp thiết, cần đề ra một tầm nhìn APEC sau năm 2020.
Ưu tiên thứ ba là khuyến khích sự năng động của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), lực lượng có vai trò then chốt trong việc thúc đẩy sự tăng trưởng của khu vực, hiện chiếm tới 97% tổng số doanh nghiệp của khu vực APEC.
Đại diện Nga tại cuộc họp Ủy ban chỉ đạo SOM về kinh tế kỹ thuật, ngày 1/3. (Ảnh: Nguyễn Hồng) |
Ưu tiên thứ tư, đảm bảo an ninh lương thực và nông nghiệp bền vững, đây cũng là mục tiêu thứ hai trong Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Việc chuyển giao và ứng dựng kỹ thuật là rất quan trọng đối với việc cải thiện năng suất trong sản xuất nông nghiệp, cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu. Các thành viên APEC cần phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm quản lý bền vững các nguồn lực, trong đó có nguồn nước, đồng thời tiếp tục theo đuổi các nỗ lực liên quan tới thị trường lương thực, phát triển bền vững và bao trùm các khu vực nông thôn.
Chủ tịch SOM APEC 2017, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, những ưu tiên trên sẽ chỉ đạo các hoạt động của APEC trong cả năm 2017. Những ưu tiên này phù hợp với những ưu tiên trung hạn mà Ủy ban điều phối các quan chức cao cấp về hợp tác kinh tế kỹ thuật đã đề ra cho giai đoạn 2015-2019, đặc biệt là phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích sự sáng tạo của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ sáng tạo, thúc đẩy tăng trưởng bao trùm, đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực và tăng cường cải cách cơ cấu.
Khai mạc Hội thảo Chính sách tài chính và bảo hiểm ứng phó với rủi ro thiên tai Hội thảo khai mạc sáng nay (21/2), bên lề Hội nghị Thứ trưởng Tài chính và Phó Thống đốc Ngân hàng Trung ương APEC 2017 ... |
Khai mạc cuộc họp SCCP tại Nha Trang Từ ngày 21 - 23/02, tại khách sạn Sheraton, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trong vai trò chủ nhà Năm APEC 2017, Tổng ... |