Nhỏ Bình thường Lớn

Huyện Vị Thủy: Tự tin 'cất cánh' sau hơn 24 năm thành lập

Từ lâu, Vị Thủy - vùng giáp ranh với đô thị trung tâm tỉnh là thành phố Vị Thanh, đã được đánh giá là huyện có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế. Đến hôm nay, sau gần 24 năm hình thành và phát triển (1999-2023), vùng đất này đang dần khẳng định và trở thành “điểm vàng” trên bản đồ thu hút đầu tư của tỉnh Hậu Giang nói riêng.

Tận dụng mọi cơ hội

“Quay ngược thời gian về gần 24 năm trước, lúc đó còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng “điểm sáng” nhất của Vị Thủy ở những ngày đầu sơ khai đó chính là tinh thần đoàn kết và ý chí quyết tâm của Đảng bộ và nhân dân huyện. Đó cũng là giá trị bền vững mà Vị Thủy luôn nỗ lực phát huy trong mọi giai đoạn phát triển về sau. Đến hôm nay địa phương tự tin phát triển khá toàn diện và vững chắc, hàng năm đều thực hiện hoàn thành, đạt và vượt chỉ tiêu KT-XH” - Ông Nguyễn Công Duy – Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy nói.

Cùng với quyết tâm phát huy những tiềm năng và bám sát các chính sách của tỉnh trong kêu gọi thu hút đầu tư, Vị Thủy đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực. Đặc biệt nơi đây lại có ưu điểm lớn, là huyện “cửa ngõ” phía đông bắc TP.Vị Thanh, sở hữu điều kiện giao thông khá thuận lợi, khi có các tuyến giao thông thủy, bộ quan trọng, đóng vai trò huyết mạch của tỉnh Hậu Giang chạy qua như: Quốc lộ 61C (đường nối Vị Thanh – Cần Thơ), Quốc lộ 61, kênh Xà No, kênh Nàng Mau, sông Cái Lớn…, rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế, thông thương với các địa phương khác của tỉnh.

Riêng trong năm 2022, địa phương đã triển khai thực hiện hiệu quả mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong 16 chỉ tiêu có 15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch, có 1 chỉ tiêu không đạt kế hoạch nhưng đạt so với chỉ tiêu tỉnh giao. Cơ cấu giá trị sản xuất của các ngành kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 53,56% (kế hoạch 56,22%); tỷ trọng giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 21,42% (kế hoạch 20,67%); tỷ trọng giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ chiếm 25,02% (kế hoạch 23,11%). Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt 572 tỷ đồng, bằng 115,96% dự toán tỉnh giao. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ tăng so với cùng kỳ. Hệ thống kết cấu hạ tầng KT-XH được đầu tư gắn với thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xây dựng thị trấn Nàng Mau đạt văn minh đô thị, trở thành trung tâm hành chính của huyện sạch đẹp và khang trang. Huyện cũng đã hoàn thành chỉ tiêu xây dựng NTM, hiện có 5/9 xã NTM (xã Vị Thanh, Vị Thủy, Vị Thắng, Vị Trung, Vĩnh Thuận Tây)...

Hướng tới sản xuất hàng hóa theo yêu của thị trường

Thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp nhằm hiện thực hóa các chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, hướng tới sản xuất hàng hóa theo yêu cầu của thị trường hiện nay. Có thế mạnh là sản xuất nông nghiệp với những vùng lúa chất lượng cao, giai đoạn tới, nhằm góp phần giảm chi phí, tăng giá trị và chất lượng sản phẩm, huyện sẽ chỉ đạo tập trung sản xuất lúa chất lượng cao, mời gọi nhiều doanh nghiệp tham gia liên kết sản xuất, xây dựng một số vùng nguyên liệu cho thương hiệu “Gạo sạch Vị Thủy”. Đồng thời, UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn và địa phương mạnh dạn thực hiện chuyển đổi những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng mang lại giá trị kinh tế cao (cây ăn trái, rau màu), hay kết hợp nuôi thủy sản.

Gạo sạch Vị Thủy - Hậu Giang
Gạo sạch Vị Thủy - Hậu Giang

Sau cây lúa, thế mạnh thứ hai của huyện là có trên 1.500ha thả nuôi thủy sản các loại. Ở đây còn có giống cá thác lác nổi tiếng của Nam Bộ. Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho hộ nuôi, trong thời gian qua UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn và địa phương tổ chức tư vấn cho hộ nuôi những đối tượng thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao.

Đồng hành cùng doanh nghiệp

Năm 2023 được xem là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm giai đoạn 2021-2025, Vị Thủy đặt mục tiêu tiếp tục phục hồi sản xuất kinh doanh; trong đó chú trọng vào tăng cường CCHC, xây dựng chính quyền điện tử, chuyển đổi số. Theo đó, ông Nguyễn Công Duy nói, huyện sẽ chỉ đạo các ngành rà soát lại mọi lĩnh vực để tiếp tục kêu gọi đầu tư, hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận nguồn lực về đất đai, vốn, lao động, đặc biệt là thu hút đầu tư cho lĩnh vực du lịch.

Tự hào mà nói, Vị Thủy đã và đang khai thác tối đa nội lực, huy động và thu hút làn sóng đầu tư, tận dụng mọi cơ hội tham gia sâu, rộng vào chuỗi giá trị toàn cầu để tiếp tục khẳng định vị thế và uy tín của mình trên tầm cao mới".

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang suy cử Trưởng ban Trị sự nhiệm kỳ mới

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang suy cử Trưởng ban Trị sự nhiệm kỳ mới

Ngày 26/4, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hậu Giang tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ X, nhiệm kỳ 2022-2027, trong đó ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Hậu Giang

Sáng ngày 16/7, tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác dự Hội nghị xúc tiến ...