Doanh thu giao dịch thương mại điện tử năm 2022 của Pháp giảm mạnh. (Nguồn: J&P) |
Liên đoàn quy hoạch đô thị và phát triển thương mại đặc biệt (Procos) công bố số liệu cho thấy doanh số bán hàng trực tuyến của các thương hiệu trong 9 tháng đầu năm nay đã giảm 15,8% so với cùng kỳ năm 2021.
Hàng loạt ngành hàng ghi nhận doanh thu sụt giảm gồm đồ dùng gia dụng (-3,6%), quần áo (-20,6%), mỹ phẩm và sức khỏe (-21,9%), văn hóa phẩm, đồ chơi và quà tặng (-32,3%)…
Tại Maisons du Monde, một thương hiệu phân phối đồ nội thất và trang trí hàng đầu của Pháp, doanh số bán hàng trực tuyến bình thường chiếm 29%, nhưng trong quý III vừa qua đã giảm 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống còn 79,6 triệu Euro.
Ngay cả những ông chủ chỉ bán hàng trên mạng Internet cũng chứng kiến sự sụt giảm của doanh thu. Với 8,8 triệu khách hàng, trang thương mại điện tử hàng đầu nước Pháp, Cdiscount, thông báo số lượt truy cập vào trang web của họ giảm 7,7% trong quý III/2022 so với cùng kỳ 2021, số lượng đơn đặt hàng cũng giảm từ 6,4 triệu xuống còn 5,3 triệu, và số lượng sản phẩm bán ra, giảm từ 11 triệu xuống còn 8,7 triệu. Trong khi đó, chỉ duy nhất thị trường giày dép tiếp tục tăng trưởng, với mức tăng 7,2%.
Theo giới thương mại điện tử Pháp, có nhiều lý do để giải thích hiện tượng này. Bà Florence Lemetais, Giám đốc khách hàng, tiếp thị và phát triển thương mại của tập đoàn Fnac - Darty cho biết, sở dĩ nhu cầu khách hàng có phần chững lại là do trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19, nhiều người Pháp đã tích trữ một số dòng sản phẩm nhất định, nên bây giờ họ chưa có nhu cầu mua mới. Trên thực tế chỉ có thị trường máy tính đang phát triển rất tốt.
Bên cạnh đó, hình thức mua hàng đa kênh cũng là một lý do. Như nhiều thương hiệu khác, hiệu suất bán hàng tại các cửa hàng Fnac và Darty trong quý III đã bù đắp phần nào cho việc củng cố hoạt động giao dịch điện tử, theo đại diện công ty. Hơn 47% doanh số bán hàng trên Internet trong quý là kết quả của quá trình mua hàng đa kênh.
Lý do thứ ba là sự trở lại của thói quen truyền thống "trăm nghe không bằng một thấy". Sau thời gian buộc phải mua hàng trên mạng do giãn cách xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều người Pháp đã quay trở lại với thói quen đi mua sắm trong các cửa hàng.
Từ nay đến cuối năm sẽ là thời điểm quan trọng với thương mại điện tử, với đợt khuyến mãi lớn Black Friday vào khoảng ngày 25/11, thời điểm phần lớn người Pháp mua sắm quà Giáng sinh. Tuy nhiên, giới chuyên gia vẫn tỏ ra lo ngại về sự kiện năm nay trong bối cản giá cả leo thang và sức mua khủng hoảng trầm trọng.
Theo một nghiên cứu của các nền tảng giao hàng cho thương mại điện tử, ShipStation và Packlink, người tiêu dùng Pháp có kế hoạch giảm 11,5% chi tiêu không thiết yếu cho Giáng sinh và dịp Black Friday sắp tới. Các mặt hàng bị bỏ qua nhiều nhất sẽ là quần áo (29%), đồ nội thất gia đình (24,5%) và đồ chơi (21%).
| Nhật Bản tổ chức lễ duyệt hạm đội quốc tế đầu tiên sau 20 năm, thêm dấu hiệu 'tan băng' trong quan hệ với Hàn Quốc Lực lượng phòng vệ trên biển Nhật Bản (MSDF) ngày 6/11 đã tổ chức lễ duyệt hạm đội quốc tế tại Vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa. ... |
| Việt Nam tham gia thảo luận về gìn giữ hòa bình tại Ủy ban chính trị đặc biệt và phi thực dân hóa của Đại hội đồng LHQ Ngày 1/11, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc (LHQ) đã tham gia thảo luận tại đề mục ... |
| Mạng lưới máy tính quốc hội hai nước láng giềng Ukraine bị đánh sập Ngày 27/10, mạng lưới máy tính Quốc hội Slovakia và Ba Lan đã bị tin tặc tấn công. Phía Ba Lan nghi ngờ có liên ... |
| Thủ tướng phê duyệt biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức Tổng biên chế công chức của các Cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2022-2026 là 1.068 biên chế. |
| Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tiếp Cố vấn đặc biệt Bộ trưởng Bộ Kinh tế, công nghiệp và thương mại Nhật Bản Ngày 19/10, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã tiếp ông Watanabe Tetsuya, Cố vấn đặc ... |