Grammar of Design thể hiện rõ ràng trên từng bộ kim và cọc số. |
Triết lý Grammar of Design giúp King Seiko vượt mặt Thụy Sỹ
Trước khi đi sâu vào lịch sử phát triển của đồng hồ King Seiko, bạn nên biết đến thuật ngữ “Grammar of Design”. Đây là một loạt các quy tắc trong chế tác đồng hồ do Taro Tanaka, người chịu trách nhiệm thiết kế sản phẩm của Seiko đưa ra.
Bối cảnh Nhật Bản năm 1950, Seiko đã cực kỳ thành công trong nước với con bài mở đường đầu tiên Laurel năm 1913. Tuy nhiên tại thị trường nước ngoài lại không thể hiện điều đó, Seiko luôn bị đánh giá thấp bởi thiết kế quá bình thường, kém nổi bật trước đối thủ Thụy Sỹ.
Thời điểm đó, Seiko không có bộ phận thiết kế riêng cho sản phẩm. Đến năm 1956, ông Taro Tanaka (sinh viên mới ra trường) được tuyển dụng vào vị trí đó và đã thay đổi cả một thương hiệu sau này.
Ông đã ra góc nhìn và nhận định làm thế nào để một chiếc đồng hồ King Seiko và Grand Seiko nổi bật trên quầy trưng bày với Thụy Sỹ. Taro Tanaka lấy cảm hứng một phần từ nghệ thuật cắt đá quý, đặt nó vào sâu trong thiết kế của hãng.
Ông gọi đó là Grammar of Design với 4 nguyên tắc cơ bản. Đầu tiên là tất cả bề mặt dây, vỏ, kim, cọc phải được cắt phẳng và hoàn hảo về mặt hình học để phản chiếu ánh sáng tốt nhất. Thứ hai, vành bezel phải là các đường cong hai chiều đơn giản. Thứ ba là không có bất cứ sai sót về mặt thị giác trên đồng hồ, tất cả phải đều hoàn thiện như một tấm gương. Cuối cùng là mỗi thiết kế khung vỏ phải độc nhất, không còn sự chung chung đơn giản.
Chính triết lý thiết kế này đã tạo nên sự đơn giản thanh lịch cho cả một thương hiệu. Đưa Grand Seiko, King Seiko đến gần hơn với người dùng toàn thế giới. Tái định nghĩa về một chiếc đồng hồ sang trọng, đẳng cấp.
Xem thiết kế mới nhất của: King Seiko
Sứ mệnh vươn tầm thế giới cùng Grand Seiko
King Seiko từng được biết đến như một dòng đồng hồ xa xỉ, cạnh tranh trực tiếp với Grand Seiko vào năm 1960. Cả hai phát triển dựa trên nguyên tắc bình đẳng, lành mạnh nhằm thúc đẩy sự sáng tạo, đổi mới để vươn tầm thế giới.
Seiko sở hữu hai nhà máy sản xuất Dani Seikosha (Grand Seiko) và Suwa Seikosha (King Seiko). Cả hai đều hoạt động với mục tiêu, định hướng khác nhau. Grand Seiko hướng đến hình mẫu tiêu biểu cho ngành chế tác đồng hồ cao cấp của Seiko. Trong khi đó, King Seiko được tạo ra với mục đích cung cấp những chiếc đồng hồ chất lượng cao cho nhiều đối tượng hơn.
Grand Seiko và King Seiko đều sở hữu nét tương đồng nhưng vẫn có chất riêng. |
Chính vì thế mà King Seiko sở hữu nhiều đường nét thiết kế rất riêng so với Grand Seiko nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhau trong phân khúc giá. Cả hai đều được coi như những bộ sưu tập chất lượng cao với ứng dụng kỹ thuật bậc nhất của Seiko thời điểm đó. Ví dụ như kỹ thuật hoàn thiện thủ công Zaratsu cao cấp, chỉ thấy trên Grand Seiko.
Thay đổi chiến lược bởi cuộc khủng hoảng thạch anh
Thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng thạch anh từ năm 1970 - 1980, toàn ngành đồng hồ chịu ảnh hưởng lớn. Thụy Sỹ là nơi thấy rõ sự sụt giảm về mặt số lượng, quy mô sản xuất rõ nhất khi số lượng thợ làm đồng hồ Thụy Sĩ đã giảm từ 1.600 xuống còn 600, việc làm trong ngành đã giảm từ 90.000 xuống còn 28.000.
Trước tình hình đó, Nhật Bản bắt buộc phải thay đổi cơ cấu, quy mô sản xuất để “chiều” theo thời cuộc. Cắt giảm sản lượng đồng hồ cơ và thay bằng những thiết kế mới - bộ máy quartz.
Nguyên nhân chính dẫn đến việc King Seiko và Grand Seiko mất trên bản đồ ngành đồng hồ bấy giờ. Tuy nhiên hãng đã lựa chọn Grand Seiko để “hồi sinh” vào năm 1988. Hiện tại là một trong những thương hiệu đồng hồ xa xỉ bậc nhất nhờ cấu trúc mặt số đẹp mắt, bộ máy Spring Drive chính xác cao.
King Seiko SPB287J1 màu đỏ hiệu ứng Sunburst độc đáo. |
King Seiko chỉ mới chính thức trở lại vào năm 2022 nhưng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng. Cụ thể với hơn 200.000 lượt tìm kiếm trên toàn thế giới, cho thấy sức nóng mà thương hiệu này mang lại.
Mang phong cách thiết kế cổ điển thập niên 60 - 70, kết hợp bộ máy cơ hiện đại, hiệu suất cao cùng nhiều màu sắc độc đáo đến từ nhiều nguồn cảm hứng trong và ngoài Nhật Bản.
Biểu tượng của vẻ đẹp xa xỉ, đẳng cấp Nhật Bản
King Seiko mới vẫn theo đuổi triết lý thiết kế của Seiko năm đó, với khung vỏ sắc nét, vấu góc cạnh đánh bóng, bộ kim cọc bóng loáng như một tấm gương phản chiếu trung thật. Mặt kính sapphire dạng hộp nhô cao nhưng không tạo cảm giác quá khổ. Đi kèm là Logo lá chắn - Tấm huân chương của giới sưu tầm tại nắp đáy, núm vặn.
Mỗi phiên bản đều lấp lánh sang trọng như một viên ngọc quý. Hiện đang có 5 sản phẩm tại Đồng Hồ Hải Triều: SPB457J1 (Ivy League), SPB279J1 (Tokyo hiện đại), SPB287J1 (Red Garyu-Bai), SPB389J1 (Indigo Denim) và SJE109J1 (Metropolis Silver).
Bộ sưu tập King Seiko đang có tại Đồng Hồ Hải Triều. |
Phong cách Ivy League tại Hoa Kỳ năm 1960 với màu xanh sơ mi Oxford đặc biệt trên cổ tay. Red Garyu-Bai là màu đỏ biểu tượng của khu vườn mận đỏ, nơi khai sinh thương hiệu King Seiko. Hay SJE109J1 Metropolis Silver đại diện cho thành phố đô thị Tokyo năng động.
Sử dụng bộ máy Series 6 hiếm gặp trên những sản phẩm của Seiko. Cung cấp thời gian trữ cót từ 45 - 72 giờ, hỗ trợ kháng từ 4.800 a/m đảm bảo chính xác theo thời gian.
Chứng nhận Official Authorized Salon Watch Store of Seiko's Watch. |
Tất cả đều đang được trưng bày tại Seiko Watch Salon 156A Trần Quang Khải, P. Tân Định, Quận 1, TPHCM - Showroom Premium Watch Đồng Hồ Hải Triều. Khách hàng sẽ nhận được bảo hành 3 năm của hãng Seiko, 2 năm bảo hành tại cửa hàng Hải Triều.
Đồng Hồ Hải Triều - Đại lý King Seiko chính hãng ủy quyền tại Việt Nam
Địa chỉ 28 cửa hàng: https://donghohaitrieu.com
Hotline: 1900.6777.