Mẫu hóa thạch cá được cho là cơ thể người có thể có nguồn gốc tiến hóa từ các loài cá cổ đại hàng trăm triệu năm trước. (Nguồn: Phys) |
Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây là những vật chứng cung cấp những thông tin rất giá trị về quá trình tiến hóa của loài người.
Những mẫu hóa thạch loài cá cổ đại được phát hiện tại Quý Châu (miền Nam) và Trùng Khánh (miền Tây Nam) từ năm 2019.
Theo các nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Cổ sinh vật và người tiền sử (IVPP) thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, những mẫu hóa thạch này cung cấp những thông tin quan trọng cho thấy cấu trúc cơ thể người có thể có nguồn gốc tiến hóa từ các loài cá cổ đại hàng trăm triệu năm trước.
Qua đó bổ sung những kiến thức quan trọng còn chưa được biết đến về quá trình tiến hóa từ cá đến người.
Các phát hiện mới được công bố trên tạp chí khoa học Nature ngày 29/9 với những nội phân tích cung cấp bằng chứng rõ ràng nhất về quá trình tiến hóa.
Cụ thể, mẫu hóa thành tìm thấy tại Trùng Khánh gồm hóa thạch cá gai với lớp vỏ bọc cứng nhiều gai quanh vây. Loài cá này được coi là tổ tiên của các sinh vật có quai hàm và xương sống, trong đó có con người.
Năm 2013, các nhà khoa học cũng thông báo phát hiện hóa thạch cá có niên đại 419 triệu năm tại Trung Quốc giúp lật ngược giả thuyết trước đó rằng những động vật có khung nhiều xương thời hiện đại đều tiến hóa từ một sinh vật giống như cá mập với phần khung xương làm từ sụn.
Loài sinh vật mới được phát hiện, có tên là Fanjingshania, còn tồn tại trước loài cá trên khoảng 15 triệu năm.
Theo Zhu Min, tác giả chính của nghiên cứu, đây là loài cá có xương quai hàm cổ đại nhất từng được đưa ra giải phẫu.
Các dữ liệu mới cũng cung cấp nhiều thông tin cần thiết về các bước tiến hóa dẫn đến sự hình thành những đặc điểm thích nghi của động vật có xương sống như hàm nhai, hệ thống cảm nhận và các cặp chi.
Các hóa thạch tìm thấy ở Trùng Khánh cũng là những mẫu vật duy nhất có niên đại 440 triệu năm còn nguyên vẹn bộ khung từ đầu tới đuôi, cung cấp những thông tin quý báu về quãng thời gian được coi là buổi sơ khai của loài cá.
John Long, từ Đại học Flinders, Australia, đánh giá đây là những phát hiện thú vị, cung cấp những kiến thức mang tính bước ngoặt, thậm chí có thể viết lại hầu hết những hiểu biết về lịch sử sơ khai trong quá trình tiến hóa của các động vật có hàm nhai.
| Trung Quốc phát hiện hóa thạch loài vượn lâu đời nhất cách đây 7-8 triệu năm Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc vừa phát hiện hóa thạch của 1 con khỉ mũi hẹp nhỏ có niên đại từ 7-8 ... |
| Argentina phát hiện hóa thạch loài khủng long ăn thịt 90 triệu năm trước Argentina vừa phát hiện hóa thạch của 1 loài mới thuộc họ khủng long ăn thịt Abelisaurid tại một địa điểm khảo cổ gần thành ... |
| Trung Quốc phát hiện nhiều hóa thạch thuộc hệ động vật từ 8 triệu năm trước Khu vực phát hiện hóa thạch hệ động vật Hipparion có giá trị nghiên cứu khoa học cao và sẽ được khai quật trong tương ... |
| Anh: Đặt tên cho hóa thạch sinh vật 560 triệu năm tuổi Hóa thạch của một sinh vật 560 triệu năm tuổi mà các nhà nghiên cứu tin là của loài động vật ăn thịt đầu tiên, ... |
| Trung Quốc làm sáng tỏ về hóa thạch khủng long kỷ Phấn trắng Các chuyên gia ở tỉnh Giang Tây (miền Đông Trung Quốc) hoàn tất việc quy tập lượng hóa thạch khủng long nặng 8 tấn được ... |