Saudi Arabia và Iraq lên tiếng ủng hộ đề xuất của OPEC+ nhằm gia hạn thỏa thuận hạn chế sản lượng dầu mỏ. |
Trước đó, ngày 2/7, OPEC+ đã không đạt được thỏa thuận về hạn ngạch khai thác bắt đầu từ tháng Tám tới.
Theo các nhà phân tích thuộc ngân hàng Deutsche Bank, trở ngại trong các cuộc thảo luận của OPEC+ là "do Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đưa ra phản đối vào phút chót đối với thỏa thuận mà Nga và Saudi Arabia đạt được trước đó".
Ngày 4/7, UAE đã chỉ trích thỏa thuận sản lượng dầu mỏ hiện nay của OPEC+ là "không công bằng", nhấn mạnh rằng, nước này sẵn sàng gia hạn thỏa thuận chỉ khi hạn ngạch khai thác dầu của họ được cân nhắc lại.
Việc UAE thúc đẩy nâng đường cơ sở để tính toán cắt giảm sản lượng của nước này được cho là đã khiến cuộc họp tuần qua của OPEC+ không thể đạt được thỏa thuận. Đường cơ sở cao hơn đồng nghĩa mức cắt giảm sản lượng thực tế thấp hơn.
Kênh truyền hình Asharq dẫn lời Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, cũng là Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, ngày 4/7 cho rằng, thỏa thuận về sản lượng dầu mỏ toàn cầu của OPEC+, sẽ chấm dứt vào tháng 4/2022 theo kế hoạch, cần được tiếp tục gia hạn. Ông phản đối lập trường của UAE đối với thỏa thuận của OPEC+, đồng thời kêu gọi "sự thỏa hiệp và thu xếp hợp lý” để đạt được một thỏa thuận khi tổ chức này nhóm họp vào ngày 5/7.
Bình luận về đề nghị trước đó cùng ngày của UAE về việc trì hoãn quyết định của OPEC+ liên quan tới kế hoạch gia hạn thỏa thuận trên, ông Abdulaziz nhấn mạnh, không một quốc gia nào có thể sử dụng cơ sở một tháng làm tham chiếu sản lượng tiêu chuẩn.
Cũng theo Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, OPEC+ nên tăng sản lượng dầu mỏ để giải quyết tình trạng nguồn cung suy giảm, dự kiến sẽ xảy ra trong mùa Hè năm nay.
Cùng ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Ihsan Abdul Jabbar bày tỏ ủng hộ đề xuất của OPEC+ nhằm gia hạn một thỏa thuận hạn chế sản lượng dầu cho đến tháng 12/2022, qua đó kỳ vọng giá dầu sẽ giữ ở mức 70 USD/thùng hoặc cao hơn cho tới thời điểm đó.
Iraq cũng nhất trí với đề xuất nới lỏng những hạn chế đó, bằng cách cho phép OPEC+ tăng sản lượng thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 8/2021.
| Vẫn mâu thuẫn cũ, OPEC+ lại 'đổ bể' thỏa thuận về hạn ngạch khai thác dầu Ngày 2/7, Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các quốc gia sản xuất dầu liên minh, còn gọi là OPEC+, đã ... |
| Ấn Độ đề nghị OPEC giải quyết về việc định giá dầu thô bất thường TGVN. Mới đây, Ấn Độ - nhà nhập khẩu dầu lớn thứ 3 thế giới đã đánh giá tác động về sự gián đoạn chuỗi ... |