Tại Hội nghị một loạt các giải pháp được đưa ra, trong đó có các kế hoạch gấp rút thiết lập liên minh đầu tiên của Thái Lan nhằm phát triển các giải pháp đổi mới, công nghệ hướng đến mục tiêu phát thải bằng không. Đây là nền tảng để tìm kiếm và tận dụng các nguồn kiến thức thực tiễn và công nghệ từ các đối tác quốc tế và hoạt động này dự kiến sẽ được triển khai vào cuối năm nay.
Bên cạnh đó, các tổ chức tư nhân cũng tuyên bố chủ động mở rộng mạng lưới vì một nền kinh tế xanh trong toàn bộ chuỗi giá trị. 10 sáng kiến về hợp tác hình thành cộng đồng carbon thấp sẽ được đưa ra thảo luận với chính phủ.
Có thể kể đến một số ví dụ như xây dựng các cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sử dụng năng lượng sạch và năng lượng tái tạo, hỗ trợ tài chính xanh, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, thúc đẩy thói quen phân loại chất thải và thiết kế bền vững.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của tập đoàn SCG chia sẻ tại Hội nghị. (Nguồn: SCG) |
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Giám đốc Điều hành của tập đoàn SCG chia sẻ, Hội nghị chuyên đề ESG năm nay với chủ đề Hướng đến mục tiêu ESG và Phát triển Bền vững (Achieving ESG and Growing Sustainability) là bước tiến nhảy vọt, kế thừa từ thành công của Hội nghị Chuyên đề Phát triển bền vững (SD Symposium) SCG đã tổ chức thường niên xuyên suốt 11 năm qua. SCG đang tìm cách mở rộng hợp tác theo các tiêu chuẩn ESG vì đây là lộ trình duy nhất để giảm bớt các khủng hoảng liên tiếp đang lần lượt xảy đến với chúng ta
Trước đây, sự kiện đã góp phần thúc đẩy nhiều hợp tác toàn cầu để giải quyết các vấn đề địa phương, tạo ra nhiều thay đổi tích cực và đưa ra các giải pháp hữu hình. Một minh chứng điển hình là lộ trình phát thải khí nhà kính ròng bằng không giữa các ngành công nghiệp xi măng và bê tông ở Thái Lan cùng Hiệp hội Xi măng và Bê tông Toàn cầu (Global Cement and Concrete Association - GCCA) đã được triển khai khá thành công.
Dự án này định hướng cho nền công nghiệp xi măng của Thái Lan theo mục tiêu Phát thải Khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2050, phù hợp với các cột mốc quan trọng toàn cầu. Ngoài ra, kế hoạch này cũng dự kiến sẽ được trình bày tại Hội nghị COP27 diễn ra vào tháng 11 tại Ai Cập.
Một ví dụ khác hợp tác bền vững để xử lý vấn đề rác thải nhựa đại dương với Liên minh chấm dứt rác thải nhựa (Alliance to End Plastic Waste - AEPW), một tổ chức phi lợi nhuận nổi tiếng thế giới bao gồm các công ty trong chuỗi giá trị ngành nhựa, từ các nhà sản xuất, nhà cung cấp và người tiêu dùng đến những cơ quan quản lý rác thải nhựa.
Theo ông Roongrote Rangsiyopash, với nhận thức và hành động tại các hộ gia đình, cộng đồng, cấp địa phương và sự hợp tác toàn cầu trong thời gian vừa qua, chúng ta vẫn chưa bắt kịp với các cuộc khủng hoảng thế giới đang gia tăng theo cấp số nhân và tiến gần hơn đến con người. Điều này sẽ dẫn đến các tình trạng khí hậu biến đổi khó lường, hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt, thiếu hụt tài nguyên, khủng hoảng lương thực và khan hiếm năng lượng trên toàn thế giới.
"Vấn đề trở nên trầm trọng hơn khi các làn sóng mới của dịch Covid-19 xảy đến, các bệnh truyền nhiễm mới nổi cũng như lạm phát và nghèo đói, làm gia tăng khoảng cách và sự bất bình đẳng trong xã hội. Hiện nay, nhiệt độ Trái đất đã tăng 1,1°C và nếu không hợp tác ngay lập tức để tìm ra các giải pháp, nếu Trái đất nóng lên trên ngưỡng 1,5°C, nhân loại sẽ không thể tồn tại được với những tiêu chuẩn như hiện tại.
Do đó, đây là nhiệm vụ bức thiết của tất cả mọi người và cần có hành động và sự tham gia của tất cả các khu vực. Chúng ta có thể bắt đầu thay đổi ngay từ những hành động đơn giản, trước khi mở rộng sang các quan hệ hợp tác nhằm mục đích sửa đổi nhanh chóng.
Do đó, Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 đang nỗ lực tăng tốc để thúc đẩy hợp tác, và cùng nhau vượt qua các cuộc khủng hoảng trên thế giới. Điều này bao gồm tất cả các khía cạnh của môi trường, xã hội và quản trị, làm nền tảng cho mọi hoạt động”, ông Roongrote cho biết thêm.
Ông Thammasak Sethaudom, Phó Chủ tịch Điều hành kiêm Đồng Chủ tịch, Ủy ban Phát triển Bền vững của SCG giải thích các kết quả của các phiên thảo luận tại Hội nghị chuyên đề ESG 2022. Hai kết luận hợp tác cuối cùng khả thi và có thể mở rộng, điều này sẽ thúc đẩy Thái Lan hướng tới mức phát thải khí nhà kính ròng bằng không vào năm 2065.
Một là, Thành lập liên minh thúc đẩy phát triển công nghệ và đổi mới hướng đến phát thải ròng bằng không: Liên minh công nghiệp và học thuật đầu tiên của Thái Lan có sứ mệnh thúc đẩy hợp tác giữa các tổ chức công - tư cả phạm vi trong nước và quốc tế, bao gồm các chuyên gia cùng các giám đốc điều hành đến từ các ngành và lĩnh vực đa dạng khác nhau như năng lượng, xuất nhập khẩu, điện lực, hóa dầu, xây dựng và hàng hóa tiêu dùng.
Ông Peter Bakker, Chủ tịch & Giám đốc điều hành Hội đồng Doanh nghiệp vì sự Phát triển Bền vững Thế giới (WBCSD) trình bày về chủ đề “ESG trong bối cảnh toàn cầu”. (Nguồn: SCG) |
Đây cũng chính là cơ sở để kết hợp nguồn tri thức từ nhiều tổ chức như Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Hiệp hội Bê tông và Xi măng Toàn cầu (GCCA), Bộ Năng lượng, Liên đoàn Các ngành công nghiệp Thái Lan (FTI), Văn phòng Quy hoạch và Chính sách Tài nguyên Môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng Văn phòng Hội đồng Chính sách Đổi mới và Nghiên cứu Khoa học Giáo dục Đại học Quốc gia – với cương vị là người điều hành chính của Liên minh.
Mục tiêu của Liên minh là thiết lập lộ trình nhanh chóng, cụ thể nhằm tạo ra những cải tiến tốt nhất, hướng tới việc giảm lượng khí thải carbon đang được sử dụng ở Thái Lan. Dự kiến vào cuối năm nay, một số công nghệ sẽ đưa vào sử dụng như công nghệ Thu giữ, Sử dụng và Lưu trữ Carbon (CCUS), chuyển đổi nhiên liệu, điện khí hóa và nền kinh tế hydro…
Hai là, Kết nối và hợp nhất các mạng lưới liên quan để tăng cường hợp tác, hướng tới việc xây dựng thành công một cộng đồng tiêu thụ carbon thấp với 60 tổ chức tư nhân. Điều này được thực hiện dựa trên nền tảng phát triển lĩnh vực năng lượng thay thế, ứng dụng nền kinh tế tuần hoàn nhằm đẩy mạnh việc sử dụng tối ưu nguồn tài nguyên và tiêu dùng bền vững. Điển hình là 23 tổ chức về Kinh tế Tuần hoàn trong ngành xây dựng (CECI) và Đối tác công tư về quản lý chất thải và nhựa bền vững (PPP Plastics) - đã phối hợp thí điểm quản lý chất thải nhựa bằng quy trình tái chế.
Liên doanh này được thúc đẩy bởi Liên đoàn Công nghiệp Thái Lan (FTI), Hội đồng Doanh nghiệp Thái Lan về Phát triển Bền vững (TBCSD) và hơn 30 tổ chức chuyên môn. Cùng với đó, 10 sáng kiến về sự hợp tác hình thành một cộng đồng carbon thấp sẽ được đưa ra thảo luận với chính phủ.
Hoạt động trên sẽ liên quan đến các vấn đề như cơ sở hạ tầng tạo điều kiện sử dụng năng lượng sạch và tái tạo, hỗ trợ tài chính xanh, hệ thống quản lý chất thải hiệu quả, thúc đẩy thói quen phân loại chất thải của các hộ gia đình, cung cấp giải pháp và hỗ trợ công nghệ.
Ngoài ra, Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 nhấn mạnh sự cần thiết của việc giảm bất bình đẳng xã hội. Điều này được thể hiện bằng việc khuyến khích phụ nữ và thế hệ trẻ đóng vai trò chung trong việc thúc đẩy nền kinh tế và giải quyết khủng hoảng. Vì phụ nữ có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc và đảm bảo kinh tế cho gia đình, do đó, phụ nữ cũng được xem là động lực kinh tế thiết yếu cho cả cộng đồng và quốc gia.
Cũng tại sự kiện, đã diễn ra buổi chia sẻ nhằm truyền cảm hứng cho phụ nữ đồng thời nêu cao tiềm năng của họ trong tổ chức. Đây là cơ hội để chuẩn bị cho phụ nữ kiến thức và kỹ năng, trang bị cho họ những công cụ để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống thông qua các nguồn thu nhập, nghề nghiệp ổn định và khả năng tự cung tự cấp, phục vụ bản thân. Quan điểm này cũng thống nhất với các mục tiêu hướng tới thúc đẩy trao quyền kinh tế cho phụ nữ của APEC 2022 tại Thái Lan.
Sự kiện còn nhấn mạnh về tiềm năng của thế hệ trẻ và vai trò của các bạn trong việc thúc đẩy ESG. Các bạn trẻ có thể đóng góp các ý tưởng và những kỹ năng đa dạng để thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng và nâng cao chất lượng cuộc sống cho các nhóm yếu thế của ASEAN.
Câu chuyện về nhóm các bạn trẻ đến từ Indonesia, những người đã nghiên cứu và phát triển các tấm pin năng lượng mặt trời cho những hộ đình có thu nhập thấp; dự án phát triển chương trình dịch thuật ngôn ngữ ký hiệu để thuận tiện hơn cho hoạt động giao tiếp của người khuyết tật từ các bạn trẻ Thái Lan… là những minh chứng rõ nét cho nhận định trên.
Các diễn giả tham dự và phát biểu tại Hội nghị Chuyên đề ESG 2022. (Nguồn: SCG) |
“Giải quyết khủng hoảng nên được xem là vấn đề quan trọng ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của mọi cá nhân và tổ chức trên mọi lĩnh vực. Chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ và hợp tác để cùng chung tay tạo ra những kết quả cụ thể. Tôi thực sự tin tưởng rằng các kết quả từ Hội nghị Chuyên đề ESG 2022 là thiết thực và có thể thuận lợi mở rộng theo kế hoạch đã đề ra.
SCG cam kết sẽ nỗ lực phối hợp triển khai với tất cả các bên liên quan và theo dõi sát sao tiến độ thực hiện. Chúng tôi tin rằng kết quả cho mọi hoạt động liên quan chỉ có thể đạt được khi những sáng kiến đưa ra phải mang lại lợi ích chung cho tất cả các thành tố của chuỗi giá trị.
Điều này sẽ góp phần xây dựng nền kinh tế Xanh, phù hợp với khái niệm BCG (Bioeconomy - Kinh tế Sinh học, Circular economy - Kinh tế Tuần hoàn, Green economy - Kinh tế Xanh) nhằm mang lại một thế giới bền vững cho các thế hệ mai sau”, ông Roongrote kết luận.
| SCG đồng hành cùng Việt Nam phát triển kinh tế tuần hoàn SCG luôn nỗ lực phát triển các sản phẩm, dịch vụ và giải pháp sáng tạo nhằm hướng đến mục tiêu Phát thải ròng bằng ... |
| SCG được vinh danh Top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam Lần đầu tiên SCG được vinh danh trong top 50 doanh nghiệp FDI tiêu biểu tại Việt Nam năm 2021-2022 tại Lễ trao giải Rồng ... |