SCO kết nạp thành viên thứ 9

Nguyễn Hoàng
Theo báo Tehran Times ngày 17/9, Iran đã chính thức được công nhận là thành viên đầy đủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Ngày 17/9, Iran đã chính thức được công nhận là thành viên đầy đủ của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), trở thành thành viên thứ 9 của nhóm này. (Nguồn: ParsToday)
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 các nhà lãnh đạo SCO thông qua việc kết nạp Iran là thành viên đầy đủ của tổ chức từ ngày 17/9. (Nguồn: ParsToday)

Quyết định kết nạp Iran là thành viên chính thức đã được tuyên bố trong hội nghị thượng đỉnh lần thứ 21 các nhà lãnh đạo SCO tổ chức tại Dushanbe, Tajikistan.

Trước đó, Iran là thành viên quan sát của tổ chức này.

SCO ra đời vào năm 2001 với 6 thành viên sáng lập gồm Kazakhstan, Kyrgyzstan, Trung Quốc, Nga, Uzbekistan và Tajikistan. Sau khi Ấn Độ và Pakistan gia nhập vào năm 2017, đến nay Iran trở thành thành viên thứ 9 của SCO. Hiện Afghanistan, Belarus và Mông Cổ là các quốc gia thành viên quan sát của SCO.

Tham dự hội nghị các lãnh đạo SCO lần thứ 21 có Tổng thống Iran Ebrahim Raisi cùng những người đồng cấp Tajikistan, Kyrgyzstan, Kazakhstan, Belarus, Pakistan, Turkmenistan và Uzbekistan.

Các lãnh đạo Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Mông Cổ tham gia phát biểu trực tuyến tại sự kiện này.

Thành công của Tehran trong việc gia nhập SCO được nhìn nhận là một cột mốc quan trọng trong chính sách đối ngoại của nước này.

Kể từ năm 2005, Iran đã tìm cách thay đổi “tư cách quan sát viên” thành tư cách thành viên đầy đủ của SCO nhưng luôn gặp trở ngại. Một số khác biệt với Tajikistan - dù hai bên có nhiều điểm tương đồng về văn hóa - đã khiến Iran không thể tham gia đầy đủ vào tổ chức này.

Tuy nhiên, với việc Tổng thống Ayatollah Raisi lên nắm quyền ở Tehran, những khác biệt này sắp chấm dứt. Không phải ngẫu nhiên mà chính quốc gia ngăn cản tư cách thành viên của Iran hiện đang tổ chức Hội nghị thượng đỉnh SCO và chào đón Tehran gia nhập tổ chức này.

Ngoài những lợi ích kinh tế từ việc trở thành thành viên chính thức SCO, việc Tehran gia nhập tổ chức này sẽ là một dấu hiệu khác cho thấy sự thay đổi của chính quyền Ayatollah Raisi trên nền tảng đối ngoại cân bằng của Iran.

Rõ ràng, chính phủ Raisi thể hiện họ muốn thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với một số cường quốc mới nổi ở phương Đông, bao gồm cả Nga và Trung Quốc. Việc giành được tư cách thành viên đầy đủ tại SCO có thể là một bước tiến quan trọng theo hướng này.

Tư cách thành viên của SCO cũng sẽ cải thiện vị thế địa chính trị của Iran trong khu vực.

Sau khi trở thành thành viên SCO, Iran sẽ có quyền phủ quyết để ngăn chặn bất kỳ tư cách thành viên mới nào. Điều này có nghĩa là các quốc gia khác, chẳng hạn như Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) vẫn đối đầu với Tehran, sẽ phải tìm kiếm sự đồng ý của Iran trước khi gia nhập SCO.

Tại thời điểm này, các quốc gia đó chưa cân nhắc tham gia SCO với tư cách thành viên chính thức do mối quan hệ đối tác an ninh mạnh mẽ của họ với phương Tây, đặc biệt là Mỹ.

Thượng đỉnh SCO và CSTO: Tầm nhìn riêng, quan tâm chung

Thượng đỉnh SCO và CSTO: Tầm nhìn riêng, quan tâm chung

Thượng đỉnh SCO và CSTO thể hiện tầm nhìn riêng của Trung Quốc và Nga, song chia sẻ quan tâm chung về nhiều vấn đề ...

Tình hình Afghanistan: Khi cam kết của SCO chỉ là lời hứa suông

Tình hình Afghanistan: Khi cam kết của SCO chỉ là lời hứa suông

Báo The Indian Express ngày 14/9 đăng bài viết của chuyên gia chính trị quốc tế C. Raja Mohan nhận định về vai trò của ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong kỷ nguyên mới

Bảo tồn và phát huy Dân ca Quan họ Bắc Ninh trong kỷ nguyên mới

Ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Giá cà phê hôm nay 29/11/2024: Giá cà phê trong nước 'tăng không tưởng', tiến trở lại đỉnh lịch sử, sao vẫn tiếp tục tăng?

Giá cà phê hôm nay 29/11/2024: Giá cà phê trong nước 'tăng không tưởng', tiến trở lại đỉnh lịch sử, sao vẫn tiếp tục tăng?

Giá cà phê hôm nay 29/11/2024: Giá cà phê trong nước 'tăng không tưởng', tiến trở lại mức đỉnh lịch sử, sao vẫn tiếp tục tăng?
Bài tarot hôm nay 30/11: Người ấy đang có ý tiến tới hay chia tay với bạn?

Bài tarot hôm nay 30/11: Người ấy đang có ý tiến tới hay chia tay với bạn?

Liệu người ấy đang có ý định tiến xa hơn hay muốn rời xa bạn? Hãy rút ngay một lá bài tarot để tìm lời giải mã nhé!
HLV Ruben Amorim xúc động và choáng ngợp vì CĐV MU

HLV Ruben Amorim xúc động và choáng ngợp vì CĐV MU

HLV Ruben Amorim thừa nhận rất xúc động và choáng ngợp trước sự cổ vũ của CĐV MU ở trận thắng Bodo/Glimt.
Kết quả xổ số hôm nay, 29-11: XSMN 29/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 29-11: XSMN 29/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 29/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 29/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 29/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7: Điệu valse cuối cùng

Hội nghị Ngoại trưởng G7 phản ánh lập trường rõ ràng của Mỹ và một số nước phương Tây trong các vấn đề nóng của khu vực và thế giới hiện nay.
Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Putin thăm Kazakhstan: Những chân trời mới của quan hệ đối tác chiến lược

Nhận lời mời của người đồng cấp Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Nga Vladimir Putin thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan từ ngày 27-28/11.
Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Hội nghị thượng đỉnh G20: Cam kết, xu thế và động lực

Trong bối cảnh địa chính trị phân hóa sâu sắc, xung đột leo thang và biến đổi khí hậu, Thượng đỉnh G20 rất được trông đợi.
Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Chuyến thăm đa mục đích của Tổng thống Indonesia

Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto có chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài nhiều ngày với quy mô lớn.
Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị thượng đỉnh bất thường các nước Arab và Hồi giáo: Nỗ lực ngăn xung đột lan rộng

Hội nghị đã thể hiện rõ ý chí và cam kết của nhiều quốc gia trong việc ủng hộ người Palestine và tìm kiếm các giải pháp lâu dài.
Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Kênh đào nhân tạo: Cánh cổng thần kỳ kết nối thế giới

Sự xuất hiện của kênh đào nhân tạo giúp phá vỡ giới hạn địa lý, mở ra vô vàn cơ hội cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và chính trị toàn cầu.
Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Những vũ khí ‘chết chóc’ nhất lịch sử (Kỳ 1): Công cụ thời Trung cổ khủng bố tinh thần, bí mật ẩn giấu vẫn chưa có lời giải

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại và các cuộc xung đột trên toàn cầu, vũ khí cũng dần trở nên đa dạng, hiện đại và nguy hiểm.
Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược: Từ điểm nghẽn trở thành cầu nối

Các eo biển chiến lược luôn là công cụ địa kinh tế, địa chính trị đặc biệt để duy trì vị thế và gia tăng sức mạnh quốc gia.
Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Hợp tác Mekong - Mỹ sẽ ra sao khi Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Sự trở lại của Tổng thống đắc cử Donald Trump mang nhiều hàm ý cho nước Mỹ và thế giới. Châu Á – Thái Bình Dương trong đó có tiểu vùng Mekong cũng không nằm ...
‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

‘Cú nổ’ chấn động lịch sử, từ bạn hóa thù giữa Mỹ và Iran

Quan hệ giữa Mỹ và Iran, từng là đồng minh thân cận thời đầu Chiến tranh Lạnh, đã biến thành đối đầu kéo dài hàng thập kỷ.
Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Ông Donald Trump: Hành trình ‘vượt ngàn chông gai’, đeo đuổi khát vọng trở lại Nhà Trắng

Cuộc đua vào Nhà Trắng giữa hai ứng cử viên Kamala Harris của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ 'ngã ngũ' trong ngày 5/11 (giờ Mỹ).
5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

5 sự kiện quốc tế đáng 'lót dép hóng' trong năm 2025

Hãng tin AFP dự báo 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025 trên nhiều lĩnh vực chính trị, môi trường, thể thao, văn hóa và tôn giáo.
Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah:  Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Thuận ngừng bắn giữa Israel-Hezbollah: Một bên vẫn 'nắm đằng chuôi', Hamas 'ngã ngửa' nhận ra đòn giáng, hòa bình liệu còn xa?

Lệnh ngừng bắn giữa Israel và phong trào Hezbollah đang được kỳ vọng là 'tia hy vọng lóe lên từ vực thẳm' trong cuộc xung đột tại khu vực.
Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga tìm cách mở khóa tiềm năng hạt nhân châu Phi

Nga có đủ tiềm lực để hỗ trợ châu Phi khắc phục tình trạng thiếu hụt năng lượng, vốn cản trở sự phát triển kinh tế bền vững trên lục địa này.
Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Liệu ông Trump có tái xuất với ngoại giao golf?

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, câu hỏi đặt ra là liệu ông có tiếp tục sử dụng golf như một công cụ ngoại giao như nhiệm kỳ đầu hay không?
Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Biden và 'nước cờ cuối' củng cố di sản, tạo không gian để ông Trump trổ tài 'bậc thầy thương thuyết'

Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn nỗ lực nhằm thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine và Trung Đông, tuy nhiên, sẽ chỉ là 'muối bỏ bể'.
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Phiên bản di động