TIN LIÊN QUAN | |
Tổng thống Obama phát biểu lần cuối cùng tại LHQ | |
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh thách thức và nguy cơ của thế giới |
Nhanh chóng triển khai SDG
Phiên thảo luận và Cuộc họp cấp cao diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm và không đồng đều; tình hình căng thẳng, bất ổn, xung đột diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, đặc biệt tại khu vực Trung Đông - Bắc Phi. Châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực phát triển năng động, có vai trò ngày càng quan trọng, tuy nhiên cũng tồn tại nhiều điểm nóng về an ninh như Bán đảo Triều Tiên, Biển Đông, Biển Hoa Đông, tác động không thuận đối với hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực và trên thế giới.
Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh thế giới ngày nay hoàn toàn có khả năng ngăn chặn chiến tranh, xung đột, nghèo đói, biến đổi khí hậu… |
Các vấn đề toàn cầu như khủng bố, nguy cơ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, dịch bệnh, khủng hoảng di cư và nhân đạo, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, tự do hóa thương mại, ô nhiễm môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu,...là những thách thức chung, buộc các nước phải tăng cường hợp tác và cùng nỗ lực ứng phó thông qua những thể chế đa phương.
Từ 20/9 đến hết ngày 26/9, lãnh đạo các nước thành viên LHQ sẽ tham gia phiên thảo luận chung với chủ đề "Các Mục tiêu phát triển bền vững: Thúc đẩy toàn cầu để chuyển đổi thế giới của chúng ta". Bên cạnh đó, các phiên thảo luận chuyên đề về chống biến đổi khí hậu, an ninh hạt nhân, an ninh nguồn nước và vấn đề kháng thuốc kháng sinh cũng được tiến hành. |
Do vậy, tiếp theo việc Hội nghị cấp cao năm 2015 thông qua Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững, ĐHĐ LHQ đã chọn chủ đề ưu tiên cho Phiên thảo luận Cấp cao 2016 là “Các mục tiêu phát triển bền vững: Thúc đẩy toàn cầu để chuyển đổi thế giới của chúng ta” nhằm tạo cú hích đầu tiên, thúc đẩy các nước tích cực và nhanh chóng triển khai các cam kết quốc tế trên lĩnh vực này từ nay đến 2030.
Tích cực cả trong vai trò chung và riêng
Cho tới nay, Việt Nam có những đóng góp ngày càng thực chất vào nhiều hoạt động của LHQ. Bằng chứng là hiện nay, Việt Nam đang đảm nhiệm tốt vị trí thành viên Hội đồng nhân quyền nhiệm kỳ 2014-2016, Hội đồng Kinh tế - Xã hội nhiệm kỳ 2016-2018; tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình LHQ và các sáng kiến về cải tổ LHQ.
Việt Nam được đánh giá là điển hình trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ. (Nguồn: UNDP). |
Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu tham gia Phiên thảo luận Cấp cao khóa 71 ĐHĐ LHQ nhằm triển khai đường lối đối ngoại đa phương của Đại hội Đảng XII, với tinh thần “nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đối ngoại đa phương”, “chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và LHQ”.
Từ ngày 19 - 26/9, lãnh đạo 193 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ thảo luận giải pháp xử lý các thách thức toàn cầu như: xung đột, nghèo đói, khủng hoảng tị nạn và biến đổi khí hậu. Hội nghị về xử lý dòng người di cư và tị nạn đã mở đầu kỳ họp cấp cao ĐHĐ LHQ lần thứ 71. |
Cũng tại Diễn đàn lớn nhất thế giới này, Việt Nam sẽ tiếp tục thể hiện những đóng góp xây dựng và có trách nhiệm vào các vấn đề được cộng đồng quốc tế quan tâm, trong đó có việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG), kết hợp thúc đẩy các quan tâm, lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển, các nước ASEAN, góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Phải hành động ngay
Trong phát biểu khai mạc, Tổng Thư ký LHQ Ban Ki-moon nhấn mạnh thế giới ngày nay hoàn toàn có khả năng ngăn chặn chiến tranh, xung đột, nghèo đói, biến đổi khí hậu…, khẳng định Chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững sẽ giúp tạo dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi quốc gia và mọi người dân; kêu gọi các quốc gia cần sớm phê chuẩn Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu để văn kiện quan trọng này có hiệu lực vào cuối năm nay.
Tại Phiên thảo luận, Tổng Thư ký cũng nêu bật các ưu tiên của LHQ trong thời gian tới, kêu gọi các nước cần quan tâm nhiều hơn tới vấn đề bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ, bảo vệ quyền con người, phòng chống dịch bệnh, cải thiện các điều kiện y tế, giáo dục, vệ sinh cho những người dễ bị tổn thương...
Để phát huy hơn nữa vai trò của LHQ trong việc ứng phó với các thách thức toàn cầu, ông Ban Ki-moon kêu gọi các nước thành viên cần sớm nhất trí về công thức cải tổ Hội đồng Bảo an và xem xét khả năng cải tổ vấn đề thủ tục, nhằm hạn chế việc sử dụng danh nghĩa "đồng thuận" gây bế tắc hoặc cản trở việc thông qua các quyết định quan trọng tại một số cơ quan quan trọng của tổ chức này.
“Hành động ngay và cùng phối hợp hành động là phương cách để ứng phó hiệu quả với các thách thức chung hiện nay”, ông Ban Ki-moon khẳng định.
Tổng Thư ký LHQ nhấn mạnh thách thức và nguy cơ của thế giới "Đang tồn tại những hố sâu ngờ vực ngăn cách công dân với các nhà lãnh đạo. Những phần tử cực đoan đang chia loài ... |
Khóa họp 71 ĐHĐ LHQ: Tìm hướng giải quyết khủng hoảng di cư Hội nghị cấp cao về người di cư và người tị nạn trong khuôn khổ Khóa họp 71 Đại Hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ ... |
Ai đang phá vỡ "cơ hội vàng" ở Syria ? Được ví là “cơ hội vàng” để giải quyết khủng hoảng, nhưng lệnh ngừng bắn mới tại Syria do Nga và Mỹ làm trung gian ... |