Chủ tịch Liên minh Dân chủ Xã hội-Phương hướng (SMER-Direction) đối lập, cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico (trái) và Ngoại trường nước này Ivan Korčok trong một cuộc tranh luận trên truyền hình ngày 16/1. (Nguồn: Korkep.sk) |
Trong buổi tranh luận cùng ngày trên đài truyền hình RTVS (Slovakia) với Chủ tịch Liên minh Dân chủ Xã hội-Phương hướng (SMER-Direction) đối lập Robert Fico, Ngoại trưởng Korčok cho biết, theo DCA sẽ không có bất kỳ căn cứ quân sự nước ngoài nào được thành lập cũng như bất kỳ binh sỹ Mỹ nào hiện diện trên lãnh thổ Slovakia.
Đây là điều được Hội đồng Quốc gia Cộng hòa Slovakia với đa số thành viên thuộc SMER quyết định. Nếu Mỹ muốn điều quân tới lãnh thổ Slovakia sẽ phải có sự chấp thuận của chính phủ hoặc quốc hội nước này.
Trong khi đó, ông Fico, cựu Thủ tướng Slovakia (2006-2010) và là nhân vật liên tục chỉ trích DCA, cáo buộc Ngoại trưởng Korčok đã “hoàn toàn nhất trí với dự thảo DCA của phía Mỹ”, đồng thời nhấn mạnh “người Mỹ chỉ muốn càng gần Nga càng tốt”.
Theo ông Fico, DCA sẽ biến Slovakia trở thành lãnh thổ “tạo ra hành lang hướng tới Ukraine" và mục đích của DCA này là cho phép quân đội Mỹ sử dụng không phận Slovakia.
Lãnh đạo SMER-Direction cũng tuyên bố, ông sẽ cho chấm dứt ngay DCA nếu liên minh của ông lên nắm quyền trong chính phủ.
Tuy nhiên, ông Korčok đã bác bỏ khả năng Mỹ có thể tiến hành không kích nhằm vào các quốc gia khác từ Slovakia trong trường hợp có xung đột song phương.
Theo quan chức này, ngay cả sau khi kết thúc thỏa thuận, DCA vẫn có giá trị trong việc Slovakia sẽ phải đưa ra thỏa thuận riêng đối với mỗi lần hạ cánh không phải là máy bay dân sự của nước ngoài.
Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Slovakia cũng cho biết hiện có 23 quốc gia ký kết các thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Mỹ, trong đó bao gồm hai quốc gia láng giềng của Slovakia là Hungary và Ba Lan.
Trước đó, ngày 12/1, chính phủ Slovakia đã thông qua DCA. Theo thỏa thuận này, Mỹ được phép sử dụng các cơ sở tại hai sân bay của Slovakia ở Sliac và Malacky. Các kế hoạch triển khai cụ thể sẽ được đề cập trong các thỏa thuận tiếp theo.
Thỏa thuận quốc phòng cần được Tổng thống và Quốc hội Slovakia thông qua.