Nhỏ Bình thường Lớn

Slovenia giúp Hungary 'thoát' khí đốt Nga, 'hoảng loạn mua' xăng khiến Budapest ra quyết định khẩn

Ngày 6/12, Thủ tướng Slovenia Robert Golob cho biết, nước này có kế hoạch xây dựng một tuyến đường ống vận chuyển khí đốt của Algeria đến Hungary để giúp Budapest thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga.
Slovenia giúp Hungary 'thoát' khí đốt Nga, 'hoảng loạn mua' xăng khiến Budapest ra quyết định khẩn
Slovenia giúp Hungary thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt của Nga. (Nguồn: TASS)

Hồi tháng 11, Slovenia đã ký thỏa thuận với Algeria để nhập khẩu 300 triệu m3 khí đốt mỗi năm bằng các đường ống hiện có đi qua Italy.

Thỏa thuận được đánh giá sẽ giúp Slovenia giảm 1/3 lượng nhập khẩu khí đốt của Nga. Khoảng 85% lượng khí đốt của Hungary vẫn đến từ Nga, mặc dù Hungary đã thiết lập các liên kết để nhập khẩu khí đốt từ tất cả các nước láng giềng, ngoại trừ Slovenia.

Các nước phương Tây đã tìm cách hạn chế thu nhập từ dầu mỏ và khí đốt của Nga kể từ khi xảy ra xung đột ở Ukraine.

Tuần trước, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt thỏa thuận về việc áp giá trần đối với dầu thô của Nga xuất khẩu bằng đường biển ở mức 60 USD/thùng và bắt đầu thực thi từ ngày 5/12.

Giới hạn này sẽ được xem xét hai tháng một lần để duy trì ở mức giá trần thấp hơn 5% so với chuẩn của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Các thành viên thuộc Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới (G7) và Australia cùng ngày cũng đồng ý ấn định mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga.

Trước đó, ngày 2/12, Thủ tướng Hungary Viktor Orban cho biết, nước này cố gắng đạt được sự miễn trừ khỏi các biện pháp trừng phạt của EU đối với khí đốt và năng lượng nguyên tử của Nga.

* Cũng trong ngày 6/12, Hungary đã quyết định bãi bỏ mức trần giá xăng dầu sau khi tình trạng thiếu nhiên liệu dẫn đến "hoảng loạn mua" tại các trạm xăng.

Giám đốc điều hành của MOL Gyorgy Bacsa cho biết, tình hình nguồn cung rõ ràng là rất quan trọng, nhu cầu đã tăng vọt, người tiêu dùng đang tích trữ và xu hướng hoảng loạn mua hàng đã bắt đầu.

Ông Gyorgy Bacsa nói: "Toàn bộ mạng lưới của chúng tôi đang thiếu hụt nguồn cung nhiên liệu và 1/4 số trạm đổ xăng của chúng tôi đã hoàn toàn trống rỗng”.

Giám đốc điều hành của MOL cho biết thêm, tình trạng thiếu nhiên liệu là do nhiên liệu nhập khẩu giảm 30% cũng như việc bảo trì tại một trong các nhà máy lọc dầu của MOL và điều này sẽ mất "vài tuần" để giải quyết.

Theo Hiệp hội các trạm xăng độc lập của Hungary, việc chính phủ quy định mức trần giá đối với các loại nhiên liệu cho phương tiện giao thông đã khiến các công ty nước ngoài cắt giảm các chuyến hàng nhiên liệu đến Hungary.

Vào tháng 11/2021, Budapest đã ban hành một mức giá cố định khoảng 1,17 Euro (1,22 USD)/lít xăng 95.

Chính phủ Hungary cho hay, mức giá trần, đang được áp dụng trên một loạt loại thực phẩm cơ bản cũng như nhiên liệu, nhằm mục đích hỗ trợ nền kinh tế và kiềm chế lạm phát leo thang.

Phương Tây trừng phạt Nga, cộng dồn ‘bão’ lạm phát, người dân EU ‘oằn lưng’ gánh hóa đơn năng lượng

Phương Tây trừng phạt Nga, cộng dồn ‘bão’ lạm phát, người dân EU ‘oằn lưng’ gánh hóa đơn năng lượng

Các biện pháp trừng phạt Nga góp phần đẩy giá năng lượng tăng đột biến, làm gia tăng lạm phát và chi phí sinh hoạt ...

Khủng hoảng năng lượng: LNG của Ai Cập 'phủ sóng' EU, giá khí đốt châu Âu lập đỉnh

Khủng hoảng năng lượng: LNG của Ai Cập 'phủ sóng' EU, giá khí đốt châu Âu lập đỉnh

Ngày 30/11, Bộ trưởng Dầu mỏ và Tài nguyên Khoáng sản Ai Cập Tarek al-Mulla cho biết, xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ...

EU thấy 'cứu tinh' thay khí đốt Nga trước mùa Đông, LNG có phải 'liều thuốc đắng'?

EU thấy 'cứu tinh' thay khí đốt Nga trước mùa Đông, LNG có phải 'liều thuốc đắng'?

Liên minh châu Âu (EU) đã cắt giảm sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga trong năm nay, cấm nhập khẩu than và sắp ...

Sự nguy hiểm của khí đốt, khăng khít như đồng minh Âu-Mỹ cũng phải ‘sứt mẻ’?

Sự nguy hiểm của khí đốt, khăng khít như đồng minh Âu-Mỹ cũng phải ‘sứt mẻ’?

“Thật không hay khi có ấn tượng rằng, đồng minh tốt nhất của bạn đang thực sự kiếm được lợi nhuận khổng lồ từ những ...

Bên bờ vực phá sản vì khí đốt, doanh nghiệp Đức liệu có đòi được tiền ‘nhà giàu’ Gazprom?

Bên bờ vực phá sản vì khí đốt, doanh nghiệp Đức liệu có đòi được tiền ‘nhà giàu’ Gazprom?

Nhà nhập khẩu khí đốt lớn nhất nước Đức Uniper đang hy vọng vào khoản bồi thường trị giá hàng tỉ Euro từ gã khổng ...

(theo AFP)

Ý kiến bạn đọc

* Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu